Trong đó, phải kể đến sự chủ động đổi mới sáng tạo của không chỉ đơn vị sản xuất kinh doanh, mà còn có sự góp sức của các nhà bán lẻ đưa hàng Việt đến tay người dân; đồng thời, cũng là đơn vị nòng cốt giữ vững sân nhà trong bối cảnh thị trường thương mại tự do.
Người tiêu dùng mua sắm hàng hóa khuyến mãi
Ưu tiên khuyến mãi sản phẩm nội địa
Tính đến cuối năm 2017, hệ thống phân phối trên địa bàn TPHCM có 239 chợ, gồm: 3 chợ đầu mối, 14 hạng 1, 54 hạng 2, 168 hạng 3 và chợ tạm. Riêng hệ thống siêu thị, có 207 siêu thị, gồm: 66 siêu thị hạng 1, 64 hạng 2, 77 hạng 3; tương đương 96 siêu thị chuyên ngành và 111 siêu thị tổng hợp. Còn trung tâm thương mại có 43 trung tâm, gồm: 15 trung tâm hạng 1, 4 hạng 2, 24 hạng 3. Mặc dù, xu hướng chuyển dịch đang diễn ra chủ yếu từ kênh bán lẻ truyền thống là chợ hoặc tiệm tạp hóa nhỏ lẻ sang các kênh bán lẻ hiện đại, nhưng kênh bán lẻ truyền thống vẫn được đánh giá là mạng lưới phân phối và giúp hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả. Dẫn chứng cụ thể, một số chuyên gia cho hay, xu hướng chuyển dịch này là tất nhiên và lý do chính yếu không phải các kênh bán lẻ hiện đại hút khách mà chủ yếu do sự tăng trưởng về độ phủ của các kênh bán lẻ hiện đại. Do đó, số lượng khách hàng tăng theo cơ học, chứ không phải tăng lượng khách tại từng đơn vị. Có thể thấy, kênh bán lẻ truyền thống nói chung vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, với 65% người tiêu dùng chọn mua sản phẩm nên đây là mạng lưới phân phối quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Nhìn lại cách đây hơn 20 năm, khi siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh đầu tiên ra đời đã trở thành cột mốc có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của hệ thống bán lẻ hiện đại thuần Việt đầu tiên của TPHCM. Đây cũng là giai đoạn Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) chuyển mình và đổi mới để vươn lên hội nhập, giữ vững vị thế là nhà bán lẻ nội địa ưu tiên kích cầu tiêu dùng hàng Việt. Không những vậy, hệ thống siêu thị Co.opmart trên cả nước còn là hệ thống phân phối hiệu quả các nhãn hàng bình ổn giá và đặc biệt là bán hàng Việt. Theo anh Anh Đức, cư ngụ tại quận Thủ Đức, hiện nay đi đâu, người tiêu dùng cũng có thể tìm thấy và mua sắm hàng Việt, bởi hệ thống siêu thị Co.opmart lần lượt ra đời trên cả nước và trở thành nơi mua sắm đáng tin cậy của hàng chục triệu gia đình Việt Nam nhờ chính sách hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, bắt kịp xu hướng hội nhập thị trường thương mại tự do và yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, hệ thống siêu thị Co.opmart đã đồng hành cùng các nhà cung cấp, đơn vị sản xuất kinh doanh nội địa cải tiến sản phẩm, từ việc nâng cao chất lượng đến thiết kế mẫu mã, đa dạng chủng loại… mang lại nhiều sự lựa chọn cho người dân. Đặc biệt, hàng hóa được phân phối, kinh doanh tại hệ thống siêu thị Co.opmart luôn đảm bảo giá cả phù hợp với thu nhập của đa số người dân Việt Nam. Đồng quan điểm, chị Thủy Tiên, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, chia sẻ điểm nổi bật của hệ thống siêu thị Co.opmart là thường xuyên thực hiện các chương trình giảm giá hàng hóa, nhất là ưu tiên khuyến mãi hàng Việt. Đây cũng là yếu tố giúp thương hiệu bán lẻ này giữ chân được khách hàng. Đơn cử, trong dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay, tại hệ thống siêu thị Co.opmart đang tổ chức rất nhiều chương trình ưu đãi thiết thực, mang lại lợi ích và giúp người tiêu dùng tiết kiệm trong chi tiêu. Trong đó, có thể kể đến liên tục 4 tuần lễ từ nay đến ngày 9-5, đồng loạt tại hơn 500 điểm bán của Saigon Co.op sẽ được đầu tư 200 tỷ để thực hiện chương trình khuyến mãi, giảm giá mừng sinh nhật lần thứ 22 của hệ thống siêu thị Co.opmart trên toàn quốc, tạo cơ hội mua sắm hàng Việt chất lượng với giá cả ưu đãi cho người tiêu dùng.Hiệu ứng lan tỏa Đến nay TPHCM đã có khoảng 1.000 doanh nghiệp có sản phẩm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, góp phần khẳng định vị thế của hàng Việt Nam với chủng loại đa dạng, chất lượng nâng cao, giá cả hợp lý… Để đạt được kết quả này, TPHCM đã có những cơ chế, chính sách giúp doanh nghiệp cải thiện về nội lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, đẩy mạnh nhiều giải pháp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa vươn lên, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chất lượng hàng hóa, nhất là trong xu thế các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường bán lẻ. Song song đó, Ban chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TPHCM cũng xác định đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt là giải pháp hàng đầu, thực hiện thường xuyên lâu dài với những bước đi thích hợp và bền vững. Theo ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, các chương trình hành động của thành phố hưởng ứng thiết thực và triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được thực hiện tập trung vào 5 nhiệm vụ, giải pháp gắn với chương trình bình ổn thị trường. Vì thế, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển. Cuộc vận động đã góp phần gắn kết các doanh nghiệp và thúc đẩy nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc khai thác tốt thị trường nội địa; chủ động vượt khó, chú trọng đầu tư cải tiến hoạt động sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng uy tín thương hiệu. Các hoạt động quảng bá, kết nối doanh nghiệp và xúc tiến tiêu thụ hàng Việt Nam trong chương trình hành động của TPHCM thực hiện cuộc vận động đã tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực từ TPHCM đến các tỉnh, thành khác trong cả nước. Trong 3 năm qua, ban chỉ đạo gắn kết chặt chẽ với chương trình xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn vệ sinh, chất lượng đảm bảo để phục vụ tốt đời sống nhân dân, phát huy tốt hiệu quả, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Nhằm triển khai hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hầu hết nhà bán lẻ, kênh phân phối trên địa bàn TPHCM đã và đang chủ động tham gia, liên kết, phân phối, đưa hàng hóa nội địa đến tay người tiêu dùng. Theo Ban chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TPHCM, tại nhiều hệ thống bán lẻ, tỷ lệ ưu tiên đưa hàng Việt vào kinh doanh, bán buôn dao động từ 65% - 95%. Trong đó, có thể kể đến hệ thống siêu thị Co.opmart với tỷ lệ hàng Việt chiếm 90% - 93%; Satra (90% - 95%), Vinmart (96%), Vissan (95%)... Nhờ đó, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại TPHCM ngày càng đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, sử dụng hàng Việt Nam trên địa bàn thành phố.