Thị trường chứng khoán phiên giao dịch đầu tuần 16-9 với lực cầu yếu khiến VN-Index không chỉ bị thủng mốc 1.250 điểm mà còn giảm sâu, cổ phiếu giảm áp đảo thị trường.
Tất cả các nhóm ngành đều giảm sâu. Trong đó nhóm cổ phiếu chứng khoán giảm mạnh: HCM giảm 3,42%, VIX giảm 2,21%, VCI giảm 2,69%, VND giảm 1,4%, FTS 1,82%, MBS giảm 2,56%, SHS giảm 1,35%...
Cổ phiếu ngân hàng cũng chìm trong sắc đỏ: VCB giảm 1,11%; TPB, HDB, VPB, STB, LPB, BID… giảm gần 1%.
Nhóm bất động sản cũng tiếp tục giảm mạnh: bộ 3 nhà Vingroup đồng loạt giảm: VHM giảm 2,91%, VRE giảm 2,07%, VIC giảm 1,98%. Ngoài ra, NVL giảm 3,03%, DXG giảm 2,61%, NLG giảm 1,8%, TCH giảm 2,53%, CEO 1,98%, KBC giảm 1,59%...
Ngoài ra, một số cổ phiếu Blue-chips giảm mạnh góp phần kéo VN-Index giảm sâu: MSN giảm 1,75%, VNM giảm 1,37%, MWG giảm 1,64%, FPT giảm 1,43%...
Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,45 điểm (0,25%) còn 1.239,26 điểm với 312 mã tăng, 97 mã giảm và 62 mã đứng giá.
Chốt phiên tại sàn Hà Nội, HNX-Index cũng giảm 1,58 điểm (0,68%) còn 230,84 điểm với 58 mã tăng, 96 mã giảm và 61 mã đứng giá. Thanh khoản cải thiện, tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE chỉ gần 13.500 tỷ đồng, tăng 2.300 tỷ đồng so với phiên cuối tuần trước.
Khối ngoại đã quay lại mua ròng trên sàn HOSE gần 219 tỷ đồng, cắt đứt chuỗi bán ròng 5 phiên liên tiếp trước đó. TOP 3 cổ phiếu mua ròng mạnh nhất thị trường là TCB gần 70 tỷ đồng, NAB gần 54 hơn 47 tỷ đồng và FPT gần 44 tỷ đồng.
* Theo Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) đã có ban hành kết luận cuối cùng về vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ.
Cụ thể, hai công ty con của Tập đoàn Hòa Phát (HPG), là CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất và CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương, có biên độ bán phá giá lần lượt là 17,7% và 13,5%. Hiện tại, tòa án Thương mại Quốc tế Canada (CITT) đang tiến hành xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước và dự kiến sẽ ra kết luận vào ngày 4-10.
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức thấp nhất (từ 6,1% đến 38,9%) so với các doanh nghiệp Trung Quốc (50,9% - 71,1%) và Ai Cập (49,7% - 99,8%) trong lần điều tra này.