Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Tiếp tục xác định “đối ngoại độc lập, tự chủ” là chủ trương lớn

Chiều 23-8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt thân mật và làm việc với Bộ Ngoại giao về việc triển khai đường lối đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhân dịp kỷ niệm 77 năm thành lập ngành ngoại giao (28-8-1945 - 28-8-2022). 
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với cán bộ chủ chốt Bộ Ngoại giao về triển khai đường lối đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với cán bộ chủ chốt Bộ Ngoại giao về triển khai đường lối đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và chúc mừng những đóng góp to lớn, ý nghĩa của ngành ngoại giao. Chủ tịch nước nhấn mạnh, nền ngoại giao Việt Nam hiện đại vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, trực tiếp xây dựng, chỉ đạo và rèn luyện, trong suốt 77 năm phụng sự đất nước đã luôn nỗ lực phát huy truyền thống ngoại giao của cha ông, tư tưởng ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, luôn trung thành với Đảng, với lợi ích của quốc gia - dân tộc, nắm vững về đường lối, kiên định về nguyên tắc nhưng linh hoạt, sáng tạo trong triển khai, mạnh dạn tìm đột phá để phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong môi trường đối ngoại rất phức tạp và khó lường, ngành ngoại giao đã bám sát đường lối của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc tháng 12-2021, phối hợp chặt chẽ với quốc phòng và an ninh, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xử lý đúng đắn các vấn đề biên giới lãnh thổ, thúc đẩy đối thoại, đàm phán, hợp tác giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế. Ngành ngoại giao cũng đã triển khai đồng bộ, phối hợp chặt chẽ hiệu quả giữa 3 trụ cột đối ngoại, đóng góp quan trọng vào thành tựu đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội; củng cố cục diện và môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước.
Trong khó khăn của đại dịch Covid-19, ngoại giao đã chủ động tham mưu, tích cực, sáng tạo trong triển khai, không để bị “đứt gẫy” quan hệ, tiếp tục đưa quan hệ với nhiều đối tác đi vào chiều sâu. Đặc biệt, ngoại giao y tế và ngoại giao vaccine đã đóng góp quan trọng vào nâng cao hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nghĩa tình với “ngoại giao tâm công”, “từ trái tim”, tranh thủ thêm nguồn lực, thiết bị y tế, vaccine phòng Covid-19 giúp Việt Nam vượt lên đạt tỷ lệ cao hàng đầu thế giới về bao phủ tiêm vaccine cho người dân, tạo nền tảng cho phục hồi, chuyển đổi trạng thái, phát triển kinh tế, xã hội trong “bình thường mới”. 

Hoan nghênh Bộ Ngoại giao vừa tổ chức quán triệt nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Chủ tịch nước đề nghị ngành ngoại giao cần tiếp tục xác định “đối ngoại độc lập, tự chủ” là chủ trương lớn quan trọng nhằm “giữ nước từ sớm, từ xa”; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa 3 trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân; củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ của ta với các đối tác đi vào chiều sâu, nhất là các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn và bạn bè truyền thống; xác định ngoại giao phục vụ phát triển là nhiệm vụ trung tâm; đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương phù hợp với thế và lực mới của đất nước; tiếp tục kết hợp chặt chẽ với quốc phòng và an ninh để tạo thế chân kiềng vững chắc, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến Việt Nam, tăng cường công tác bảo hộ công dân; đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, dự báo và tham mưu chiến lược; chú trọng công tác cán bộ và xây dựng ngành.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội và phu nhân rời Hà Nội, lên đường tham dự IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân lên đường dự IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chiều 1-4, chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent; đồng thời thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến 8-4.

Tìm lời giải quản lý cho chính quyền địa phương 2 cấp

Tìm lời giải quản lý cho chính quyền địa phương 2 cấp

Trước việc thực hiện Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, người dân nêu băn khoăn về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là cấp xã sẽ được tổ chức ra sao để không ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, TS Hoàng Văn Tú (ảnh), Học viện Cán bộ TPHCM, đã nêu một số khuyến nghị trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là tại các đô thị lớn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 31-3. Ảnh: VIẾT CHUNG

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Ưu tiên trình Quốc hội quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền

Chiều 31-3, phát biểu kết luận phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.

50 năm thống nhất đất nước: Kiều bào chung tay đưa TPHCM và đất nước vươn xa

50 năm thống nhất đất nước: Kiều bào chung tay đưa TPHCM và đất nước vươn xa

50 năm sau ngày thống nhất, kiều bào tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của TPHCM và cả nước. Với hơn 6 triệu người trên toàn cầu, trong đó hơn 3 triệu người gắn bó mật thiết với thành phố mang tên Bác, những đóng góp về tri thức, kinh tế, khoa học - công nghệ ngày càng sâu rộng. TPHCM không ngừng mở rộng chính sách thu hút nguồn lực kiều bào, tạo điều kiện để họ đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững.

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Ngày 31-3, tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức "Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo".

Toàn văn Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Brazil

Toàn văn Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Brazil

Tối 29-3, Bộ Ngoại giao phát thông cáo về Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Brazil nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva. Báo SGGP trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.

Chuyến thăm tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ: Kỳ vọng mở ra chương mới trong quan hệ hai nước

Chuyến thăm tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ: Kỳ vọng mở ra chương mới trong quan hệ hai nước

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến 4-4. Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa của sự kiện này.