Tại tọa đàm “Chung sức xây dựng thành phố không rác, thành phố văn minh” vừa được UBMTTQVN TPHCM tổ chức, nhiều ý kiến cũng đã chia sẻ về vấn đề này.
Khó kiểm soát hành vi xả rác
Khảo sát qua một số tuyến đường tại trung tâm thành phố, chân cầu hay gầm cầu… không khó bắt gặp tình trạng rác thải vứt lung tung không đúng nơi quy định. Dù hàng ngày vẫn có công nhân vệ sinh môi trường quét dọn nhưng rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng bị vứt bỏ tràn lan còn xảy ra phổ biến. Thi thoảng chúng tôi lại bắt gặp một số người phóng uế ở gốc cây hay cột điện gây mất mỹ quan đô thị của thành phố. Trong khu vực Công viên 30-4 (quận 1), dễ nhận thấy sau khi nhiều nhóm học sinh, sinh viên tụ tập vui chơi, ca hát, ăn uống ở đây, khi tàn cuộc thì rất nhiều rác thải như vỏ chai nhựa, hộp cơm, giấy báo, túi ni lông... bỏ lại ngay tại chỗ, dù quanh công viên có bố trí thùng rác công cộng hay một số thanh niên phì phèo điếu thuốc rồi bỏ tàn thuốc bừa bãi trước các ghế đá. Còn trong các khu dân cư, tình trạng bỏ rác không đúng nơi quy định cũng rất phổ biến, nhiều người tự “bôi nhọ” khu phố khi ngang nhiên mang những túi rác ra các bãi đất trống bỏ chất đống. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, nguyên nhân khiến tình trạng xả rác, tiểu bậy còn phổ biến chủ yếu là do ý thức của người dân chưa cao. Thường thói quen của đa số là thuận tiện chỗ nào bỏ rác nơi đó, nhất là tại các khu chợ tự phát, khu vực kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè, đất trống, công viên... Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ cho yêu cầu giữ vệ sinh chung còn hạn chế như thiếu nhà vệ sinh, thùng rác công cộng.
Ông Lê Đình Luân, đại diện Hội Cựu chiến binh quận Bình Thạnh, cho biết ngoài những mô hình hiệu quả đang thực hiện như thành lập các tổ khảo sát dân cư, nhất là dân cư vùng ven. Những khu đất trống của quận Bình Thạnh được thiết kế thành công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ… đã giúp hạn chế rác thải cũng như giảm thiểu tệ nạn xã hội. “Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn đối diện với nhiều khó khăn như tình trạng tụ tập buôn bán lấn chiếm lòng lề đường gây mất vệ sinh; ô nhiễm môi trường có chiều hướng gia tăng; súc vật vẫn được thả rong, phóng uế bừa bãi; tình trạng phát tờ rơi ở các ngã tư, dán quảng cáo trụ điện… còn phổ biến. Việc xử phạt các hành vi này không đơn giản chút nào”, ông Luân nói.
Cần chế tài mạnh
Bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch UBMTTQVN TPHCM cho biết, thời gian qua phong trào xây dựng, bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố được đẩy mạnh; việc tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức về một “thành phố không rác” được các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt. Các đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức 1.639 cuộc vận động tuyên truyền với hơn 500.000 lượt người tham dự, phát hành gần 7.000 tờ bướm, tờ gấp; hơn 22.000 khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền về bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan sạch đẹp. Kết quả, toàn thành phố đã có 90% hộ gia đình đăng ký thu gom rác, 1.237 khu phố đăng ký thực hiện “khu dân cư không rác”. Nhờ đó, nhiều điểm rác tồn tại thời gian dài, các ụ rác vô chủ, dòng kênh đầy rác đã được chuyển hóa rõ rệt. “Dù mỗi mô hình, giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực, song công tác bảo vệ môi trường vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Có ý kiến nêu rằng tại sao cùng cá nhân đó khi đi nước ngoài chấp hành rất tốt việc bảo vệ môi trường; còn khi trở lại Việt Nam vẫn vô tư xả rác, hút thuốc ở những khu vực cấm, bất chấp quy định đã có. Phải chăng việc xử lý, chế tài của chúng ta chưa đủ mạnh, nghiêm minh? Để công tác bảo vệ môi trường hiệu quả hơn, thành phố cần phải có những giải pháp mạnh tay hơn nữa. Đặc biệt, cần có chế tài mạnh đối với các hành vi xả rác bừa bãi nơi công cộng, các hành vi không tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường”, bà Khánh kiến nghị.
Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, khẳng định: “Chúng ta không thiếu các chế tài cho từng hành vi cụ thể. Chẳng hạn, chỉ cần vứt tàn thuốc ra đường phố, bỏ rác không đúng nơi quy định; không thực hiện phân loại rác tại nguồn; không lưu giữ, thu gom, vận chuyển rác đúng cách… đều có mức phạt vi phạm cụ thể. Tuy nhiên, làm sao để xử lý được, làm sao sự răn đe đủ mạnh lan tỏa đến từng cá nhân, hộ gia đình để điều chỉnh hành vi của họ là vấn đề cần giải quyết”. Bà Mỹ cũng thừa nhận lực lượng quản lý môi trường ở các quận huyện còn khá mỏng, gây khó khăn trong việc kiểm soát môi trường. Sở đề nghị các địa phương nghiên cứu, tổng hợp mô hình bảo vệ môi trường thực sự hiệu quả, tiết kiệm; phát huy tinh thần, trách nhiệm quản lý từ tổ chức chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn theo kế hoạch chung của thành phố đến việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể như đã được phân cấp.
Khảo sát qua một số tuyến đường tại trung tâm thành phố, chân cầu hay gầm cầu… không khó bắt gặp tình trạng rác thải vứt lung tung không đúng nơi quy định. Dù hàng ngày vẫn có công nhân vệ sinh môi trường quét dọn nhưng rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng bị vứt bỏ tràn lan còn xảy ra phổ biến. Thi thoảng chúng tôi lại bắt gặp một số người phóng uế ở gốc cây hay cột điện gây mất mỹ quan đô thị của thành phố. Trong khu vực Công viên 30-4 (quận 1), dễ nhận thấy sau khi nhiều nhóm học sinh, sinh viên tụ tập vui chơi, ca hát, ăn uống ở đây, khi tàn cuộc thì rất nhiều rác thải như vỏ chai nhựa, hộp cơm, giấy báo, túi ni lông... bỏ lại ngay tại chỗ, dù quanh công viên có bố trí thùng rác công cộng hay một số thanh niên phì phèo điếu thuốc rồi bỏ tàn thuốc bừa bãi trước các ghế đá. Còn trong các khu dân cư, tình trạng bỏ rác không đúng nơi quy định cũng rất phổ biến, nhiều người tự “bôi nhọ” khu phố khi ngang nhiên mang những túi rác ra các bãi đất trống bỏ chất đống. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, nguyên nhân khiến tình trạng xả rác, tiểu bậy còn phổ biến chủ yếu là do ý thức của người dân chưa cao. Thường thói quen của đa số là thuận tiện chỗ nào bỏ rác nơi đó, nhất là tại các khu chợ tự phát, khu vực kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè, đất trống, công viên... Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ cho yêu cầu giữ vệ sinh chung còn hạn chế như thiếu nhà vệ sinh, thùng rác công cộng.
Ông Lê Đình Luân, đại diện Hội Cựu chiến binh quận Bình Thạnh, cho biết ngoài những mô hình hiệu quả đang thực hiện như thành lập các tổ khảo sát dân cư, nhất là dân cư vùng ven. Những khu đất trống của quận Bình Thạnh được thiết kế thành công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ… đã giúp hạn chế rác thải cũng như giảm thiểu tệ nạn xã hội. “Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn đối diện với nhiều khó khăn như tình trạng tụ tập buôn bán lấn chiếm lòng lề đường gây mất vệ sinh; ô nhiễm môi trường có chiều hướng gia tăng; súc vật vẫn được thả rong, phóng uế bừa bãi; tình trạng phát tờ rơi ở các ngã tư, dán quảng cáo trụ điện… còn phổ biến. Việc xử phạt các hành vi này không đơn giản chút nào”, ông Luân nói.
Cần chế tài mạnh
Bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch UBMTTQVN TPHCM cho biết, thời gian qua phong trào xây dựng, bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố được đẩy mạnh; việc tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức về một “thành phố không rác” được các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt. Các đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức 1.639 cuộc vận động tuyên truyền với hơn 500.000 lượt người tham dự, phát hành gần 7.000 tờ bướm, tờ gấp; hơn 22.000 khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền về bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan sạch đẹp. Kết quả, toàn thành phố đã có 90% hộ gia đình đăng ký thu gom rác, 1.237 khu phố đăng ký thực hiện “khu dân cư không rác”. Nhờ đó, nhiều điểm rác tồn tại thời gian dài, các ụ rác vô chủ, dòng kênh đầy rác đã được chuyển hóa rõ rệt. “Dù mỗi mô hình, giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực, song công tác bảo vệ môi trường vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Có ý kiến nêu rằng tại sao cùng cá nhân đó khi đi nước ngoài chấp hành rất tốt việc bảo vệ môi trường; còn khi trở lại Việt Nam vẫn vô tư xả rác, hút thuốc ở những khu vực cấm, bất chấp quy định đã có. Phải chăng việc xử lý, chế tài của chúng ta chưa đủ mạnh, nghiêm minh? Để công tác bảo vệ môi trường hiệu quả hơn, thành phố cần phải có những giải pháp mạnh tay hơn nữa. Đặc biệt, cần có chế tài mạnh đối với các hành vi xả rác bừa bãi nơi công cộng, các hành vi không tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường”, bà Khánh kiến nghị.
Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, khẳng định: “Chúng ta không thiếu các chế tài cho từng hành vi cụ thể. Chẳng hạn, chỉ cần vứt tàn thuốc ra đường phố, bỏ rác không đúng nơi quy định; không thực hiện phân loại rác tại nguồn; không lưu giữ, thu gom, vận chuyển rác đúng cách… đều có mức phạt vi phạm cụ thể. Tuy nhiên, làm sao để xử lý được, làm sao sự răn đe đủ mạnh lan tỏa đến từng cá nhân, hộ gia đình để điều chỉnh hành vi của họ là vấn đề cần giải quyết”. Bà Mỹ cũng thừa nhận lực lượng quản lý môi trường ở các quận huyện còn khá mỏng, gây khó khăn trong việc kiểm soát môi trường. Sở đề nghị các địa phương nghiên cứu, tổng hợp mô hình bảo vệ môi trường thực sự hiệu quả, tiết kiệm; phát huy tinh thần, trách nhiệm quản lý từ tổ chức chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn theo kế hoạch chung của thành phố đến việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể như đã được phân cấp.