Chông chênh làng nghề

Lớp thanh niên không mặn mà với nghề, cả làng chỉ còn một vài người bám giữ nhưng hầu hết đã già. Mỗi ngày trôi qua, nghề như càng tụt sâu vào quá khứ, để rồi mỗi khi nhắc đến, trong mắt người nghệ nhân già luôn chất chứa nỗi niềm đau đáu.
Ông Vũ Văn Khá (làng Kim Bồng, xã Cẩm Kim, TP Hội An) biểu diễn nghề đan thúng chai cho khách nước ngoài thưởng lãm
Ông Vũ Văn Khá (làng Kim Bồng, xã Cẩm Kim, TP Hội An) biểu diễn nghề đan thúng chai cho khách nước ngoài thưởng lãm

1. Làng đúc đồng Phước Kiều, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có lịch sử phát triển hơn 400 năm. Sản phẩm của làng nức tiếng một thời về độ tinh xảo và bền đẹp. Nổi bật có thể kể đến các loại cồng chiêng, chuông, chân đèn, lư hương…, trong đó, cồng chiêng của làng được đồng bào các dân tộc sinh sống trên dãy Trường Sơn ưa chuộng vì cung bậc âm thanh phù hợp. Tuy vậy, những sản phẩm này hiện đang đứng trước nguy cơ thất truyền do thiếu người kế nghiệp.

Theo ông Dương Quốc Thuần, người được xem là bậc thầy về thẩm âm cồng chiêng của làng Phước Kiều, hiện cả làng còn khoảng 7 lò hoạt động, nhưng cũng chỉ nhà ông thường xuyên đỏ lửa, các nhà khác một tuần vài lần, có nhà một tháng chỉ 3-4 lần. “Làng Phước Kiều ngày xưa người người làm nghề, nhà nhà làm nghề. Cồng chiêng đúc ra mỏng dày không cần biết, cứ sắp vô đủ bộ là đưa lên Tây Nguyên bán. Hồi đó, đồng bào cũng còn nhiều người biết thẩm âm nên cứ lựa chọn đủ bộ hợp âm là dùng, cái nào không đúng thì họ tự chỉnh sửa lại. Nhưng bây giờ những người chỉnh âm đồng bào không còn nữa. Nên mình phải thẩm âm, tìm ra nốt nhạc của từng dân tộc, phải biết nhạc cụ của người Ê Đê nằm ở bộ nốt nào, M’Nông nằm bộ nốt nào, mới có thể tạo âm phù hợp được”, ông Thuần nói.  

Mỗi năm, gia đình ông Thuần tiêu thụ khoảng 3 tấn đồng nhiên liệu, chủ yếu sản xuất cồng chiêng. Dù khách đặt hàng nhiều nhưng cơ sở ông không đủ sức làm. Ngoài thiếu lao động biết nghề, khó nhất chính là không có người thẩm âm. Tại làng Phước Kiều hiện chỉ còn 4 người tạo được âm cho cồng chiêng, nhưng ráp vô thành bộ nhạc với các nốt phù hợp của từng dân tộc thì chỉ mình ông Thuần làm được. Ông Thuần thừa nhận, rất khó có người để truyền nghề, bởi thẩm âm thuộc về năng khiếu âm nhạc, không phải ai cũng học được. “Học nghề đúc đồng thì khoảng 5 năm, nhưng học thẩm âm nếu không có năng khiếu thì dù có học mấy mươi năm cũng khó thành công, chưa kể thu nhập bấp bênh nên ít người mặn mà”, ông Thuần tâm sự.

Hiện tại, 2 con trai ông Thuần cũng theo nghề gia đình, nhưng chỉ tham gia các công đoạn gia công như pha chế hỗn hợp kim loại, nấu đồng, đúc đồng... Theo ông Thuần, để tạo được âm cho cồng chiêng không thể thiếu thiếc, tuy nhiên tỷ lệ phải phù hợp, thông thường 0,2kg thiếc/kg đồng là vừa. Bởi, nếu chỉ nguyên liệu đồng không thì cồng chiêng đúc ra sẽ không kêu, hoặc âm thanh rất đục. “Cái gì liên quan đến âm thanh là phải có thiếc, vì thiếc có kết cấu phân tử rất chặt, những loại khác không bằng. Nhiều người nói bỏ vàng vào cồng chiêng hay chuông âm thanh sẽ vang hơn là không đúng, bởi ông bà có câu “vàng thì câm, bạc thì điếc”, do đó hợp kim nào mà bỏ vàng vào sẽ mất âm thanh. Đây là theo kinh nghiệm để lại, không phải ai cũng  biết, nhưng bây giờ lớp trẻ ít theo nghề nên mấy kinh nghiệm này mai mốt cũng mất thôi”, ông Thuần chia sẻ.

2. Như một thói quen, mỗi sáng ông Vũ Văn Khá (làng Kim Bồng, xã Cẩm Kim, TP Hội An) lại bày biện những dùi, đục ra sân rồi ngồi chờ khách. Đã bước sang tuổi 91, nhưng như cái nghiệp vận vào thân, ông không thể bỏ nghề được.

Tập tành học nghề đan thúng rái (thúng chai) từ thuở chỉ là cậu bé lên 10, gần 80 năm làm nghề, ông không nhớ đã đan bao nhiêu chiếc thúng. Cẩm Kim gần biển, gần sông, những năm trước dường như cả làng làm thúng. Nhưng rồi đời sống phát triển, lớp trẻ người đi xa học hành, người qua Hội An làm du lịch, hoặc phiêu dạt khắp nơi nên nghề mỗi ngày cứ thu hẹp dần, nhìn qua ngó lại cả làng chỉ còn mình ông theo nghề. Theo ông Khá, nghề đan thúng rất cực nhọc, cung đoạn nào cũng khó, từ chọn tre, đốn tre, vót nan, lận vành, quét cứt trâu, dầu rái… Nan vót dày quá thì cứng không đan được, mỏng quá thì thúng mau hư. Tuy nhiên, chọn vành và lận vành được xem là khó nhất. Cả bụi tre đôi khi chỉ chọn được vài cây, nếu tre nghịch mắt khi lận vành sẽ bị gãy. Chưa kể, tre đan thúng phải là tre già tháng giêng, đốn về ngâm bùn và chỉ vót lấy nan cật (vỏ tre). Đan xong, quét cứt trâu phơi khô cho bít các kẽ hở, rồi mới quét dầu rái. Chuyện đứt tay chảy máu, dằm xóc là thường tình, nhưng thu nhập chẳng bao nhiêu. Để đan một chiếc thúng nhỏ (đường kính khoảng 1,2m), chỉ riêng vật liệu đã tốn 12 cây tre già, thời gian hoàn thành 15 ngày, giá bán là 3 triệu đồng. Với thúng lớn đường kính 1,6m hết 20 cây tre, công đan 30 ngày nhưng giá bán chỉ cỡ 6 triệu đồng.

Gần 5 năm nay, ông Khá ít nhận đan thúng hơn, dù đơn hàng ngày càng nhiều do du lịch chèo thúng ở Hội An đang phát triển. Ông chuyển sang trình diễn nghề phục vụ khách tham quan. Khách nào muốn trải nghiệm, ông đều tận tình chỉ dạy, mỗi lần như vậy ông được khách “bo” 10.000 - 20.000 đồng, không nhiều nhưng ông không buồn, bởi nói như ông, làm để khỏi nhớ nghề. “Mình già yếu rồi, không làm mấy cái thúng lớn được, bây giờ đan cho khách coi thôi, mà mấy cái này thì dễ òm, cái khó là sao duy trì nghề sau này thôi, nhưng mà tụi nhỏ bây giờ không đứa nào chịu học”, ông Khá tâm sự.

Bảo tồn, gìn giữ nghề, câu chuyện không mới, nhưng luôn là nỗi niềm của những người tâm huyết. Nhiều đề án, dự án đã được tỉnh Quảng Nam triển khai thời gian qua, từ khuyến công đến mở hướng cứu làng nghề truyền thống, nhưng rồi cũng rơi vào im lặng. Còn chăng chỉ là những nỗi niềm của lớp người xưa cũ, những lão nghệ nhân của làng. Nói như ông Khá: “Cái nghề là cái nghiệp, cái duyên, hết duyên hết nghiệp cũng hết nghề, nên những đứa con tôi không ai theo nghề, mà tôi cũng không mong tụi nó theo, bởi làm nghề khổ lắm, chẳng ai giàu có cả. Còn tôi thì lỡ trót mang rồi nên phải theo thôi”.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cầu mây Việt Nam vô địch World cup 2025: Chiến thắng của khát vọng

Cầu mây Việt Nam vô địch World cup 2025: Chiến thắng của khát vọng

Kể lại trận chung kết "thần sầu" với 4 cô gái Thái Lan ở Ấn Độ hôm 22-3, đội trưởng Nguyễn Thị Yến (tuyển Cầu mây Việt Nam) vẫn chưa hết nghẹn ngào, bởi lẽ xuất phát điểm của cô và các đồng đội vốn không được xếp vào diện ứng cử viên cho ngôi vô địch.

Người đảng viên viết tiếp câu chuyện trên miền cổ tích - Sức thuyết phục từ tấm lòng tận tụy

Người đảng viên viết tiếp câu chuyện trên miền cổ tích - Sức thuyết phục từ tấm lòng tận tụy

Dẫn tôi đi qua những cung đường, những cây cầu vừa được làm mới sau bão số 3 (Yagi), Bí thư Đảng ủy xã Bùi Tiến Sỹ giới thiệu: Đảng bộ và nhân dân xã đã “biến đau thương thành hành động”, từ công sức của mỗi người dân trong xã và sự hỗ trợ của những bạn bè từng đến với Ngọc Chiến, đã có hơn 11 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để tu sửa, nâng cấp các công trình dân sinh.

Người Đảng viên viết tiếp câu chuyện miền cổ tích: Bắt đầu từ những việc “cùng dân”

Người Đảng viên viết tiếp câu chuyện miền cổ tích: Bắt đầu từ những việc “cùng dân”

“Đầu tháng 11-2024, UBND tỉnh Sơn La ban hành quyết định phê duyệt đồ án “Quy hoạch chung đô thị mới Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đến năm 2045”. Vùng đất vốn heo hút thuở nào sẽ là đô thị du lịch với quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 21.219ha, dân số dự kiến khoảng 30.000 người...”.

Vượt giới hạn bằng đam mê sáng tạo

Vượt giới hạn bằng đam mê sáng tạo

Dự án “Vision Mate - Kính hỗ trợ người khiếm thị” của học sinh Nguyễn Tấn Dũng (lớp 12A3 Trường THPT Bùi Dục Tài, thôn Lương Điền, xã Hải sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị) vừa đoạt giải ba tại Cuộc thi Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông tổ chức tại TPHCM. Kết quả sẽ tiếp thêm động lực để Nguyễn Tấn Dũng hoàn thiện dự án nhiều ý nghĩa vì cộng đồng này.

Người trẻ tình nguyện vì cộng đồng

Người trẻ tình nguyện vì cộng đồng

Mỗi một mô hình đều được triển khai thực hiện với tất cả sự tâm huyết, mang đậm dấu ấn của tuổi trẻ. Không chỉ vậy, nhiều mô hình ý nghĩa còn góp phần tuyên truyền, kêu gọi các bạn trẻ sống trách nhiệm, cống hiến vì cộng đồng.

Cô giáo U80 bán vé số để "nuôi" lớp học tình thương

Cô giáo U80 bán vé số để "nuôi" lớp học tình thương

Bà Nguyễn Thị Ba, 77 tuổi (ngụ Phường Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương), một nhà giáo về hưu, đã chọn cuộc sống độc lập không phiền hà ai, bán vé số mưu sinh. Rồi bà gặp nhiều đứa trẻ phải ra đời mưu sinh sớm, không biết chữ. Nghĩ mình là giáo viên và còn khoẻ, bà xin vào dạy học miễn phí cho lớp học tình thương, dành số tiền bán vé số ít ỏi mua bánh trái, tập vở cho tụi nhỏ...

Lớp học yêu thương ở vùng ven

Lớp học yêu thương ở vùng ven

Vui nhộn, rộn ràng… buổi học tại Trường Tiểu học Hoà Tiến 1 bắt đầu bằng những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn" của các em học sinh cùng cô giáo đứng lớp là đoàn viên tình nguyện. Điều khác biệt ở lớp học này, sự tiến bộ nhỏ, mỗi nụ cười hay ánh mắt tự tin của học sinh mới chính là "thành tích" của cô và trò.

Ông A Sỹ (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) hướng dẫn người dân trồng sâm. Ảnh: HỮU PHÚC

“Vua sâm” giúp dân thoát nghèo

Lo sợ sâm Ngọc Linh tuyệt chủng, ông A Sỹ lặn lội tìm kiếm sâm tự nhiên trong rừng về trồng để bảo tồn. Ông cũng giúp hàng trăm hộ dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, phát triển vườn sâm gia đình, giúp đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vươn lên thoát nghèo.

Bảo tàng Bác Hồ của lão nông 90 tuổi

Bảo tàng Bác Hồ của lão nông 90 tuổi

Được gặp Bác Hồ vào năm 1963, từ đó ông Trần Văn Cao (ở xóm Đường, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) đã ấp ủ sẽ mở một phòng lưu niệm về sự nghiệp của Người. Suốt mấy chục năm sau đó, ông Cao dày công đi sưu tầm ảnh về Bác Hồ. Đầu năm 2023, ông Cao lấy 40 triệu đồng từ tiền tiết kiệm nhiều năm ra để mở Phòng lưu niệm Bác Hồ ngay tại nhà, với hơn 800 bức ảnh được sắp xếp theo trình tự thời gian. 

“Anh nuôi” của hàng ngàn em nhỏ vùng cao Mộc Châu

“Anh nuôi” của hàng ngàn em nhỏ vùng cao Mộc Châu

Khi chúng tôi đến cổng điểm trường Phiêng Cài (xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), từ trên đồi cao, bọn trẻ đã rộn ràng reo lên: chú Hải Anh, chú công an! Bọn trẻ túa ra khoanh tay chào. Những khuôn mặt ngây thơ, những má hồng tươi xinh trong nắng thu Châu Mộc.

Nhà “săn hạt” Cao Văn Sơn và một đề xuất táo bạo

Nhà “săn hạt” Cao Văn Sơn và một đề xuất táo bạo

Trong thế giới hạt cơ bản, neutrino được giới Vật lý hạt gọi là “hạt ma” bởi tính chất kỳ lạ, biến đổi khôn lường. Tại Việt Nam, nhiều nhà vật lý hạt đã tham gia săn “hạt ma”, trong đó, TS Cao Văn Sơn (Trung tâm ICISE, TP Quy Nhơn, Bình Định) được ví như “thuyền trưởng”. Sau nhiều năm du học, anh lựa chọn trở về để góp sức nâng tầm khoa học thực nghiệm tại quê hương.

Xanh mãi làng tre Phú An

Xanh mãi làng tre Phú An

Hơn 20 năm đã qua, từ ý tưởng của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM, làng tre Phú An trở thành nơi sưu tập, bảo tồn tre cũng như tạo ra nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao giá trị cây tre Việt Nam.

Chị Bảy Đông của cánh đồng 41

Chị Bảy Đông của cánh đồng 41

Gần 60 năm đã trôi qua, những ký ức năm nào vẫn vẹn nguyên. Bà Du Thị Đông hay còn gọi là chị Bảy Đông (ở Tân Hoà, Tân Thạnh, Long An) là nhân chứng sống duy nhất trong trận thảm sát trên cánh đồng vào năm 1967 tại huyện Tân Thạnh, Long An. Sau ngày hoà bình, dù đôi tay không còn nguyên vẹn nhưng người dân công hoả tuyến năm nào đã tự nguyện hiến đất, xây bia tưởng niệm như một sự nhắc nhớ cho thế hệ về sau về quá khứ hào hùng của dân tộc.

Người nâng tầm tre Việt

Người nâng tầm tre Việt

Nằm dọc Tỉnh lộ 14, làng Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, TP Huế không chỉ nổi tiếng với những mặt hàng nông sản như khoai, đậu, ớt..., mà còn được biết đến như là cái nôi của nghề mây tre đan. Người làm sống lại nghề mây tre đan truyền thống Thủy Lập trong những năm gần đây chính là ông Trần Lợi - một “báu vật sống” của ngôi làng.

Chiến thắng Pwn2Own, khẳng định trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng Pwn2Own, khẳng định trí tuệ Việt Nam

Pwn2Own là một trong những cuộc thi an ninh mạng lớn và uy tín nhất thế giới, được tổ chức thường niên. Năm 2024, Pwn2Own diễn ra ở Ireland, và đội ngũ kỹ sư Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) đã giành ngôi vô địch.

Cô giáo đưa sợi cói vươn ra thế giới

Cô giáo đưa sợi cói vươn ra thế giới

Là một giáo viên dạy nhạc, song nhận thấy thế mạnh của làng nghề thủ công dệt cói Kim Sơn, chị Trần Thùy Nhi đã thành lập Công ty TNHH Vina Handicrafts để đưa các sản phẩm từ cói có mặt tại hơn 20 quốc gia trên thế giới.