Theo đó, MyQuest sẽ trở thành một cơ sở thực hành của Trường ĐHSP Hà Nội, được nhà trường hỗ trợ, hợp tác về chiến lược phát triển, cung cấp giáo viên chất lượng cao, đổi mới trong phương pháp dạy học - giáo dục. Với tư cách là một cơ sở thực hành của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và được trường hỗ trợ chuyên môn toàn diện, học sinh theo học Trường MyQuest có cơ hội được trải nghiệm các phương pháp dạy học - giáo dục tiên tiến, được kết nối với các đoàn chuyên gia đến từ các tổ chức giáo dục uy tín trên toàn thế giới...
Đây là một động thái mới của Trường ĐHSP Hà Nội nói riêng, của công tác đào tạo sư phạm nói chung. Theo Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội Nguyễn Văn Minh, ký kết hợp tác với các trường phổ thông nói chung, trường phổ thông chất lượng cao nói riêng là hoạt động quan trọng, thúc đẩy đổi mới công tác đào tạo giáo viên của Trường ĐHSP Hà Nội. Trong 5 năm gần đây, Trường ĐHSP Hà Nội đã triển khai đào tạo 5 mã ngành giáo viên dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Vì vậy, việc ký kết hợp tác với các trường phổ thông có yếu tố quốc tế sẽ giúp trường mở rộng cơ sở thực hành, tạo điều kiện cho sinh viên sớm vững vàng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế.
Có thể nói, những hợp tác kiểu này giúp cho cả hai bên cùng có lợi, trường phổ thông lợi bởi được trường đại học hỗ trợ về chiến lược phát triển, cung cấp giáo viên chất lượng cao, đổi mới trong phương pháp dạy học - giáo dục; học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm các phương pháp giáo dục tiên tiến, các chương trình hợp tác quốc tế vốn là thế mạnh của trường đại học. Còn về phía trường ĐHSP, sinh viên sư phạm sẽ có một môi trường thực tập lý tưởng để hoàn thiện chuyên môn, phương pháp giảng dạy, bản lĩnh đứng lớp trước khi chính thức bước vào nghề làm thầy giáo. Đây là mô hình hợp tác để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm nên được nhân rộng.
Đào tạo sư phạm luôn là lĩnh vực quan trọng của ngành giáo dục. Các trường sư phạm được coi là máy cái của ngành, nơi sẽ cho ra đời sản phẩm là đội ngũ giáo viên - nhân tố quyết định sự thành bại mọi công cuộc đổi mới giáo dục. Vừa qua, đào tạo sư phạm có nhiều vấn đề khiến xã hội lo lắng, như đào tạo không theo quy hoạch, không theo địa chỉ sử dụng; chất lượng đầu vào không cao; chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu; sinh viên sư phạm còn thiên về học lý thuyết… Đó là những nguyên nhân khiến xã hội chưa yên tâm với chất lượng đội ngũ nhà giáo. Nay ngành giáo dục đã khá quyết tâm trong việc “xốc” lại chất lượng đào tạo sư phạm, từ việc quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm; chỉ giữ và phát triển một số trường sư phạm trọng điểm; giảm chỉ tiêu đào tạo sư phạm, từ năm 2018 đào tạo sư phạm theo địa chỉ sử dụng, theo nhu cầu của các địa phương để bảo đảm chất lượng đầu vào sư phạm phải thuộc tốp đầu. Quyết tâm đó của ngành giáo dục đang khiến xã hội trông chờ và hy vọng.
Nhưng nói gì thì nói, bên cạnh sự chuyển động của Bộ GD-ĐT, để bảo đảm chất lượng đào tạo sư phạm, bản thân các trường ĐHSP cũng phải chuyển động. Các trường cần chủ động, tích cực trong việc tìm ra các phương thức để nâng cao chất lượng đào tạo của mình; cần phải có chính sách để sinh viên sư phạm vừa được học vừa được hành về chuyên môn kiến thức, rèn luyện đạo đức nhà giáo, trau dồi bản lĩnh trước khi tốt nghiệp ngành sư phạm bước chân vào nghề dạy học…
Đây là một động thái mới của Trường ĐHSP Hà Nội nói riêng, của công tác đào tạo sư phạm nói chung. Theo Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội Nguyễn Văn Minh, ký kết hợp tác với các trường phổ thông nói chung, trường phổ thông chất lượng cao nói riêng là hoạt động quan trọng, thúc đẩy đổi mới công tác đào tạo giáo viên của Trường ĐHSP Hà Nội. Trong 5 năm gần đây, Trường ĐHSP Hà Nội đã triển khai đào tạo 5 mã ngành giáo viên dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Vì vậy, việc ký kết hợp tác với các trường phổ thông có yếu tố quốc tế sẽ giúp trường mở rộng cơ sở thực hành, tạo điều kiện cho sinh viên sớm vững vàng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế.
Có thể nói, những hợp tác kiểu này giúp cho cả hai bên cùng có lợi, trường phổ thông lợi bởi được trường đại học hỗ trợ về chiến lược phát triển, cung cấp giáo viên chất lượng cao, đổi mới trong phương pháp dạy học - giáo dục; học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm các phương pháp giáo dục tiên tiến, các chương trình hợp tác quốc tế vốn là thế mạnh của trường đại học. Còn về phía trường ĐHSP, sinh viên sư phạm sẽ có một môi trường thực tập lý tưởng để hoàn thiện chuyên môn, phương pháp giảng dạy, bản lĩnh đứng lớp trước khi chính thức bước vào nghề làm thầy giáo. Đây là mô hình hợp tác để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm nên được nhân rộng.
Đào tạo sư phạm luôn là lĩnh vực quan trọng của ngành giáo dục. Các trường sư phạm được coi là máy cái của ngành, nơi sẽ cho ra đời sản phẩm là đội ngũ giáo viên - nhân tố quyết định sự thành bại mọi công cuộc đổi mới giáo dục. Vừa qua, đào tạo sư phạm có nhiều vấn đề khiến xã hội lo lắng, như đào tạo không theo quy hoạch, không theo địa chỉ sử dụng; chất lượng đầu vào không cao; chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu; sinh viên sư phạm còn thiên về học lý thuyết… Đó là những nguyên nhân khiến xã hội chưa yên tâm với chất lượng đội ngũ nhà giáo. Nay ngành giáo dục đã khá quyết tâm trong việc “xốc” lại chất lượng đào tạo sư phạm, từ việc quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm; chỉ giữ và phát triển một số trường sư phạm trọng điểm; giảm chỉ tiêu đào tạo sư phạm, từ năm 2018 đào tạo sư phạm theo địa chỉ sử dụng, theo nhu cầu của các địa phương để bảo đảm chất lượng đầu vào sư phạm phải thuộc tốp đầu. Quyết tâm đó của ngành giáo dục đang khiến xã hội trông chờ và hy vọng.
Nhưng nói gì thì nói, bên cạnh sự chuyển động của Bộ GD-ĐT, để bảo đảm chất lượng đào tạo sư phạm, bản thân các trường ĐHSP cũng phải chuyển động. Các trường cần chủ động, tích cực trong việc tìm ra các phương thức để nâng cao chất lượng đào tạo của mình; cần phải có chính sách để sinh viên sư phạm vừa được học vừa được hành về chuyên môn kiến thức, rèn luyện đạo đức nhà giáo, trau dồi bản lĩnh trước khi tốt nghiệp ngành sư phạm bước chân vào nghề dạy học…