Chưa nâng lương cho người có thu nhập thấp, mới đi làm, người hoạt động chuyên trách xã, phường
Dự thảo nghị quyết về phân bổ ngân sách nhà nước năm 2022 đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành 93,19% tổng số ĐBQH.
Theo đó, tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.411.700 tỷ đồng; Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.784.600 tỷ đồng.
Mức bội chi ngân sách nhà nước là 372.900 tỷ đồng, tương đương 4% tổng sản phẩm trong nước (GDP), bao gồm: bội chi ngân sách trung ương là 347.900 tỷ đồng, tương đương 3,7% GDP; bội chi ngân sách địa phương là 25.000 tỷ đồng, tương đương 0,3% GDP.
Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 572.686 tỷ đồng.
Quốc hội cũng quyết định bổ sung, điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Cụ thể bổ sung 40,322 tỷ đồng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2021 từ nguồn viện trợ nước ngoài không hoàn lại của Ngân hàng phát triển Châu Á; đồng thời bổ sung 40,322 tỷ đồng dự toán chi thường xuyên năm 2021 từ nguồn viện trợ này cho ngân sách tỉnh Quảng Nam để thực hiện Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hội An.
Trường hợp đã sử dụng hết nguồn ngân sách địa phương, nguồn lực hợp pháp khác để chi phòng, chống dịch Covid-19 và cam kết bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương, cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch Covid-19 trong năm 2021 và năm 2022.
Về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
Tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp.
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, có ý kiến đề nghị cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách do trung ương ban hành tăng thêm từ năm 2022 và giao cho Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương từ năm 2022.
UBTVQH cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, việc ưu tiên bố trí nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, nguồn lực khó khăn nên đã huy động cả nguồn cải cách tiền lương còn dư và lùi thời điểm thực hiện được việc cải cách tiền lương theo chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội.
Đồng thờI, dự thảo Nghị quyết dự toán năm 2022 cũng quy định chỉ ban hành chính sách chi khi thực sự cần thiết và có nguồn đảm bảo đây cũng là quy định của Luật Ngân sách nhà nước; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách do UBTVQH ban hành cũng đã quy định rõ việc bố trí nguồn để thực hiện các chính sách tăng thêm từ năm 2022. Vì vậy xin phép Quốc hội cho phép không bổ sung nội dung này vào Dự thảo Nghị quyết.
Dự thảo nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 cũng vừa được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành đạt 94,79% tổng số ĐBQH.
Theo đó, tổng số thu ngân sách trung ương là 739.132 tỷ đồng; Tổng số thu ngân sách địa phương là 672.568 tỷ đồng.
Phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 theo từng lĩnh vực và chi tiết cho từng Bộ, cơ quan trung ương thực hiện theo các phụ lục số I, II, III và IV kèm theo Nghị quyết này.
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương theo các phụ lục số V và VI kèm theo Nghị quyết này.
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và số bổ sung cân đối của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương áp dụng riêng cho năm 2022. Căn cứ tình hình thực tế, năm 2023, Quốc hội sẽ quy định lại cho phù hợp.
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, có ý kiến đề nghị cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách do trung ương ban hành tăng thêm từ năm 2022 và giao cho Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương từ năm 2022.
UBTVQH cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, việc ưu tiên bố trí nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ cấp bách.
“Hiện nay, nguồn lực khó khăn nên đã huy động cả nguồn cải cách tiền lương còn dư và lùi thời điểm thực hiện được việc cải cách tiền lương theo chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời, dự thảo Nghị quyết dự toán năm 2022 cũng quy định chỉ ban hành chính sách chi khi thực sự cần thiết và có nguồn đảm bảo. Đây cũng là quy định của Luật NSNN; Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách do UBTVQH ban hành cũng đã quy định rõ việc bố trí nguồn để thực hiện các chính sách tăng thêm từ năm 2022. Vì vậy không bổ sung nội dung này vào Dự thảo Nghị quyết”, ông Nguyễn Phú Cường nói rõ. |
Về thu, nộp và sử dụng phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô thống nhất trong cả nước, bao gồm cả đường bộ thuộc Trung ương quản lý và đường bộ thuộc địa phương quản lý; thực hiện phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nguồn thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô theo tỷ lệ tương ứng là 65% và 35% để chi cho quản lý, bảo trì đường bộ.
Số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
Năm 2022, bố trí 842,5 tỷ đồng cho Bộ Công an để chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và 1.966 tỷ đồng bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để thực hiện nhiệm vụ này từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông do ngành Công an thực hiện. Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí phân bổ số bổ sung có mục tiêu, bảo đảm công bằng, hiệu quả giữa các địa phương.
Sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết chi cho đầu tư phát triển, trong đó, ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp (bao gồm cả mua sắm thiết bị dạy học phục vụ đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông), lĩnh vực y tế; phần còn lại ưu tiên bố trí thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển quan trọng, cấp bách khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.
Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21-5-2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hướng dẫn tiết kiệm tối thiểu 15% chi thường xuyên ngoài chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương và các khoản chi trực tiếp cho con người đối với các cơ quan hành chính nhà nước đang được áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của đơn vị theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền sử dụng nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước.
Xây dựng phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022 (bao gồm cả kế hoạch năm 2021 chuyển nguồn sang năm 2022) của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia cho từng Bộ, cơ quan trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước ngày 1-3-2022.