° PHÓNG VIÊN: Thưa ông, những thiệt hại về sinh mạng và tài sản do thiên tai như vừa qua ở vùng núi phía Bắc liệu có thể tránh được nếu quy hoạch các khu dân cư tốt hơn, cụ thể là tránh xa vùng có nguy cơ, hay không?
° TS NGÔ TRUNG HẢI: Những kịch bản biến đổi khí hậu đối với Việt Nam đã được công bố rộng rãi và một trong những yêu cầu quan trọng của công tác quy hoạch hiện nay là phải xem xét yếu tố đó. Tất cả những địa phương có khả năng phải chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu cũng đều được cảnh báo. Do đó khi xây dựng quy hoạch, người làm công tác quy hoạch sẽ phải thực hiện việc đánh giá nhiều yếu tố trong khu vực, trong đó bao gồm cả rủi ro thiên tai, để xác định những khu vực có thể xây dựng thuận lợi, khu vực ít hoặc không thuận lợi và khu vực cấm xây dựng. Quy hoạch nào cũng phải soi chiếu vào các tiêu chí đó.
Nhưng theo báo cáo tổng kết mới đây về xây dựng nông thôn mới, chất lượng quy hoạch còn chưa đồng đều, chỗ này chỗ kia có những vấn đề nhất định. Hơn nữa, người làm quy hoạch khó có thể biết được tất cả những khu vực có nguy cơ cao, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa; nên vai trò của chính quyền địa phương - cấp nắm bắt rõ nhất địa bàn của mình - trong vấn đề này là đặc biệt quan trọng. Cũng cần phải nói đến công tác thực hiện quy hoạch. Kinh nghiệm tái định cư lòng hồ thủy điện cho thấy, việc di dời người dân đến nơi ở mới, nhất là với đồng bào dân tộc có tập quán sinh hoạt lâu đời gắn liền với sông suối, núi rừng… là rất khó khăn.
° Vậy vai trò của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện quy hoạch có trách nhiệm gì?
° Tôi cho rằng trong câu chuyện này, để phòng tránh những rủi ro, thiệt hại do thiên tai, thì chính quyền địa phương phải coi đảm bảo an toàn cho người dân là nhiệm vụ hàng đầu, phải chuẩn bị địa điểm, chính sách và dành cho họ sự hỗ trợ thực sự; đồng thời khéo léo thuyết phục và khi cần phải rất cương quyết nữa. Trước mắt, chính quyền địa phương các cấp phải rà soát, đánh dấu những khu vực trọng yếu mà người dân đang sống sẽ chịu tác động của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm để có giải pháp đề phòng bất trắc, kiên quyết chấm dứt tình trạng xẻ đồi xây dựng nhà ở một cách tùy tiện. Chưa đảm bảo được như thế thì lãnh đạo địa phương không thể ăn ngon ngủ yên mỗi khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.
° Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của BĐKH, vậy ta cần có những thay đổi gì để thích ứng?
° Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng BĐKH đang ảnh hưởng đến sinh kế như lũ lụt, sóng nhiệt cũng như biến đổi dày hơn về nhiệt độ và lượng mưa. Các cụm dân cư vùng thấp ven biển (như tại vùng đô thị TPHCM) cũng phải đối mặt với nguy cơ bão nhiệt đới. Những khả năng này sẽ nguy hiểm hơn nữa khi kết hợp với triều cường và (hoặc) dòng chảy mạnh dẫn đến lụt lội trên diện rộng…
° TS NGÔ TRUNG HẢI: Những kịch bản biến đổi khí hậu đối với Việt Nam đã được công bố rộng rãi và một trong những yêu cầu quan trọng của công tác quy hoạch hiện nay là phải xem xét yếu tố đó. Tất cả những địa phương có khả năng phải chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu cũng đều được cảnh báo. Do đó khi xây dựng quy hoạch, người làm công tác quy hoạch sẽ phải thực hiện việc đánh giá nhiều yếu tố trong khu vực, trong đó bao gồm cả rủi ro thiên tai, để xác định những khu vực có thể xây dựng thuận lợi, khu vực ít hoặc không thuận lợi và khu vực cấm xây dựng. Quy hoạch nào cũng phải soi chiếu vào các tiêu chí đó.
Nhưng theo báo cáo tổng kết mới đây về xây dựng nông thôn mới, chất lượng quy hoạch còn chưa đồng đều, chỗ này chỗ kia có những vấn đề nhất định. Hơn nữa, người làm quy hoạch khó có thể biết được tất cả những khu vực có nguy cơ cao, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa; nên vai trò của chính quyền địa phương - cấp nắm bắt rõ nhất địa bàn của mình - trong vấn đề này là đặc biệt quan trọng. Cũng cần phải nói đến công tác thực hiện quy hoạch. Kinh nghiệm tái định cư lòng hồ thủy điện cho thấy, việc di dời người dân đến nơi ở mới, nhất là với đồng bào dân tộc có tập quán sinh hoạt lâu đời gắn liền với sông suối, núi rừng… là rất khó khăn.
° Vậy vai trò của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện quy hoạch có trách nhiệm gì?
° Tôi cho rằng trong câu chuyện này, để phòng tránh những rủi ro, thiệt hại do thiên tai, thì chính quyền địa phương phải coi đảm bảo an toàn cho người dân là nhiệm vụ hàng đầu, phải chuẩn bị địa điểm, chính sách và dành cho họ sự hỗ trợ thực sự; đồng thời khéo léo thuyết phục và khi cần phải rất cương quyết nữa. Trước mắt, chính quyền địa phương các cấp phải rà soát, đánh dấu những khu vực trọng yếu mà người dân đang sống sẽ chịu tác động của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm để có giải pháp đề phòng bất trắc, kiên quyết chấm dứt tình trạng xẻ đồi xây dựng nhà ở một cách tùy tiện. Chưa đảm bảo được như thế thì lãnh đạo địa phương không thể ăn ngon ngủ yên mỗi khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.
° Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của BĐKH, vậy ta cần có những thay đổi gì để thích ứng?
° Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng BĐKH đang ảnh hưởng đến sinh kế như lũ lụt, sóng nhiệt cũng như biến đổi dày hơn về nhiệt độ và lượng mưa. Các cụm dân cư vùng thấp ven biển (như tại vùng đô thị TPHCM) cũng phải đối mặt với nguy cơ bão nhiệt đới. Những khả năng này sẽ nguy hiểm hơn nữa khi kết hợp với triều cường và (hoặc) dòng chảy mạnh dẫn đến lụt lội trên diện rộng…
Nhưng đó là một xu thế không thể đảo ngược được và chúng ta phải chấp nhận để tìm cách đối mặt thách thức. Cha ông ta có phương châm “sống chung với lũ” và ngay cả các nước phát triển hàng đầu bây giờ cũng làm như thế. Thay vì làm đê cứng ngăn lũ một cách cưỡng bức, TPHCM đang có dự án tạo những “khoảng âm” trong đô thị để chứa nước một cách tự nhiên.
Ở khu vực bãi giữa sông Hồng của Hà Nội, vào mùa nước lên thì người dân lên thuyền vào bờ sinh sống. Mùa nước rút thì họ lại ra đó, tận dụng phù sa màu mỡ để canh tác nông nghiệp. Các nước phát triển cũng có nhiều giải pháp rất sáng tạo mà chúng ta có thể học tập. Bỉ không làm đê “cứng” để ngăn nước cưỡng bức, mà sử dụng loại vật liệu đàn hồi và cấu trúc linh hoạt.
Một điều cũng rất đáng lưu ý là người ta chỉ nói đến công tác quy hoạch và xây dựng ban đầu. Trong quá trình vận hành, cả đô thị lẫn nông thôn đều cần được duy tu, bảo dưỡng đúng cách. Dù được quy hoạch đúng đắn đến đâu mà hệ thống thoát nước không được nạo vét định kỳ, nhất là khi hoạt động xây dựng gia tăng mạnh mẽ như hiện nay thì cũng khó tránh khỏi lụt lội có khi mưa lớn kéo dài.
° Xin cảm ơn ông!
Một điều cũng rất đáng lưu ý là người ta chỉ nói đến công tác quy hoạch và xây dựng ban đầu. Trong quá trình vận hành, cả đô thị lẫn nông thôn đều cần được duy tu, bảo dưỡng đúng cách. Dù được quy hoạch đúng đắn đến đâu mà hệ thống thoát nước không được nạo vét định kỳ, nhất là khi hoạt động xây dựng gia tăng mạnh mẽ như hiện nay thì cũng khó tránh khỏi lụt lội có khi mưa lớn kéo dài.
° Xin cảm ơn ông!