Tính đến ngày 7-1, Việt Nam đã ghi nhận 30 trường hợp nhiễm biến thể Omicron tại 6 tỉnh thành. Trong đó, Quảng Nam có số ca mắc biến thể Omicron nhiều nhất 14 ca, tiếp đó là TPHCM 11 ca, Thanh Hóa 2 ca, Hà Nội, Hải Dương và Hải Phòng mỗi địa phương 1 ca. Việc mở lại nhiều đường bay quốc tế cùng với sự gia tăng giao thương, đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng là rất lớn.
Tiêm vaccine mũi bổ sung cho người dân huyện Hóc Môn, TPHCM
Tín hiệu tích cực
Sở Y tế TPHCM cho biết, trong tuần cuối năm 2021 và những ngày đầu năm 2022, thành phố ghi nhận gần 5.535 ca mắc mới, đang cách ly tập trung 970 ca và 36.304 ca F0 cách ly tại nhà. Số ca tử vong cũng giảm liên tục từ 40 ca (ngày 28-12-2021) xuống 21 ca trong ngày 6-1. Cấp độ dịch toàn thành phố ở cấp độ 2; thành phố hiện còn 6/21 quận huyện là vùng vàng, 16 quận huyện và TP Thủ Đức đạt cấp độ 1 (vùng xanh). Điển hình nhất là quận Bình Tân, từ quận có diễn biến dịch phức tạp đã được xanh hóa và giữ vững cấp độ trong hơn 2 tuần qua.
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chức năng và địa phương khi phát hiện trường hợp mắc Covid-19, đặc biệt là biến thể Omicron cần mở rộng điều tra dịch tễ, thông báo các địa phương liên quan để phối hợp truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, thực hiện cách ly y tế, xét nghiệm F1 và trả kết quả nhanh nhất để triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời.
Chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát dịch tại địa bàn, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân Lê Thị Ngọc Dung cho biết, để được xanh hóa, quận triển khai hàng loạt biện pháp phòng chống dịch đồng bộ, quyết liệt gồm tuyên truyền cho người dân về ý thức phòng chống dịch; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine; củng cố hệ thống chăm sóc, điều trị F0 tại nhà; huy động bệnh viện tư, phòng khám tư tham gia phòng chống dịch... Từ đầu tháng 12-2021, tình hình kiểm soát dịch chuyển biến khả quan, số ca mắc mới giảm sâu (ngày 6-1 còn 7 ca) và từ 16-12-2021 đến nay quận được công nhận là vùng xanh.
BS CKII Nguyễn Thanh Trường, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới TPHCM, kiêm nhiệm giám đốc BV dã chiến 3 tầng số 14 (quận Tân Phú), cho hay, cuối tháng 12-2021, BV tiếp nhận toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm hồi sức Covid-19 từ BV Trung ương Huế thuận lợi. Lúc mới tiếp nhận, bình quân mỗi ngày BV tiếp nhận 20-25 ca bệnh nặng.
“Rất mừng những ngày qua BV chỉ tiếp nhận 1-3 ca/ngày. Tín hiệu tích cực này là nhờ các địa phương phòng chống dịch tốt đã giúp BV giảm tải một cách rõ rệt”, BS Nguyễn Thanh Trường nói.
Với các BV điều trị Covid-19 khác, nhất là tuyến BV điều trị F0 trẻ em, gồm BV Nhi đồng 1, BV Nhi đồng 2 và BV Nhi đồng thành phố, đến nay chỉ còn 73 bệnh nhi/3 BV/500 giường, trong khi đó, tháng 12-2021, thành phố có đến 578 trẻ F0 dưới 16 tuổi dẫn đến quá tải tại 3 BV này. Lãnh đạo 3 BV cho biết, số ca F0 trẻ em giảm giúp các BV giảm tải và chăm sóc bệnh nhi tốt hơn.
Nhận định về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố thời gian qua, các chuyên gia y tế đánh giá rất tích cực, số ca nhiễm mới giảm sâu thể hiện đã có miễn dịch cộng đồng an toàn nhờ tiêm vaccine, tuy nhiên không thể chủ quan khi biến thể Omicron đã xuất hiện tại Việt Nam.
Hiện TPHCM ghi nhận 11 ca mắc Omicron trong số 30 ca của cả nước, đều là các trường hợp nhập cảnh đã được quản lý, cách ly tại BV dã chiến số 12. Thành phố đã tiến hành các biện pháp điều tra, truy vết được 223 trường hợp liên quan tới 11 bệnh nhân gồm tổ bay, hành khách đi cùng chuyến bay, nhân viên phục vụ tại khu cách ly… có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Tăng cường phòng ngừa
Trước nguy cơ lây lan của biến thể Omicron, các tỉnh thành cả nước đã lên kế hoạch ứng phó, phòng ngừa dịch bệnh. Ông Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang, cho biết, đã ban hành kế hoạch ứng phó nhằm triển khai hiệu quả các biện pháp ngăn chặn biến thể xâm nhập, sẵn sàng phương án can thiệp kịp thời, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh đối với sức khỏe người dân và hoạt động kinh tế - xã hội.
An Giang đề ra các giải pháp như tăng cường quản lý xuất nhập cảnh tuyến biên giới giáp với Campuchia, yêu cầu cách ly tập trung theo quy định toàn bộ người nhập cảnh, bất kể tiền sử tiêm vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm biến thể Omicron trên địa bàn. An Giang tăng cường vai trò của Tổ y tế cộng đồng, duy trì các trung tâm thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 hiện có, tăng tốc tiêm vaccine mũi tăng cường theo trình tự ưu tiên.
Người dân ĐBSCL tiêm mũi 3 vaccine Covid-19
Tại Kiên Giang, ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang, vừa ký văn bản chỉ đạo chủ động kiểm soát biến thể mới Omicron. Theo đó, thực hiện tốt 3 trụ cột phòng chống dịch (cách ly, xét nghiệm, điều trị) và công thức 5K cùng vaccine.
Tỉnh Kiên Giang cũng yêu cầu lực lượng công an, quân sự, chính quyền các địa phương, nhất là địa bàn biên giới tăng cường kiểm soát đường biên giới trên bộ, đường thủy, đường biển; quản lý chặt chẽ xuất nhập cảnh, không để xảy ra tình trạng nhập cảnh, vượt biên trái phép, sớm phát hiện ca bệnh nhiễm biến thể Omicron xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
Tại Gia Lai, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh đề nghị tạm dừng các cuộc hội, họp có tập trung đông người cho đến hết Tết Nguyên đán, trừ những trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép và có sự kiểm soát của ngành y tế. Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận trình UBND tỉnh về việc lập 2 khu cách ly, điều trị riêng biệt với biến thể Delta và biến thể Omicron.
Theo ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay biến thể Omicron đã lây lan ít nhất 124 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thời gian tới, với việc mở lại nhiều đường bay quốc tế, gia tăng giao thương, đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2022 nên nguy cơ ghi nhận mắc biến thể Omicron từ trường hợp nhập cảnh và lây lan ra cộng đồng là rất lớn.
Để ngăn chặn, phòng ngừa sự lây lan của biến thể Omicron, Bộ Y tế đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế. Đặc biệt, địa phương cần tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh, kiểm tra điều kiện lưu trú nhằm đảm bảo không tiếp xúc người xung quanh khi mới nhập cảnh theo quy định; tăng cường giám sát tại cộng đồng để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ; khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch không để lây lan ra cộng đồng.
TS Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam:
Tiếp tục nâng cao năng lực y tế
Các nghiên cứu khoa học gần đây làm rõ Omicron là một biến thể đáng quan ngại vì nó có số lượng gene đột biến cao, dễ lây truyền hơn các biến thể đáng quan ngại khác, gồm cả Delta. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có thông tin cho thấy biến thể này gây bệnh nặng hơn hay ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng hoặc ảnh hưởng đến khả năng chẩn đoán.
Việt Nam và các quốc gia cần phải có biện pháp, không để hệ thống y tế bị quá tải bệnh nhân Covid-19 và bảo vệ những người dễ bị tổn thương. Trong đó, tập trung tăng cường tiêm vaccine Covid-19; tiếp tục nâng cao năng lực y tế và y tế công cộng trong việc phối hợp nhịp nhàng hệ thống chuyển tuyến bệnh nhân, từ chăm sóc ban đầu đến chăm sóc đặc biệt, quản lý sự gia tăng ca bệnh. Đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống dịch, công bố thông tin rộng rãi về kết quả giải trình tự gene ca bệnh Covid-19 để giới khoa học có thêm thông tin nghiên cứu về biến thể mới.
BS Trương Hữu Khanh, Chuyên gia bệnh truyền nhiễm:
Tập trung bảo vệ người có nguy cơ cao
TPHCM và các tỉnh thành cần thận trọng, luôn sẵn sàng ứng phó biến thể mới, song song đó đẩy nhanh tiêm mũi 3, 4 cho người có nguy cơ cao, tiêm mũi nhắc lại cho người dân. Ngoài 14 BV dã chiến đang thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 trong mô hình 3 tầng, cần khuyến khích các BV chuyển đổi khu tiếp nhận điều trị bệnh nhân thành khoa điều trị Covid-19 như mô hình của BV Nhi đồng 2 bắt đầu hoạt động từ ngày 7-1.
Thành phố hiện có hơn 600.000 người thuộc nhóm nguy cơ. Trong đó, 25.000 người chưa tiêm vaccine, trong số này có hơn 5.000 người mắc Covid-19 mà không biết. Con số này rất đáng báo động. Thành phố cần bảo vệ từ xa cho nhóm người này bằng ngoài cách phát hiện sớm, cho uống thuốc kháng virus và tổ chức tiêm vaccine ngay cho họ.
Tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em toàn cầu mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD.
Ngày 2-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả thử nghiệm một số mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sinh lý cho nam giới, do Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Bảo Ngọc (Hà Nội) chịu trách nhiệm phân phối và quản lý chất lượng.
Chiều 2-4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế Gia Lai về việc bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở khám chữa bệnh, sau sự việc bác sĩ Nguyễn Thị Diễm Hằng (Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, Gia Lai) bị hành hung khi đang trực cấp cứu vào tối 31-3.
Ngày 2-4, Sở Y tế TPHCM cho biết, Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn đang hình thành trung tâm điều trị đột quỵ chuyên sâu với sự hỗ trợ toàn diện của Bệnh viện Nhân dân 115.
Ngày 2-4, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân H.T. (38 tuổi, ngụ TPHCM) có khối u máu lớn 2cm trong vùng mũi xoang.
K.N. (14 tuổi) đột nhiên khó ngủ, la hét, khóc cười vô cớ và không nhận ra người nhà. Tại bệnh viện, em tự bóp cổ, cắn lưỡi làm chảy máu, gãy răng khiến bác sĩ phải tiêm thuốc an thần để bảo đảm an toàn.
Bộ Y tế đề nghị 3 địa phương là TPHCM, Tiền Giang và Ninh Thuận phối hợp khẩn trương làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm vụ 6 du khách nghi bị ngộ độc khi uống một loại rượu ngâm trái cây.
Cả 6 bệnh nhân trong chùm ngộ độc rượu đều có nồng độ methanol cao vượt ngưỡng 100 mg/dL. Trong đó, bệnh nhân trẻ nhất đã tử vong sau thời gian điều trị tích cực.
Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.
Sau khi uống khoảng 3 lít rượu trái cây, nhóm 6 người đồng loạt nhập viện cấp cứu vì đau bụng, nôn ói. Trong đó, một bệnh nhân trẻ nhất bị hôn mê, nghi tổn thương não.
Các bệnh viện phải tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng, bảo đảm việc cách ly ca bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn còn nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Răng hàm mặt thành phố.
Ngày 29-3, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra.
Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.
Ngày 28-3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở An toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM đề nghị khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - THCS Tuệ Đức (ở TP Thủ Đức, TPHCM) nghi bị ngộ độc thực phẩm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đánh giá rất cao sự chủ động của TPHCM khi kịp thời công bố dịch sởi vào ngày 27-8-2024. Đây là cơ sở pháp lý để hoạt động phòng chống dịch quyết liệt, mạnh mẽ hơn.
Ngày 27-3, trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).
Qua công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sởi cho thấy, dịch sởi năm nay ở trẻ em không chỉ gia tăng số ca mắc mà biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, khó nhận định. Trong khi đó, đối với người lớn mắc sởi, số ca bị biến chứng nặng tăng cao hơn so với các năm trước.
Ngày 27-3, Sở Y tế tỉnh Thái Bình thông tin về ca mắc viêm màng não mô cầu đầu tiên ở địa phương trong năm 2025, đó là một nam thanh niên (17 tuổi, ở xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ) chưa từng tiêm vaccine ngừa viêm não.
Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, kéo theo nỗi lo về thực phẩm không an toàn, nhất là thịt gia súc, gia cầm. Xung quanh vấn đề này, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Long (ảnh), Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) để làm rõ một số vấn đề mà dư luận và người tiêu dùng quan tâm.
Theo BS.CKI. Nguyễn Hoàng Lộc, Hệ Thống Y Tế Tim Mạch Tiểu Đường 315 chi nhánh Nguyễn Ảnh Thủ (quận 12, TPHCM), người cao tuổi không thường xuyên khám sức khỏe sẽ khó kiểm soát những bệnh mạn tính từ giai đoạn đầu, lúc bệnh đang diễn biến âm thầm và đặc biệt tránh được những cơn đột quỵ có khả năng tiềm ẩn cao.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu