Đặc biệt là khi các ngân hàng liên tục phát hành với nhiều mệnh giá và lãi suất ưu đãi hấp dẫn, điều này đang biến chứng chỉ tiền gửi trở thành một hình thức gửi tiền đáng chú ý dành cho khách hàng. Vậy đâu là những điểm nổi bật đáng chú ý của hình thức chứng chỉ tiền gửi so với hình thức tiết kiệm truyền thống?
Đa dạng kỳ hạn
Nếu như thời gian đầu phần lớn chứng chỉ tiền gửi ra đời có kỳ hạn trên 1 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho các ngân hàng thì hiện nay, để tối đa hóa lợi ích số tiền nhàn rỗi trong những khoảng thời gian khác nhau của khách hàng, các ngân hàng đã đưa ra nhiều kỳ hạn đa dạng và linh hoạt.
Đơn cử như Ngân hàng Sài Gòn - SCB đang triển khai chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn với kỳ hạn 189 ngày, được phát hành từ 15-5 đến 15-8-2018. Theo đó, SCB sẽ phát hành 6 mệnh giá chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bao gồm 100 triệu đồng, 200 triệu đồng, 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 2 tỷ đồng và 5 tỷ đồng.
SCB gia tăng lợi ích cho khách hàng thông qua chứng chỉ tiền gửi
Lãi suất hấp dẫn
Nhằm thu hút khách hàng và đảm bảo nhu cầu vốn trong từng giai đoạn, hiện nay các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh. Lãi suất thay đổi tùy theo kỳ hạn gửi, tuy nhiên nhìn chung thường cao hơn lãi suất các hình thức gửi tiết kiệm truyền thống cùng kỳ. Với kỳ hạn 189 ngày, lĩnh lãi cuối kỳ, hiện nay SCB cũng đang đưa ra mức lãi suất ưu đãi 6.8%/năm. Hình thức chứng chỉ tiền gửi ghi danh cũng sẽ góp phần tăng tính an toàn cho khoản tiền gửi của khách hàng.
Do vậy, nếu muốn tối đa hóa lợi ích và chủ động được thời gian nhàn rỗi của khoản tiền, chứng chỉ tiền gửi sẽ là hình thức gửi tiết kiệm đang lưu tâm dành cho khách hàng.
Chuyển nhượng linh hoạt
Mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi lựa chọn một kênh gửi tiết kiệm hoặc đầu tư đó chính là lãi suất và tính thanh khoản. Dù bị hấp dẫn bởi lãi suất nhưng lo ngại phát sinh nhu cầu vốn bất thường trong thời gian khoản tiền tiết kiệm chưa đến hạn tất toán thường khiến khách hàng e ngại khi lựa chọn các hình thức tiết kiệm, đặc biệt với kỳ hạn trung và dài hạn. Có thể nói thay vì lựa chọn một trong hai yếu tố trên thì chứng chỉ tiền gửi đang giải quyết cả hai mong muốn của khách hàng.
Theo chính sách của SCB, chủ sở hữu chứng chỉ tiền gửi được tự do chuyển nhượng dưới các hình thức mua, bán, cho, tặng, trao đổi một cách dễ dàng, đặc biệt vẫn được hưởng mức lãi suất cạnh tranh so với các hình thức gửi tiết kiệm thông thường cùng kỳ hạn. Để tạo sự thuận lợi cho khách hàng, bên cạnh là đơn vị phát hành, tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan, SCB còn là đơn vị trung gian, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm người mua chứng chỉ tiền gửi một cách nhanh nhất, giúp khách hàng dễ dàng chủ động nguồn tài chính.
Tóm lại, với nhiều hình thức tiết kiệm và đầu tư đa dạng như hiện nay, khách hàng nên tìm hiểu và tận dụng các kênh sao cho phù hợp nhất với nhu cầu vốn của mình, đồng thời góp phần gia tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Bên cạnh gửi tiết kiệm thông thường để đảm bảo linh hoạt vốn thì đừng quên dành một khoản đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi để nhận được lãi suất cao và giữ được khoản tiền lâu dài cho các kế hoạch trong tương lai.