Thực tế đã cho thấy, hiệu ứng U.23 Việt Nam đem đến luồng sinh khí mới cho giải vô địch quốc gia, đồng thời thu hút được nhiều sự quan tâm của các nguồn lực xã hội. Thay vì quá trình chuyên nghiệp nền bóng đá cần tận dụng cơ hội này để hoàn thiện, lại bộc lộ thêm nhiều khía cạnh nghiệp dư đáng lo ngại.
Đầu tiên, đó là những lùm xùm quanh công tác tổ chức đại hội VFF khóa 8, khiến cho thời gian tiến hành chưa thể chốt lại. Điều bất thường là sau những thành công của năm 2017, lại có khả năng VFF sẽ thay đổi phần lớn nhân sự, rất bất hợp lý nếu tính đến yếu tố kế thừa, ổn định.
Kế đến, các nguồn tiền tài trợ, quảng cáo đang đổ ào ạt vào bóng đá Việt Nam có hiện tượng biến tướng thành khai thác thương mại hơn là đầu tư cho những lĩnh vực cơ bản của bóng đá như đào tạo, cơ sở vật chất… Ví dụ như các bản hợp đồng tài trợ cho những giải chuyên nghiệp chỉ có thời hạn 1 năm. Nhiều ngôi sao của U.23 Việt Nam được mời tham gia các hoạt động quảng cáo với tư cách cá nhân nhưng lại được khai thác “ăn theo” hình ảnh của đội tuyển quốc gia. Việc thủ môn Bùi Tiến Dũng hay tiền vệ Quang Hải quảng cáo thời trang hay thức uống có cồn dù chỉ là hoạt động ngoài chuyên môn nhưng phần nào cũng cho thấy chính bản thân cầu thủ cũng không ý thức được giá trị của mình đối với công chúng.
Ở góc độ CLB, sự kiện Lê Công Vinh rút lui vai trò quyền Chủ tịch CLB TPHCM với lý do quá trình chuyên nghiệp đang bị tác động từ lâu dài trở thành ngắn hạn, không đúng với những cam kết đầu tư ban đầu. Một đội bóng tại TPHCM khác là Sài Gòn FC cũng thay đổi nhân sự, chuyển sang hướng “ngắt ngọn” thành tích. Người hâm mộ bóng đá thành phố nhìn thấy viễn cảnh không hay như cách đây vài năm, với các cái tên Navibank Sài Gòn hay Xuân Thành Sài Gòn “sớm nở, tối tàn”… Ở khuôn khổ rộng hơn, V-League dường như vẫn chỉ có một ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch thay vì tính cạnh tranh cao hơn.
Cách đây gần 10 năm, sau chức vô địch AFF Cup 2008, từng xuất hiện những diễn biến tiêu cực tương tự của nền bóng đá. Người ta không thấy xuất hiện thêm các lò đào tạo chất lượng, thay vào đó chỉ có những đội bóng nổi đình, nổi đám mà không có chút truyền thống nào, để rồi sau đó cũng tự giải thể rất nhanh. Rồi việc khai thác thương mại cầu thủ quá mức khiến cho họ nhanh chóng đánh mất phong độ. Ở thượng tầng quản lý, “kiến trúc sư” của vinh quang AFF Cup 2008 là HLV Calisto buộc lòng phải chia tay bóng đá Việt Nam vì cảm thấy VFF hầu như không có khát vọng vươn tầm mà chỉ mong khai thác những thành công đang có. Nói cách khác, bóng đá Việt Nam từng có cơ hội để thúc đẩy quá trình chuyên nghiệp để có thể vươn tầm, nhưng tự chúng ta bỏ qua chỉ vì chăm bẳm hưởng thụ thành quả từ vinh quang có tính thời điểm để rồi phải mất đến gần 1 thập niên mới sản sinh ra thế hệ tài năng tiếp theo.
Bóng đá chuyên nghiệp bắt đầu từ nền tảng CLB và cầu thủ. Đó là quá trình rất lâu dài và cần sự tận tâm của người trong cuộc lẫn nhà đầu tư. Sẽ không thể duy trì một lứa cầu thủ tài năng nếu như phần lớn trong số họ lại tốn quá nhiều thời gian cho việc kiếm tiền ngoài bóng đá hoặc sẵn sàng tham gia các hoạt động mà không tìm hiểu kỹ mục đích của những đơn vị kinh doanh. Cũng chẳng có một giải vô địch quốc gia mạnh nếu các CLB lại quay về với thói quen đốt giai đoạn, sẵn sàng bỏ bóng đá khi không còn nhận được lợi ích kinh doanh. Người ta từng hy vọng cựu danh thủ Lê Công Vinh xây dựng được một CLB bóng đá chuyên nghiệp thực thụ bởi được quản lý dựa trên sự am hiểu của người trong nghề. Nhưng cái mô hình đầy triển vọng ấy cũng nhanh chóng gặp rắc rối, nguy cơ “vùng trắng” của bóng đá TPHCM lại chực chờ.
Tóm lại, chưa biết là thành tích của U.23 Việt Nam sẽ được tiếp nối ra sao về mặt chuyên môn ở ASIAD, AFF Cup sắp đến, nhưng trước mắt, người ta chỉ mới thấy những bất cập trong việc khai thác thời cơ vốn không dễ gì đến lần thứ 2. Hậu quả là tính chuyên nghiệp của nền bóng đá cứ tưởng gần nhưng rồi vẫn ở xa như trước.
Kế đến, các nguồn tiền tài trợ, quảng cáo đang đổ ào ạt vào bóng đá Việt Nam có hiện tượng biến tướng thành khai thác thương mại hơn là đầu tư cho những lĩnh vực cơ bản của bóng đá như đào tạo, cơ sở vật chất… Ví dụ như các bản hợp đồng tài trợ cho những giải chuyên nghiệp chỉ có thời hạn 1 năm. Nhiều ngôi sao của U.23 Việt Nam được mời tham gia các hoạt động quảng cáo với tư cách cá nhân nhưng lại được khai thác “ăn theo” hình ảnh của đội tuyển quốc gia. Việc thủ môn Bùi Tiến Dũng hay tiền vệ Quang Hải quảng cáo thời trang hay thức uống có cồn dù chỉ là hoạt động ngoài chuyên môn nhưng phần nào cũng cho thấy chính bản thân cầu thủ cũng không ý thức được giá trị của mình đối với công chúng.
Ở góc độ CLB, sự kiện Lê Công Vinh rút lui vai trò quyền Chủ tịch CLB TPHCM với lý do quá trình chuyên nghiệp đang bị tác động từ lâu dài trở thành ngắn hạn, không đúng với những cam kết đầu tư ban đầu. Một đội bóng tại TPHCM khác là Sài Gòn FC cũng thay đổi nhân sự, chuyển sang hướng “ngắt ngọn” thành tích. Người hâm mộ bóng đá thành phố nhìn thấy viễn cảnh không hay như cách đây vài năm, với các cái tên Navibank Sài Gòn hay Xuân Thành Sài Gòn “sớm nở, tối tàn”… Ở khuôn khổ rộng hơn, V-League dường như vẫn chỉ có một ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch thay vì tính cạnh tranh cao hơn.
Cách đây gần 10 năm, sau chức vô địch AFF Cup 2008, từng xuất hiện những diễn biến tiêu cực tương tự của nền bóng đá. Người ta không thấy xuất hiện thêm các lò đào tạo chất lượng, thay vào đó chỉ có những đội bóng nổi đình, nổi đám mà không có chút truyền thống nào, để rồi sau đó cũng tự giải thể rất nhanh. Rồi việc khai thác thương mại cầu thủ quá mức khiến cho họ nhanh chóng đánh mất phong độ. Ở thượng tầng quản lý, “kiến trúc sư” của vinh quang AFF Cup 2008 là HLV Calisto buộc lòng phải chia tay bóng đá Việt Nam vì cảm thấy VFF hầu như không có khát vọng vươn tầm mà chỉ mong khai thác những thành công đang có. Nói cách khác, bóng đá Việt Nam từng có cơ hội để thúc đẩy quá trình chuyên nghiệp để có thể vươn tầm, nhưng tự chúng ta bỏ qua chỉ vì chăm bẳm hưởng thụ thành quả từ vinh quang có tính thời điểm để rồi phải mất đến gần 1 thập niên mới sản sinh ra thế hệ tài năng tiếp theo.
Bóng đá chuyên nghiệp bắt đầu từ nền tảng CLB và cầu thủ. Đó là quá trình rất lâu dài và cần sự tận tâm của người trong cuộc lẫn nhà đầu tư. Sẽ không thể duy trì một lứa cầu thủ tài năng nếu như phần lớn trong số họ lại tốn quá nhiều thời gian cho việc kiếm tiền ngoài bóng đá hoặc sẵn sàng tham gia các hoạt động mà không tìm hiểu kỹ mục đích của những đơn vị kinh doanh. Cũng chẳng có một giải vô địch quốc gia mạnh nếu các CLB lại quay về với thói quen đốt giai đoạn, sẵn sàng bỏ bóng đá khi không còn nhận được lợi ích kinh doanh. Người ta từng hy vọng cựu danh thủ Lê Công Vinh xây dựng được một CLB bóng đá chuyên nghiệp thực thụ bởi được quản lý dựa trên sự am hiểu của người trong nghề. Nhưng cái mô hình đầy triển vọng ấy cũng nhanh chóng gặp rắc rối, nguy cơ “vùng trắng” của bóng đá TPHCM lại chực chờ.
Tóm lại, chưa biết là thành tích của U.23 Việt Nam sẽ được tiếp nối ra sao về mặt chuyên môn ở ASIAD, AFF Cup sắp đến, nhưng trước mắt, người ta chỉ mới thấy những bất cập trong việc khai thác thời cơ vốn không dễ gì đến lần thứ 2. Hậu quả là tính chuyên nghiệp của nền bóng đá cứ tưởng gần nhưng rồi vẫn ở xa như trước.