Trong khi đó, nắng nóng vẫn còn hoành hành trong ngày 7 và 8-7 ở nhiều địa phương. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, mức tiêu thụ điện ở miền Bắc và miền Trung đã vượt kỷ lục từ trước tới nay.
Tiêu thụ điện phá kỷ lục do nắng nóng 40-42°C
Theo cập nhật từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, trong ngày 6-7, mặc dù ở miền Bắc và miền Trung đã có vài nơi có mưa dông nhưng chỉ lác đác, bất chợt; trời vẫn nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ ở mức cao. Lúc 13 giờ chiều 6-7, nhiệt độ đo được tại các khu vực như Chi Nê (Hòa Bình) và Bảo Lạc (Cao Bằng) vẫn 38,6°C, tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 38,6°C, Nho Quan (Ninh Bình) 38,8°C, tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 40°C, Tây Hiếu (Nghệ An) 39,3°C... Mặc dù nền nhiệt có giảm chút ít so với 2 ngày trước đó nhưng cường độ nắng nóng vẫn gay gắt trên diện rộng tại Bắc bộ và Trung bộ với mức phổ biến là 36-38°C.
Theo quan trắc thì hiện nay hiệu ứng phơn do áp thấp nóng phía Tây đang suy yếu nhưng trong ngày 7-7, nắng nóng vẫn còn xảy ra ở vùng đồng bằng Bắc bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày là 35-36°C. Riêng các tỉnh Trung bộ vẫn tiếp tục xảy ra nắng nóng diện rộng, với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-38°C, có nơi trên 38°C. Thời gian có nhiệt độ trên 35°C là từ 10 giờ sáng đến 19 giờ tối. Từ ngày 8-7, nắng nóng chấm dứt tại Bắc bộ và suy giảm dần ở các tỉnh miền Trung.
Như vậy, tính đến ngày 6-7, đợt nắng nóng dữ dằn đã kéo dài hơn 1 tuần. Hiện tại, người dân miền Bắc, miền Trung đều mong đợi mưa để nhiệt độ giảm, chấm dứt chuỗi ngày nắng nóng, mọi sinh hoạt bị đảo lộn, sức khỏe bị ảnh hưởng. Theo báo cáo từ EVN, từ ngày 2-7 đến nay, sản lượng điện tiêu thụ trên cả nước tăng cao đột biến, ngày hôm sau phá kỷ lục của ngày hôm trước, nguyên nhân là do nắng nóng vượt ngưỡng, lên tới 40-42°C ở miền Bắc và miền Trung đã kéo mức tiêu thụ điện năng tăng vọt.
Trong đó, do tình hình nắng nóng diện rộng duy trì liên tục ở mức 40°C tại miền Bắc và miền Trung, mức độ tiêu thụ điện trên cả nước trong ngày 4-7 đã thiết lập kỷ lục mới với con số 725 triệu kWh. Tại miền Bắc, công suất phụ tải đỉnh hệ thống điện miền Bắc đạt 17.149 MW, sản lượng điện tiêu thụ của miền Bắc cũng lên tới 363,8 triệu kWh. EVN cho biết thêm, cả hai số liệu này của miền Bắc vào ngày 4-7-2018 đều là những số liệu cao nhất từ trước đến nay. Trong đó tại TP Hà Nội, cũng tương tự như số liệu của toàn miền Bắc, cả công suất phụ tải đỉnh và sản lượng tiêu thụ điện ngày 4-7 của TP Hà Nội cũng lập đỉnh mới, với công suất phụ tải đỉnh là 4.149MW và sản lượng tiêu thụ ngày 4-7 ở toàn TP Hà Nội là 85 triệu kWh.
Theo EVN, thời tiết nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện trên lưới cũng như của từng gia đình, từng hộ khách hàng. Điều này dẫn tới những nguy cơ gây quá tải, sự cố, nhảy aptomat, thậm chí nguy cơ gây cháy nổ cũng sẽ tăng cao so với bình thường. Vì vậy, EVN khuyến cáo các cơ quan, công sở và người dân cần tiếp tục triệt để sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
Lại lo mưa lũ, xả lũ
Theo số liệu mới cập nhật từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia và các đài khí tượng khu vực, từ đầu tuần sau, ở miền Bắc lại xảy ra một đợt mưa lũ rất lớn, báo động nguy cơ lũ quét, sạt lở và ngập lụt… do xoáy thấp (dưới mức áp thấp) xuất hiện ở khu vực miền núi phía Bắc. Theo đó, từ ngày 7 đến 9-7, xoáy thấp phát triển, ở Bắc bộ sẽ có mưa rào và dông diện rộng, khu vực vùng núi và trung du có mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang và Yên Bái có mưa rất to và dông (thời gian có mưa to tập trung vào đêm và sáng sớm).
Do mưa lũ quay trở lại nên từ ngày 7 đến 10-7, trên thượng lưu sông Đà, sông Thao và sông Lô sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 3-4m. Để lường trước tình huống mưa lũ lớn, trưa 6-7, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ra công điện hỏa tốc yêu cầu Công ty Thủy điện Sơn La và Công ty Thủy điện Hòa Bình, mỗi hồ thủy điện bắt đầu mở 1 cửa xả đáy vào 8 giờ ngày 7-7 và liên tục phát điện tối đa các tổ máy. Tùy theo tình hình diễn biến của mưa lũ thượng nguồn mà tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy theo quy định.
Theo báo cáo, hiện nay mực nước tại hồ Sơn La và Hòa Bình đang ở mức cao hơn so với quy định. Ngày 6-7, mức nước tại hồ Sơn La ở cao trình 209,41m còn hồ Hòa Bình ở cao trình 107,03m. Trong khi trong vài ngày tới, tại các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang và Yên Bái có mưa rất to. Ban chỉ đạo Trung ương cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố bằng mọi biện pháp khẩn trương thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; di chuyển ngay các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản trên sông, phương tiện vận tải thủy, trạm bơm ven sông, cống dưới đê sông Hồng, sông Thái Bình và các công trình qua sông; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin xả lũ các hồ thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Tiêu thụ điện phá kỷ lục do nắng nóng 40-42°C
Theo cập nhật từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, trong ngày 6-7, mặc dù ở miền Bắc và miền Trung đã có vài nơi có mưa dông nhưng chỉ lác đác, bất chợt; trời vẫn nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ ở mức cao. Lúc 13 giờ chiều 6-7, nhiệt độ đo được tại các khu vực như Chi Nê (Hòa Bình) và Bảo Lạc (Cao Bằng) vẫn 38,6°C, tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 38,6°C, Nho Quan (Ninh Bình) 38,8°C, tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 40°C, Tây Hiếu (Nghệ An) 39,3°C... Mặc dù nền nhiệt có giảm chút ít so với 2 ngày trước đó nhưng cường độ nắng nóng vẫn gay gắt trên diện rộng tại Bắc bộ và Trung bộ với mức phổ biến là 36-38°C.
Theo quan trắc thì hiện nay hiệu ứng phơn do áp thấp nóng phía Tây đang suy yếu nhưng trong ngày 7-7, nắng nóng vẫn còn xảy ra ở vùng đồng bằng Bắc bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày là 35-36°C. Riêng các tỉnh Trung bộ vẫn tiếp tục xảy ra nắng nóng diện rộng, với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-38°C, có nơi trên 38°C. Thời gian có nhiệt độ trên 35°C là từ 10 giờ sáng đến 19 giờ tối. Từ ngày 8-7, nắng nóng chấm dứt tại Bắc bộ và suy giảm dần ở các tỉnh miền Trung.
Như vậy, tính đến ngày 6-7, đợt nắng nóng dữ dằn đã kéo dài hơn 1 tuần. Hiện tại, người dân miền Bắc, miền Trung đều mong đợi mưa để nhiệt độ giảm, chấm dứt chuỗi ngày nắng nóng, mọi sinh hoạt bị đảo lộn, sức khỏe bị ảnh hưởng. Theo báo cáo từ EVN, từ ngày 2-7 đến nay, sản lượng điện tiêu thụ trên cả nước tăng cao đột biến, ngày hôm sau phá kỷ lục của ngày hôm trước, nguyên nhân là do nắng nóng vượt ngưỡng, lên tới 40-42°C ở miền Bắc và miền Trung đã kéo mức tiêu thụ điện năng tăng vọt.
Trong đó, do tình hình nắng nóng diện rộng duy trì liên tục ở mức 40°C tại miền Bắc và miền Trung, mức độ tiêu thụ điện trên cả nước trong ngày 4-7 đã thiết lập kỷ lục mới với con số 725 triệu kWh. Tại miền Bắc, công suất phụ tải đỉnh hệ thống điện miền Bắc đạt 17.149 MW, sản lượng điện tiêu thụ của miền Bắc cũng lên tới 363,8 triệu kWh. EVN cho biết thêm, cả hai số liệu này của miền Bắc vào ngày 4-7-2018 đều là những số liệu cao nhất từ trước đến nay. Trong đó tại TP Hà Nội, cũng tương tự như số liệu của toàn miền Bắc, cả công suất phụ tải đỉnh và sản lượng tiêu thụ điện ngày 4-7 của TP Hà Nội cũng lập đỉnh mới, với công suất phụ tải đỉnh là 4.149MW và sản lượng tiêu thụ ngày 4-7 ở toàn TP Hà Nội là 85 triệu kWh.
Theo EVN, thời tiết nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện trên lưới cũng như của từng gia đình, từng hộ khách hàng. Điều này dẫn tới những nguy cơ gây quá tải, sự cố, nhảy aptomat, thậm chí nguy cơ gây cháy nổ cũng sẽ tăng cao so với bình thường. Vì vậy, EVN khuyến cáo các cơ quan, công sở và người dân cần tiếp tục triệt để sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
Lại lo mưa lũ, xả lũ
Theo số liệu mới cập nhật từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia và các đài khí tượng khu vực, từ đầu tuần sau, ở miền Bắc lại xảy ra một đợt mưa lũ rất lớn, báo động nguy cơ lũ quét, sạt lở và ngập lụt… do xoáy thấp (dưới mức áp thấp) xuất hiện ở khu vực miền núi phía Bắc. Theo đó, từ ngày 7 đến 9-7, xoáy thấp phát triển, ở Bắc bộ sẽ có mưa rào và dông diện rộng, khu vực vùng núi và trung du có mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang và Yên Bái có mưa rất to và dông (thời gian có mưa to tập trung vào đêm và sáng sớm).
Do mưa lũ quay trở lại nên từ ngày 7 đến 10-7, trên thượng lưu sông Đà, sông Thao và sông Lô sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 3-4m. Để lường trước tình huống mưa lũ lớn, trưa 6-7, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ra công điện hỏa tốc yêu cầu Công ty Thủy điện Sơn La và Công ty Thủy điện Hòa Bình, mỗi hồ thủy điện bắt đầu mở 1 cửa xả đáy vào 8 giờ ngày 7-7 và liên tục phát điện tối đa các tổ máy. Tùy theo tình hình diễn biến của mưa lũ thượng nguồn mà tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy theo quy định.
Theo báo cáo, hiện nay mực nước tại hồ Sơn La và Hòa Bình đang ở mức cao hơn so với quy định. Ngày 6-7, mức nước tại hồ Sơn La ở cao trình 209,41m còn hồ Hòa Bình ở cao trình 107,03m. Trong khi trong vài ngày tới, tại các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang và Yên Bái có mưa rất to. Ban chỉ đạo Trung ương cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố bằng mọi biện pháp khẩn trương thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; di chuyển ngay các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản trên sông, phương tiện vận tải thủy, trạm bơm ven sông, cống dưới đê sông Hồng, sông Thái Bình và các công trình qua sông; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin xả lũ các hồ thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Thời tiết miền Nam rất xấu vì gió mùa Tây Nam
Trong khi ở miền Bắc và miền Trung đang đối mặt nắng nóng thì theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Quốc gia, hiện nay gió mùa Tây Nam ở phía Nam gây ra mưa dông mạnh cho khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa), các vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan. Tại khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau đã có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh. Thời tiết tại các tỉnh ở miền Tây Nam bộ cũng rất xấu, có mưa rào, cần đề phòng các trận dông, tố, lốc. Tại TPHCM sẽ liên tục có mưa rào, mưa dông, đề phòng sấm sét và gió giật mạnh trong hai ngày cuối tuần, kéo dài liên tục đến tận cuối tuần sau. Nhiệt độ cao nhất chỉ 30°C.
Trong khi ở miền Bắc và miền Trung đang đối mặt nắng nóng thì theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Quốc gia, hiện nay gió mùa Tây Nam ở phía Nam gây ra mưa dông mạnh cho khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa), các vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan. Tại khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau đã có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh. Thời tiết tại các tỉnh ở miền Tây Nam bộ cũng rất xấu, có mưa rào, cần đề phòng các trận dông, tố, lốc. Tại TPHCM sẽ liên tục có mưa rào, mưa dông, đề phòng sấm sét và gió giật mạnh trong hai ngày cuối tuần, kéo dài liên tục đến tận cuối tuần sau. Nhiệt độ cao nhất chỉ 30°C.