Thứ nhất là chấm dứt ngay tình trạng làm tiến sĩ để đi làm quan. Thứ hai là tất cả các viện nghiên cứu của bộ, ngành phải đưa về trường đại học để làm sao sinh viên được tận hưởng kiến thức mới nhất từ các nhà giáo giỏi nhất trong thời kỳ trẻ tuổi. Thứ ba là phải chuyên nghiệp hóa hoạt động đào tạo sau đại học. Học đại học thì ai cũng có thể học, nhưng sau đại học phải là những người có khả năng, có đam mê nghiên cứu khoa học.
1- Đi sâu vào phân tích cụ thể, chúng ta cần trả lời câu hỏi: Cần làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục sau đào tạo? Theo tôi, đầu tiên nên tách chuyện học tiến sĩ để đi làm quản lý. Chuyện này nhất định phải dừng lại, không nên làm nữa, vì đây là 2 chuyện rất khác nhau. Ở các nước phương Tây, quản lý họ không làm tiến sĩ. Bởi lẽ, quản lý là việc phải làm ngay, việc đến là phải xử lý ngay, còn tiến sĩ thì việc đến “ông có thể nghiên cứu cả đời cũng được”, vì tính chất của tiến sĩ là nghiên cứu. Chính lý do đó mà ở các nước phương Tây “không bao giờ một ông thủ tướng hay tổng thống lại đi giới thiệu là giáo sư, tiến sĩ cả”. Ông Obama đi dạy ở Đại học Chicago, nhưng ông không bao giờ tự giới thiệu là giáo sư. Vì thế, tôi cho rằng đào tạo tiến sĩ nên học tập kinh nghiệm của Mỹ. Nếu học của các nước khác thì nên học ngay ông cha chúng ta. Ngày xưa, ông cha ta đào tạo tiến sĩ là qua 3 kỳ thi: thi hương, thi hội, thi đình. Mỗi kỳ thi đều thi 4 bước như nhau. Bài 1 kiểm tra nội dung; bài 2 thi văn bản, tức kiểm tra xem có biết trình bày văn bản hay không; bài 3 kiểm tra về thơ ca (vì thơ ca rất quan trọng, trong bao nhiêu ý tưởng mông lung phải gói lại trong vài chữ và đó là cách để đào tạo, kiểm tra tư duy); cuối cùng là thi về chính sách và các tân cử nhân, tân tiến sĩ phải trình bày về chính sách đường lối nước nhà để triều đình còn biết ứng dụng cái mới. Nói điều đó để thấy, ngày xưa ông cha ta đào tạo tiến sĩ rất chặt chẽ. Chúng ta đào tạo tiến sĩ chỉ cần thế thôi, đào tạo thật chuyên sâu.
Trở lại vấn đề hiện nay, nếu đào tạo để quản lý nhà nước thì phải đào tạo cơ bản nhất là ngành luật, rồi đến đào tạo kỹ thuật quản lý nhà nước. Đào tạo tiến sĩ là bắt buộc phải đi làm khoa học. Nghĩa là, phải tách rõ 2 việc: đào tạo tiến sĩ làm khoa học và đào tạo người làm quản lý. Vấn đề ở đây tôi muốn nhấn mạnh là phải tách việc đào tạo quản lý và khoa học. Ai thích làm khoa học xin đi con đường khoa học vì đó là một công việc rất vất vả, nặng nề, không phải ai cũng có thể đi làm khoa học. Đào tạo quản lý nhà nước cũng phải chuyên sâu, từ viết văn bản, không thể để tình trạng như hiện nay, một văn bản quy phạm ban hành ra sai rồi lại đổ lỗi cho thư ký. Cao hơn nữa là đào tạo về các chính sách vĩ mô, vì chính sách vĩ mô không thể cứ thay đổi xoành xoạch. Hiện nay đang có tình trạng đào tạo tiến sĩ rất ồ ạt ở các trường, chỉ đơn giản vì đào tạo sinh viên thì các trường không có tiền, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ mới nhiều tiền, vì thế các trường rất thích đào tạo sau đại học.
2- Cần phải trả lại các viện nghiên cứu, nhất là viện nghiên cứu của các bộ, ngành về cho các trường đại học. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, các viện nghiên cứu bắt buộc phải nằm trong các trường đại học; các cơ sở nghiên cứu kỹ thuật nằm trong các doanh nghiệp. Còn hiện nay ở ta, các viện hàn lâm khoa học là mô hình đã lạc hậu, không còn phù hợp nữa, vì nếu thiếu sự quan hệ trực tiếp với sinh viên thì khoa học không phát triển. Đó là điều chắc chắn. Mặt khác, về tuổi làm khoa học, tất cả các ý tưởng khoa học tự nhiên không vượt quá năm 30 tuổi, về khoa học xã hội không vượt quá năm 35 tuổi. Vì vậy, đi làm luận án tiến sĩ khoa học ở nước Mỹ là không quá 35 tuổi đối với nam, 40 tuổi đối với nữ. Lý do là làm khoa học phải trẻ tuổi, mà muốn tuổi trẻ làm khoa học được thì bắt buộc phải có thầy giỏi và phải hướng dẫn sinh viên ngay từ đầu thì mới chọn lựa được người tốt. Do đó, nên giảm thiểu viện hàn lâm như hiện nay. Viện hàn lâm như nước Mỹ chỉ có tính chất danh dự và có tính chất phản biện. Tôi cho rằng, cần sớm chuyển các viện nghiên cứu, các giáo sư về trường đại học để sinh viên có thể tận dụng được những thầy giáo giỏi ngay từ khi tuổi trẻ, không có thầy giỏi thì không thể phát triển được.
3- Tiếp đến là đào tạo phải chuyên nghiệp. Tôi xin khẳng định “chẳng ở đâu như ở Việt Nam”: vừa làm vừa học thạc sĩ, tiến sĩ. Cần phải theo thông lệ như thế giới, đã đi làm tiến sĩ là phải tập trung hết sức để nghiên cứu. Khi tôi đến nước Mỹ, đầu tiên là họ đưa tôi một cái thẻ thư viện và tôi có toàn quyền ở trong thư viện bất cứ lúc nào. Nếu là phụ nữ về sau 10 giờ đêm thì cần báo cho an ninh nhà trường biết, để khi cần họ sẽ cử người đưa về tận nơi. Tức là đã nghiên cứu khoa học thì chỉ có nghiên cứu. Vô cùng nặng, chứ không thể vừa làm vừa học thạc sĩ, tiến sĩ.
Nếu đã làm khoa học thì bắt buộc phải thực sự nghiên cứu, “còn nếu không xin mời làm việc khác”. Ở nhiều nước, đi làm tiến sĩ, nghiên cứu khoa học là việc không có thu nhập cao, vì thế chính phủ phải có hệ thống giải thưởng cho những người chuyên tâm làm khoa học. Đó chính là sự chuyên nghiệp hóa.
1- Đi sâu vào phân tích cụ thể, chúng ta cần trả lời câu hỏi: Cần làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục sau đào tạo? Theo tôi, đầu tiên nên tách chuyện học tiến sĩ để đi làm quản lý. Chuyện này nhất định phải dừng lại, không nên làm nữa, vì đây là 2 chuyện rất khác nhau. Ở các nước phương Tây, quản lý họ không làm tiến sĩ. Bởi lẽ, quản lý là việc phải làm ngay, việc đến là phải xử lý ngay, còn tiến sĩ thì việc đến “ông có thể nghiên cứu cả đời cũng được”, vì tính chất của tiến sĩ là nghiên cứu. Chính lý do đó mà ở các nước phương Tây “không bao giờ một ông thủ tướng hay tổng thống lại đi giới thiệu là giáo sư, tiến sĩ cả”. Ông Obama đi dạy ở Đại học Chicago, nhưng ông không bao giờ tự giới thiệu là giáo sư. Vì thế, tôi cho rằng đào tạo tiến sĩ nên học tập kinh nghiệm của Mỹ. Nếu học của các nước khác thì nên học ngay ông cha chúng ta. Ngày xưa, ông cha ta đào tạo tiến sĩ là qua 3 kỳ thi: thi hương, thi hội, thi đình. Mỗi kỳ thi đều thi 4 bước như nhau. Bài 1 kiểm tra nội dung; bài 2 thi văn bản, tức kiểm tra xem có biết trình bày văn bản hay không; bài 3 kiểm tra về thơ ca (vì thơ ca rất quan trọng, trong bao nhiêu ý tưởng mông lung phải gói lại trong vài chữ và đó là cách để đào tạo, kiểm tra tư duy); cuối cùng là thi về chính sách và các tân cử nhân, tân tiến sĩ phải trình bày về chính sách đường lối nước nhà để triều đình còn biết ứng dụng cái mới. Nói điều đó để thấy, ngày xưa ông cha ta đào tạo tiến sĩ rất chặt chẽ. Chúng ta đào tạo tiến sĩ chỉ cần thế thôi, đào tạo thật chuyên sâu.
Trở lại vấn đề hiện nay, nếu đào tạo để quản lý nhà nước thì phải đào tạo cơ bản nhất là ngành luật, rồi đến đào tạo kỹ thuật quản lý nhà nước. Đào tạo tiến sĩ là bắt buộc phải đi làm khoa học. Nghĩa là, phải tách rõ 2 việc: đào tạo tiến sĩ làm khoa học và đào tạo người làm quản lý. Vấn đề ở đây tôi muốn nhấn mạnh là phải tách việc đào tạo quản lý và khoa học. Ai thích làm khoa học xin đi con đường khoa học vì đó là một công việc rất vất vả, nặng nề, không phải ai cũng có thể đi làm khoa học. Đào tạo quản lý nhà nước cũng phải chuyên sâu, từ viết văn bản, không thể để tình trạng như hiện nay, một văn bản quy phạm ban hành ra sai rồi lại đổ lỗi cho thư ký. Cao hơn nữa là đào tạo về các chính sách vĩ mô, vì chính sách vĩ mô không thể cứ thay đổi xoành xoạch. Hiện nay đang có tình trạng đào tạo tiến sĩ rất ồ ạt ở các trường, chỉ đơn giản vì đào tạo sinh viên thì các trường không có tiền, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ mới nhiều tiền, vì thế các trường rất thích đào tạo sau đại học.
2- Cần phải trả lại các viện nghiên cứu, nhất là viện nghiên cứu của các bộ, ngành về cho các trường đại học. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, các viện nghiên cứu bắt buộc phải nằm trong các trường đại học; các cơ sở nghiên cứu kỹ thuật nằm trong các doanh nghiệp. Còn hiện nay ở ta, các viện hàn lâm khoa học là mô hình đã lạc hậu, không còn phù hợp nữa, vì nếu thiếu sự quan hệ trực tiếp với sinh viên thì khoa học không phát triển. Đó là điều chắc chắn. Mặt khác, về tuổi làm khoa học, tất cả các ý tưởng khoa học tự nhiên không vượt quá năm 30 tuổi, về khoa học xã hội không vượt quá năm 35 tuổi. Vì vậy, đi làm luận án tiến sĩ khoa học ở nước Mỹ là không quá 35 tuổi đối với nam, 40 tuổi đối với nữ. Lý do là làm khoa học phải trẻ tuổi, mà muốn tuổi trẻ làm khoa học được thì bắt buộc phải có thầy giỏi và phải hướng dẫn sinh viên ngay từ đầu thì mới chọn lựa được người tốt. Do đó, nên giảm thiểu viện hàn lâm như hiện nay. Viện hàn lâm như nước Mỹ chỉ có tính chất danh dự và có tính chất phản biện. Tôi cho rằng, cần sớm chuyển các viện nghiên cứu, các giáo sư về trường đại học để sinh viên có thể tận dụng được những thầy giáo giỏi ngay từ khi tuổi trẻ, không có thầy giỏi thì không thể phát triển được.
3- Tiếp đến là đào tạo phải chuyên nghiệp. Tôi xin khẳng định “chẳng ở đâu như ở Việt Nam”: vừa làm vừa học thạc sĩ, tiến sĩ. Cần phải theo thông lệ như thế giới, đã đi làm tiến sĩ là phải tập trung hết sức để nghiên cứu. Khi tôi đến nước Mỹ, đầu tiên là họ đưa tôi một cái thẻ thư viện và tôi có toàn quyền ở trong thư viện bất cứ lúc nào. Nếu là phụ nữ về sau 10 giờ đêm thì cần báo cho an ninh nhà trường biết, để khi cần họ sẽ cử người đưa về tận nơi. Tức là đã nghiên cứu khoa học thì chỉ có nghiên cứu. Vô cùng nặng, chứ không thể vừa làm vừa học thạc sĩ, tiến sĩ.
Nếu đã làm khoa học thì bắt buộc phải thực sự nghiên cứu, “còn nếu không xin mời làm việc khác”. Ở nhiều nước, đi làm tiến sĩ, nghiên cứu khoa học là việc không có thu nhập cao, vì thế chính phủ phải có hệ thống giải thưởng cho những người chuyên tâm làm khoa học. Đó chính là sự chuyên nghiệp hóa.