Nói cách khác, các phần tử cực đoan không ở đâu xa mà nằm ngay trong quân đội của Đức, theo bài viết trên báo New York Times.
Bài báo cho biết, các cơ quan của Đức đang điều tra 275 trường hợp liên quan đến chủ nghĩa tân phát xít. Theo Bộ Quốc phòng Đức, các cáo buộc phân biệt chủng tộc hoặc chủ nghĩa cực đoan cánh hữu trỗi dậy trong quân đội nước này từ cách đây 6 năm. Những trường hợp điều tra nói trên chỉ là thiểu số trong lực lượng quân đội Đức gần 180.000 quân. Nhưng điều đáng nói là 70% trong số 275 trường hợp điều tra mới xuất hiện trong khoảng chưa đầy 2 năm qua và vấn đề đang thực sự gây khó khăn cho Bộ Quốc phòng Đức.
Nghị sĩ Christine Buchholz cho rằng trong nhiều năm qua, người ta chỉ chú ý đến các cá nhân cực đoan tân phát xít mà không cô lập họ nên giờ đây đã hình thành mạng lưới các phần tử cực đoan ở bên trong quân đội cấu kết với bên ngoài. Vấn đề càng phức tạp hơn khi Đức đón gần một triệu người tị nạn trong 2 năm qua. Theo truyền hình Đức DW, mới đây, cảnh sát Đức bắt giữ 3 người đàn ông, trong đó 2 trung úy quân đội với âm mưu gây bạo lực nghiêm trọng chống lại nhà nước. Các công tố viên đang điều tra cáo buộc 2 trung úy này lên kế hoạch ám sát các thành viên cao cấp của chính phủ và đổ lỗi cho người tị nạn.
Từ tháng 7-2016, tất cả các ứng viên muốn gia nhập quân đội Đức phải trải qua kiểm tra an ninh gắt gao để phòng ngừa các phần tử cực đoan tân phát xít thâm nhập. Tuần trước, Tổng thanh tra quân đội Đức cũng đã ra lệnh truy quét tất cả các hình ảnh và vật dụng tôn vinh quân đội thời Đức Quốc xã. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho rằng, những yếu kém trong ban lãnh đạo của quân đội Đức đã hạn chế thực hiện nghiêm túc việc loại trừ chủ nghĩa cực đoan. Bà von der Leyen đã công bố kế hoạch nâng cao giáo dục chính trị trong quân đội đi kèm với cải cách toàn diện trong quân đội để đối phó với các vấn đề chủ nghĩa cực đoan và tân phát xít. Kể từ năm 1982 đến nay, quân đội Đức đã có 30 điểm định hướng cụ thể các hành vi phải tránh. Hiến pháp Đức cũng hạn chế quân đội Đức tham gia vào các cuộc xung đột, ngoại trừ các nhiệm vụ do các đồng minh của Đức yêu cầu. Chỉ đến năm 1994, tòa án Đức mới ra phán quyết cho phép quân đội nước này tham gia vào nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thuộc NATO hoặc Liên hiệp quốc.
Thế giới vừa trải qua những ngày kỷ niệm 72 năm Chiến thắng phát xít Đức, kết thúc Thế chiến II, kết thúc chương tăm tối nhất trong lịch sử nhân loại. Điều đó luôn nhắc nhở thế giới về tầm quan trọng của hòa bình và giá trị cao cả của chiến thắng phát xít. Vì vậy, công việc chống khủng bố và cực đoan đang đặt ra nhiều thách thức cho rất nhiều nước, nhất là ở nơi từng sản sinh ra chủ nghĩa phát xít như Đức. Ngoài ra, việc hợp tác chống khủng bố, cực đoan và tư tưởng phát xít mới cần nỗ lực hợp tác toàn cầu để ngăn chặn sớm bóng ma quá khứ có thể trở lại.
Bài báo cho biết, các cơ quan của Đức đang điều tra 275 trường hợp liên quan đến chủ nghĩa tân phát xít. Theo Bộ Quốc phòng Đức, các cáo buộc phân biệt chủng tộc hoặc chủ nghĩa cực đoan cánh hữu trỗi dậy trong quân đội nước này từ cách đây 6 năm. Những trường hợp điều tra nói trên chỉ là thiểu số trong lực lượng quân đội Đức gần 180.000 quân. Nhưng điều đáng nói là 70% trong số 275 trường hợp điều tra mới xuất hiện trong khoảng chưa đầy 2 năm qua và vấn đề đang thực sự gây khó khăn cho Bộ Quốc phòng Đức.
Nghị sĩ Christine Buchholz cho rằng trong nhiều năm qua, người ta chỉ chú ý đến các cá nhân cực đoan tân phát xít mà không cô lập họ nên giờ đây đã hình thành mạng lưới các phần tử cực đoan ở bên trong quân đội cấu kết với bên ngoài. Vấn đề càng phức tạp hơn khi Đức đón gần một triệu người tị nạn trong 2 năm qua. Theo truyền hình Đức DW, mới đây, cảnh sát Đức bắt giữ 3 người đàn ông, trong đó 2 trung úy quân đội với âm mưu gây bạo lực nghiêm trọng chống lại nhà nước. Các công tố viên đang điều tra cáo buộc 2 trung úy này lên kế hoạch ám sát các thành viên cao cấp của chính phủ và đổ lỗi cho người tị nạn.
Từ tháng 7-2016, tất cả các ứng viên muốn gia nhập quân đội Đức phải trải qua kiểm tra an ninh gắt gao để phòng ngừa các phần tử cực đoan tân phát xít thâm nhập. Tuần trước, Tổng thanh tra quân đội Đức cũng đã ra lệnh truy quét tất cả các hình ảnh và vật dụng tôn vinh quân đội thời Đức Quốc xã. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho rằng, những yếu kém trong ban lãnh đạo của quân đội Đức đã hạn chế thực hiện nghiêm túc việc loại trừ chủ nghĩa cực đoan. Bà von der Leyen đã công bố kế hoạch nâng cao giáo dục chính trị trong quân đội đi kèm với cải cách toàn diện trong quân đội để đối phó với các vấn đề chủ nghĩa cực đoan và tân phát xít. Kể từ năm 1982 đến nay, quân đội Đức đã có 30 điểm định hướng cụ thể các hành vi phải tránh. Hiến pháp Đức cũng hạn chế quân đội Đức tham gia vào các cuộc xung đột, ngoại trừ các nhiệm vụ do các đồng minh của Đức yêu cầu. Chỉ đến năm 1994, tòa án Đức mới ra phán quyết cho phép quân đội nước này tham gia vào nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thuộc NATO hoặc Liên hiệp quốc.
Thế giới vừa trải qua những ngày kỷ niệm 72 năm Chiến thắng phát xít Đức, kết thúc Thế chiến II, kết thúc chương tăm tối nhất trong lịch sử nhân loại. Điều đó luôn nhắc nhở thế giới về tầm quan trọng của hòa bình và giá trị cao cả của chiến thắng phát xít. Vì vậy, công việc chống khủng bố và cực đoan đang đặt ra nhiều thách thức cho rất nhiều nước, nhất là ở nơi từng sản sinh ra chủ nghĩa phát xít như Đức. Ngoài ra, việc hợp tác chống khủng bố, cực đoan và tư tưởng phát xít mới cần nỗ lực hợp tác toàn cầu để ngăn chặn sớm bóng ma quá khứ có thể trở lại.