Phát biểu mở đầu phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, phiên họp lần này diễn ra trong bối cảnh nước ta đã đi được nửa chặng đường của Năm APEC 2017 và chỉ còn hơn 4 tháng nữa sẽ diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC - hoạt động đỉnh cao của cả Năm APEC 2017.
Sau khi nghe báo cáo của Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Bùi Thanh Sơn, cũng như ý kiến phát biểu của một số thành viên Ủy ban Quốc gia về kết quả triển khai công tác Năm APEC 2017, Chủ tịch nước đánh giá cao các bộ, ban, ngành và địa phương liên quan thời gian qua đã triển khai công tác chuẩn bị mọi mặt cho Năm APEC 2017 một cách đồng bộ, tích cực, khẩn trương và với tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp quan trọng vào việc tổ chức thành công 3 Hội nghị cấp Bộ trưởng, Hội nghị Quan chức cao cấp và hơn 100 hoạt động cấp ủy ban, nhóm công tác trong khuôn khổ APEC.
Chủ tịch nước khẳng định, trong tình hình thế giới và khu vực năm nay có nhiều phức tạp, khó lường, chúng ta cần nhận thức, nắm bắt những xu hướng tích cực, những vận hội lớn để hiện thực hóa các mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đã xác định trong công tác đăng cai APEC 2017. Là nền kinh tế chủ nhà APEC - một diễn đàn kinh tế quan trọng hàng đầu khu vực, có vai trò quan trọng về chiến lược, kinh tế, chính trị, an ninh, Việt Nam cần phát huy vai trò chủ động, tích cực cũng như hội tụ bản lĩnh, trí tuệ của các nền kinh tế thành viên. Chủ tịch nước nhấn mạnh, để đáp ứng sự tín nhiệm cũng như kỳ vọng của các nền kinh tế đối với vai trò chủ nhà của Việt Nam, yêu cầu cấp bách đặt ra là chúng ta phải chuẩn bị vừa khẩn trương, vừa kỹ lưỡng về mọi mặt, theo đúng phương châm trọng thị, chu đáo, hiệu quả, tiết kiệm, an ninh và an toàn; phải tập trung hoàn thành với trách nhiệm cao nhất những nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch nước chỉ đạo các hoạt động được tổ chức trong dịp Tuần lễ Cấp cao cần mang dấu ấn Việt Nam, góp phần nâng cao uy tín Việt Nam, đồng thời góp phần đẩy mạnh xu hướng liên kết kinh tế khu vực và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa các thành viên; cần tranh thủ các hoạt động trong dịp này để quảng bá về thế mạnh, tiềm năng và xúc tiến hợp tác kinh tế, thương mại của Việt Nam. Cần phấn đấu để các kết quả đạt được trong Tuần lễ Cấp cao vừa thể hiện được quan tâm chung vừa phản ánh được lợi ích của nước ta. Việc chuẩn bị về cơ sở vật chất cần được đẩy nhanh, bảo đảm tiến độ, chất lượng. Công tác tuyên truyền và văn hóa cần được chú trọng, bởi đây là cơ hội quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam và tranh thủ thiện cảm của bạn bè, người dân các nước. Cần bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho Tuần lễ Cấp cao; cần làm tốt công tác y tế, đặc biệt là y tế dự phòng...
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, từ nay đến Tuần lễ Cấp cao, nước ta sẽ còn tổ chức 5 đợt hội nghị lớn, trong đó có các hội nghị cấp bộ trưởng quan trọng để tạo cơ sở thống nhất các nội dung, văn kiện chính sẽ được báo cáo lên các nhà lãnh đạo APEC tại Tuần lễ Cấp cao. Theo đó, đề nghị các tiểu ban và các bộ, ngành chủ trì cần phối hợp chặt chẽ, tổ chức thật tốt các hội nghị này; cần quyết tâm cao độ để hoàn thành đúng tiến độ công tác chuẩn bị cơ sở vật chất tại TP Đà Nẵng để chuẩn bị đón đoàn tiền trạm vào tháng 7 tới.
Sau khi nghe báo cáo của Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Bùi Thanh Sơn, cũng như ý kiến phát biểu của một số thành viên Ủy ban Quốc gia về kết quả triển khai công tác Năm APEC 2017, Chủ tịch nước đánh giá cao các bộ, ban, ngành và địa phương liên quan thời gian qua đã triển khai công tác chuẩn bị mọi mặt cho Năm APEC 2017 một cách đồng bộ, tích cực, khẩn trương và với tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp quan trọng vào việc tổ chức thành công 3 Hội nghị cấp Bộ trưởng, Hội nghị Quan chức cao cấp và hơn 100 hoạt động cấp ủy ban, nhóm công tác trong khuôn khổ APEC.
Chủ tịch nước khẳng định, trong tình hình thế giới và khu vực năm nay có nhiều phức tạp, khó lường, chúng ta cần nhận thức, nắm bắt những xu hướng tích cực, những vận hội lớn để hiện thực hóa các mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đã xác định trong công tác đăng cai APEC 2017. Là nền kinh tế chủ nhà APEC - một diễn đàn kinh tế quan trọng hàng đầu khu vực, có vai trò quan trọng về chiến lược, kinh tế, chính trị, an ninh, Việt Nam cần phát huy vai trò chủ động, tích cực cũng như hội tụ bản lĩnh, trí tuệ của các nền kinh tế thành viên. Chủ tịch nước nhấn mạnh, để đáp ứng sự tín nhiệm cũng như kỳ vọng của các nền kinh tế đối với vai trò chủ nhà của Việt Nam, yêu cầu cấp bách đặt ra là chúng ta phải chuẩn bị vừa khẩn trương, vừa kỹ lưỡng về mọi mặt, theo đúng phương châm trọng thị, chu đáo, hiệu quả, tiết kiệm, an ninh và an toàn; phải tập trung hoàn thành với trách nhiệm cao nhất những nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch nước chỉ đạo các hoạt động được tổ chức trong dịp Tuần lễ Cấp cao cần mang dấu ấn Việt Nam, góp phần nâng cao uy tín Việt Nam, đồng thời góp phần đẩy mạnh xu hướng liên kết kinh tế khu vực và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa các thành viên; cần tranh thủ các hoạt động trong dịp này để quảng bá về thế mạnh, tiềm năng và xúc tiến hợp tác kinh tế, thương mại của Việt Nam. Cần phấn đấu để các kết quả đạt được trong Tuần lễ Cấp cao vừa thể hiện được quan tâm chung vừa phản ánh được lợi ích của nước ta. Việc chuẩn bị về cơ sở vật chất cần được đẩy nhanh, bảo đảm tiến độ, chất lượng. Công tác tuyên truyền và văn hóa cần được chú trọng, bởi đây là cơ hội quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam và tranh thủ thiện cảm của bạn bè, người dân các nước. Cần bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho Tuần lễ Cấp cao; cần làm tốt công tác y tế, đặc biệt là y tế dự phòng...
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, từ nay đến Tuần lễ Cấp cao, nước ta sẽ còn tổ chức 5 đợt hội nghị lớn, trong đó có các hội nghị cấp bộ trưởng quan trọng để tạo cơ sở thống nhất các nội dung, văn kiện chính sẽ được báo cáo lên các nhà lãnh đạo APEC tại Tuần lễ Cấp cao. Theo đó, đề nghị các tiểu ban và các bộ, ngành chủ trì cần phối hợp chặt chẽ, tổ chức thật tốt các hội nghị này; cần quyết tâm cao độ để hoàn thành đúng tiến độ công tác chuẩn bị cơ sở vật chất tại TP Đà Nẵng để chuẩn bị đón đoàn tiền trạm vào tháng 7 tới.