Chốt phiên tại sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 6,81 điểm (2,43%), xuống 272,88 điểm với 49 mã tăng, 152 mã giảm và 42 mã đứng giá. Thanh khoản tăng mạnh gần 50% so với phiên trước với tổng giá trị khớp lệnh đạt 16.579 tỷ đồng.
- Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng chốt phiên tại New York đêm 15-9 giảm gần 32 USD/ounce xuống còn 1.666,3 USD/ounce. Vào chiều 16-9 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tiếp tục giảm thêm 6 USD/ounce so với giá đóng phiên tại New York, xuống còn 1.660,6 USD/ounce. Đây là giá thấp nhất kể từ tháng 4-2020.
Giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua kéo giá vàng SJC trong nước ngày 16-9 giảm 250.000 đồng/lượng so với chiều hôm trước, chênh lệch giá vàng SJC và thế giới lên 18,5 triệu đồng/lượng. Ghi nhận giá vàng SJC vào khoảng 17 giờ ngày 16-9 tại TPHCM, Công ty SJC niêm yết ở mức 65,75 triệu đồng/lượng mua vào và 66,55 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 200.000 đồng cả 2 chiều mua và bán. Cùng thời điểm tại Hà Nội, Công ty PNJ báo giá vàng SJC ở mức 65,7 triệu đồng/lượng mua vào và 66,5 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 250.000 đồng cả 2 chiều mua và bán.
* Ngày 16-9, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm USD/VND ở mức 23.283 đồng. Trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên tỷ giá tham khảo tại các sở giao dịch ở mức 23.700 đồng/USD bán ra và không niêm yết giá mua thì ghi nhận giá USD tại các ngân hàng thương mại cùng ngày lại tăng mạnh từ 10-40 đồng/USD, tùy ngân hàng.
Trong đó, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 23.500 đồng/USD mua vào và 23.780 đồng/USD bán ra, tăng 40 đồng/USD so với hôm trước. Đây là mức giá cao nhất mà Vietcombank niêm yết từ trước đến nay. Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, sức mạnh đồng USD sẽ còn tăng nên dự báo sức ép lên tỷ giá vẫn còn và VND có thể mất giá 2,5%-3% so với USD trong năm 2022.