Biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã gây ra xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt, úng ngập, thoát lũ của vùng ĐBSCL và TPHCM với xu hướng ngày càng gia tăng. Mưa cực đoan trến lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn kết hợp triều cường, nước biển dâng sẽ càng gây sức ép đến hệ thống tiêu thoát nước và làm gia tăng tình trạng ngập lụt nhiều khu vực trong thời gian tới. Mực nước tại trạm Phú An liên tục gia tăng từ năm 2005 trở lại đây với mực nước đỉnh triều cường 1,59m (năm 2011), mức cao nhất trong vòng 50 năm qua, đe dọa đến diễn biến ngập ở TPHCM còn gia tăng.
Theo TS Trần Bá Hoàng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, TPHCM ở hạ nguồn của các sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, có địa hình thấp trũng với 60% diện tích có cao trình thấp dưới 2m nên sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của dòng chảy trên sông và thủy triều từ biển Đông; trong đó, các vấn đề nổi cộm là ngập úng do lũ và triều gây ra. Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển đô thị nhanh chóng nhưng công tác quản lý và quy hoạch chưa tốt đã dẫn đến những hệ lụy như làm giảm không gian chứa nước triều, hạn chế khả năng chuyển nước của hệ thống kênh rạch. Và những nguyên nhân này là tác nhân chính gây ra tình trạng ngập úng ngày một trầm trọng hơn. Vì vậy, việc tìm các giải pháp thích ứng với BĐKH đang là thách thức lớn đối với TPHCM hiện nay.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) cho biết, trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010 bằng nguồn lực trong nước. Mức cắt giảm có thể tăng lên 25% khi nhận được sự hỗ trợ thông qua các hợp tác song phương, đa phương quốc tế. TPHCM là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai thí điểm dự án giảm phát thải khí nhà kính theo hợp tác giữa Bộ TN-MT với tổ chức JICA (Nhật Bản).
Theo TS Trần Bá Hoàng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, TPHCM ở hạ nguồn của các sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, có địa hình thấp trũng với 60% diện tích có cao trình thấp dưới 2m nên sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của dòng chảy trên sông và thủy triều từ biển Đông; trong đó, các vấn đề nổi cộm là ngập úng do lũ và triều gây ra. Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển đô thị nhanh chóng nhưng công tác quản lý và quy hoạch chưa tốt đã dẫn đến những hệ lụy như làm giảm không gian chứa nước triều, hạn chế khả năng chuyển nước của hệ thống kênh rạch. Và những nguyên nhân này là tác nhân chính gây ra tình trạng ngập úng ngày một trầm trọng hơn. Vì vậy, việc tìm các giải pháp thích ứng với BĐKH đang là thách thức lớn đối với TPHCM hiện nay.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) cho biết, trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010 bằng nguồn lực trong nước. Mức cắt giảm có thể tăng lên 25% khi nhận được sự hỗ trợ thông qua các hợp tác song phương, đa phương quốc tế. TPHCM là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai thí điểm dự án giảm phát thải khí nhà kính theo hợp tác giữa Bộ TN-MT với tổ chức JICA (Nhật Bản).
Chính vì thế, để thực hiện được cam kết trên, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm cao của TPHCM nói riêng và các địa phương nói chung trong việc xây dựng, triển khai các chính sách liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính. Việc hoàn thành và ban hành quy định về kiểm kê khí nhà kính và xây dựng hệ thống đo đạc - báo cáo - thẩm định cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính không những là tiền đề để TPHCM xác định mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn thành phố mà còn đóng góp vào mục tiêu cắt giảm chung của quốc gia. Đồng thời giúp các địa phương khác học tập kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN-MT TPHCM, việc triển khai các dự án, biện pháp nhằm thích ứng với BĐKH được thành phố quan tâm đặc biệt. Thời gian qua, TPHCM đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động, dự án để giảm phát thải khí nhà kính như kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH được phê duyệt và thực hiện hàng năm; kế hoạch tăng trưởng xanh với những giải pháp và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng các công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN-MT TPHCM, việc triển khai các dự án, biện pháp nhằm thích ứng với BĐKH được thành phố quan tâm đặc biệt. Thời gian qua, TPHCM đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động, dự án để giảm phát thải khí nhà kính như kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH được phê duyệt và thực hiện hàng năm; kế hoạch tăng trưởng xanh với những giải pháp và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng các công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.
Trong từng lĩnh vực, thành phố cũng đã triển khai rất cụ thể từng giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Đơn cử như trong lĩnh vực giao thông đã và đang khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng chạy bằng khí sinh học CNG, tuyến buýt nhanh... để giảm lượng khí độc từ các phương tiện giao thông thải ra môi trường. Trong lĩnh vực năng lượng, thành phố đang khuyến khích, kêu gọi sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng xăng E5... Mặt khác, thành phố cũng đang đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến như Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản... nhằm chia sẻ kinh nghiệm cũng như kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế trong việc giúp TPHCM triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính thích ứng với BĐKH.