Chống buôn bán động vật hoang dã bằng công nghệ

Trải rộng trên hơn 17.000 hòn đảo, Indonesia là 1 trong 2 quốc gia đa dạng sinh học lớn, quan trọng trên thế giới. Những rừng mưa nhiệt đới rậm rạp của quốc gia Đông Nam Á tự hào về hệ động thực vật đa dạng nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, việc sở hữu hệ động thực vật khổng lồ như vậy cũng đồng nghĩa với việc Indonesia đang ở trên tuyến đầu của hoạt động thương mại bất hợp pháp toàn cầu với trị giá ước tính 23 tỷ USD/năm, làm không ít loài đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng.  Nhằm bảo vệ động vật trước vấn nạn buôn bán bất hợp pháp, các tổ chức phi chính phủ về bảo tồn động vật ở Indonesia đang sử dụng công nghệ cao, thậm chí cả các ứng dụng trên điện thoại thông minh để lập bản đồ tuyến buôn bán các loài động vật được bảo vệ dựa trên mã vạch DNA. Ông Matthew Pritchett, thành viên của tổ chức phi chính phủ chống nạn buôn bán động vật trái phép, khẳng định: “Đằng sau những phi vụ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp là những tổ chức tội phạm rất tinh vi và có tổ chức chặt chẽ. Công nghệ có lẽ là một trong những công cụ quan trọng nhất để giúp chúng tôi bắt được kẻ buôn lậu”. 
Chống buôn bán động vật hoang dã bằng công nghệ ảnh 1 Cảnh sát Indonesia phá một vụ buôn bán tê tê
 Hiệp hội Bảo tồn động vật và thực vật (WCS) sử dụng phần mềm để thiết lập các tuyến đường của kẻ buôn bán động vật hoang dã và trích xuất dữ liệu từ các thiết bị điện tử bị thu giữ từ các nghi phạm. Về phần mình, Trung tâm Cứu hộ động vật Indonesia (IAR) sẽ kiểm tra chứng cứ dựa trên mã vạch DNA để xác định loài. Bà Christine Rattel, cố vấn cho chương trình IAR, nói: “Nếu chúng tôi biết được nguồn gốc của các loài động vật, chúng tôi có thể so sánh các mẫu di truyền. Từ đó, chúng tôi có thể lần theo dấu vết các khu vực săn bắn và xác định các tuyến đường buôn bán bất hợp pháp”. Thông tin trong ứng dụng phần mềm của các tổ chức phi chính phủ (liên quan đến khoảng 700 loài và 2.000 bức ảnh) đã giúp các cơ quan chức năng ở Indonesia và Thái Lan điều tra các mạng lưới buôn bán. Cuối tháng 1 vừa qua, cảnh sát Indonesia đã bắt giữ một nhóm bị tình nghi buôn bán cá sấu, trăn và một số loài động vật hoang dã được bảo vệ qua Facebook và qua WhatApp. Hình ảnh của những động vật bị rao bán được đưa lên Facebook và What App, những người nào muốn mua các động vật này thì sẽ hẹn gặp với người bán để thực hiện giao dịch. Vụ việc vừa nêu trên cho thấy việc áp dụng công nghệ vào bảo vệ động vật hoang dã đang trở nên bức thiết thế nào.
Tuy nhiên, cuộc chiến chống nạn buôn lậu động vật quý hiếm vẫn gặp rất nhiều khó khăn do lực lượng kiểm lâm và cảnh sát không đủ, hơn nữa họ lại thiếu phương tiện và kiến thức khoa học chuyên môn về lĩnh vực này. Theo ông Pritchette, những người thực thi pháp luật không phải là các nhà khoa học, một số người trong số họ có thể có chuyên môn, nhưng để biết hết 25.000 - 30.000 loài bị cấm buôn bán thương mại trên toàn thế giới thì thật khó. Báo cáo công bố năm 2015 của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cho rằng luật không đầy đủ, thiếu nhân viên để thực hiện pháp luật và truy tố không thường xuyên vẫn là những thách thức lớn nhất. Ngoài ra, nếu chính phủ không cương quyết xử lý thị trường chợ đen buôn bán các loài động vật quý hiếm thì dù có sử dụng công nghệ nào cuộc chiến này cũng không thể thành công.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Làng... kỹ thuật số

Làng... kỹ thuật số

Trung Quốc là một trong những quốc gia có năng suất nông nghiệp cao nhất thế giới. Trong bối cảnh phát triển chung, chính phủ nước này đã nỗ lực định vị các làng kỹ thuật số ở vùng nông thôn như một chiến lược quốc gia.

Khu tài chính của thành phố London có thể được nhìn thấy khi mọi người đi bộ dọc theo bờ Nam của sông Thames. Ảnh: REUTERS

Nước Anh 5 năm sau Brexit

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 5 năm ngày Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Trước đây, phe ủng hộ nước này rời khỏi EU (Brexit) đã miêu tả tương lai tươi sáng cho người dân Anh sau sự kiện này: Anh sẽ không còn yếu thế như một thành viên của EU, sẽ triển khai hợp tác tự do thương mại và tài chính trên phạm vi toàn thế giới…

Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại. Ảnh: THE GLOBAL NEW LIGHT OF MYANMAR

Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại

Ngày 6-4, Báo The Global New Light of Myanmar đưa tin, sân bay quốc tế Mandalay và tuyến đường sắt Yangon-Mandalay đã hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng dịch vụ do thiệt hại từ trận động đất mạnh xảy ra ngày 28-3 vừa qua.

Biểu tình tại Mỹ phản đối chính sách thuế của Tổng thống Trump. Ảnh từ video của ABC NEWS

Biểu tình phản đối các chính sách mới tại Mỹ

Theo ABC News, vào ngày 5-4 (giờ địa phương), hàng chục ngàn người đã tham gia các cuộc biểu tình ở Washington và nhiều thành phố để lên tiếng bày tỏ lo ngại về hành động của Tổng thống Donald Trump kể từ khi nhậm chức.

Muôn sắc hoa xuân châu Âu

Muôn sắc hoa xuân châu Âu

Mùa xuân ở châu Âu là quãng thời gian khiến con người và muôn loài hưng phấn nhất. Sau những ngày tháng mùa đông dài tưởng như vô tận, lạnh lẽo và ướt át thì nắng xuân bừng lên, nhiệt độ tăng làm tan băng giá, cây cỏ nở bung những đóa hoa và chồi non lên ánh nõn. Sóc thỏ tung tăng chạy nhảy, chim hót vang lừng. Đất trời vào mùa sinh sôi nảy lộc.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu nhất kể từ năm 2020

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu nhất kể từ năm 2020

Đóng cửa phiên giao dịch ngày cuối cùng trong tuần (ngày 4-4), thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất từ năm 2020 đến nay, sau khi Trung Quốc công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Mỹ tương tự mức thuế Mỹ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền LHQ

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền LHQ

Khóa họp lần thứ 58 Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva (Thụy SĨ) đã kết thúc vào ngày 4-4 (giờ địa phương), đánh dấu sự tham gia tích cực và đóng góp thiết thực của Việt Nam, qua việc chủ trì một phát biểu chung và nhiều phát biểu đóng góp cho cộng đồng quốc tế.

Người tiêu dùng Mỹ đối mặt giá nông sản nhập khẩu tăng do thuế cao. Ảnh: KEYSTONE

Thuế đối ứng của Mỹ: Các nước tiếp tục phản ứng, chuyên gia lo “rủi ro” lớn

Ngày 4-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, việc áp thuế đối ứng các nước giúp Washington nắm quyền chủ động trong quan hệ thương mại; khả năng giảm thuế sẽ phụ thuộc vào mức độ nhượng bộ của các đối tác đối với lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, nhiều nước tiếp tục có phản ứng mạnh về quyết định này của Mỹ.

Tổng thống Donald Trump. Ảnh: XINHUA

Tổng thống Donald Trump nêu điều kiện để giảm thuế

Ngày 4-4, theo Euro News, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố việc áp thuế giúp Washington nắm quyền chủ động trong quan hệ thương mại. Ông nhấn mạnh khả năng giảm thuế sẽ phụ thuộc vào mức độ nhượng bộ của các đối tác đối với lợi ích của Mỹ.