Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng khai gì trước tòa?

Chiều 19-3, phiên tòa xét xử 15 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (gọi tắt là Tân Hoàng Minh) tiếp tục phần xét hỏi.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc

Sau khi xét hỏi 14 bị cáo, cảnh sát hỗ trợ tư pháp dẫn giải bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tân Hoàng Minh vào phiên tòa.

Theo hồ sơ vụ án, do khó khăn về tài chính và để có chi phí duy trì bộ máy làm việc, hoạt động kinh doanh, đầu tư, thanh toán các khoản nợ phải trả của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, từ tháng 6-2021 đến tháng 3-2022, bị cáo Đỗ Anh Dũng đã thống nhất chủ trương và thông qua con trai Đỗ Hoàng Việt chỉ đạo, ủy quyền cho các bị cáo đồng phạm dưới quyền sử dụng pháp nhân 3 doanh nghiệp phát hành 9 gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị phát hành 10.030 tỷ đồng nhằm huy động tiền.

Bị cáo Đỗ Anh Dũng.jpg
Bị cáo Đỗ Anh Dũng tại phiên tòa

Để phát hành được trái phiếu, các bị cáo đã thông đồng thực hiện nhiều hành vi, thủ đoạn gian dối, hợp thức điều kiện, hồ sơ phát hành, thủ tục chào bán, giao dịch trái phiếu: ngụy tạo hoạt động kinh doanh bằng hình thức ký hợp thức các hợp đồng hợp tác đầu tư, đặt cọc, mua bán cổ phần… không có thật giữa nội bộ các công ty thuộc Tân Hoàng Minh.

Các bị cáo đã thông đồng với đơn vị kiểm toán, hợp thức số liệu báo cáo tài chính của 3 công ty phát hành, đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần để đủ điều kiện phát hành trái phiếu.

Viện kiểm sát xác định, các bị cáo đã sử dụng tài sản của chính những hợp đồng hợp tác đầu tư “khống” làm tài sản bảo đảm cho trái phiếu. Từ đó tạo niềm tin, sử dụng pháp nhân, thương hiệu Tân Hoàng Minh để huy động, chiếm đoạt của 6.630 nhà đầu tư tổng số 8.643 tỷ đồng.

Trước bục khai báo, bị cáo Đỗ Anh Dũng thừa nhận mình là người đưa ra chủ trương phát hành trái phiếu và giao cho con trai Đỗ Hoàng Việt thực hiện.

Năm 2021, do Tân Hoàng Minh cần nhiều vốn hơn nên bị cáo đã bàn bạc với con trai về việc huy động vốn từ nhà tài trợ, không chỉ từ vốn ngân hàng. Do đó, bị cáo Dũng bảo con trai Đỗ Hoàng Việt tìm thêm một kênh huy động vốn. Sau đó, Đỗ Hoàng Việt đề xuất kênh trái phiếu.

“Tôi là nhà điều hành doanh nghiệp hơn 30 năm nên hiểu rõ thời điểm đó kênh trái phiếu là hiệu quả", bị cáo Dũng khai và khẳng định thời điểm phát hành trái phiếu vẫn còn một số tài sản đảm bảo để vay tiền ngân hàng.

hđxx.jpg
Hội đồng xét xử trong phiên tòa

Đối với việc chạy dòng tiền để phát hành trái phiếu, bị cáo Đỗ Anh Dũng thừa nhận có sai phạm và với chức vụ là người đứng đầu, ông nhận trách nhiệm của bản thân.

Bị cáo Dũng cho rằng, ngay khi phát hành trái phiếu, trong thâm tâm ông chưa bao giờ có ý nghĩ chiếm đoạt tiền của người mua. “Tôi nghĩ rằng đây là tiền huy động để phục vụ việc kinh doanh như cáo trạng đã nêu là để có tiền kinh doanh đầu tư, chi phí thanh toán cho nhà thầu và đây đúng là nhu cầu thật", ông Dũng nói.

Theo bị cáo Dũng, tại thời điểm đó, hiểu biết của ông về pháp luật trong phát hành trái phiếu là chưa đầy đủ. Tòa đề nghị bị cáo Dũng cho biết, việc bán trái phiếu sau khi mua lại bằng dòng tiền "ảo", ai là người quyết định? Chủ tịch Tân Hoàng Minh cho rằng, không được xem các phương án cuối cùng sử dụng tiền. Khi sử dụng tiền, bị cáo nghĩ tiền huy động về sử dụng để kinh doanh và đem lại hiệu quả cho công ty, tập đoàn và trả cả gốc, lãi cho người mua.

Sau đó, bị cáo Đỗ Anh Dũng thừa nhận số lượng danh sách bị hại mà tòa đã công bố là đúng. Bị cáo này nói, sau khi bị công an tạm giữ, được các cán bộ giải thích sai phạm, nhận thức được sai phạm bị cáo đã rất tích cực trong việc khắc phục hậu quả vụ án và viết đơn gửi các cơ quan tố tụng để xử lý, khắc phục hậu quả một cách tối đa nhất.

Đến giờ, toàn bộ số tiền 8.643 tỷ đồng đã được nộp cho nhà nước để trả cho các bị hại, thậm chí là thừa 1 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục