Việt Nam hiện có một hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT) khá đầy đủ nhưng còn sự chồng chéo; nhận thức của công chúng về SHTT ngày một nâng cao nhưng chưa theo kịp những đòi hỏi của thời kỳ hội nhập… Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng xác lập và thực thi quyền SHTT ở nước ta vẫn còn hạn chế.
Bảo hộ giá trị sản vật Việt
Việt Nam có hàng ngàn đặc sản với chất lượng đặc thù, nhưng cho đến nay mới chỉ có 49 sản vật Việt được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Trong khi đó, hiện thế giới đã có khoảng 50.000 chỉ dẫn địa lý và đang mang lại cho các quốc gia sở hữu chúng hàng tỷ USD, bên cạnh những tác dụng tích cực đối với văn hóa, du lịch... Đây là thông tin được ông Lê Ngọc Lâm, Phó cục trưởng Cục SHTT, cung cấp tại toạ đàm “Phát triển thương hiệu cho sản vật Việt: Cơ hội và thách thức” do Cục Công tác phía Nam Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN) tổ chức mới đây.
Theo ông Lê Ngọc Lâm, người nông dân nước ta hiện chưa có thói quen và nhận thức đầy đủ về giá trị mà văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại. Trong khi đó, việc đăng ký bảo hộ đòi hỏi sự đầu tư lớn để chứng minh các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm chỉ có được nhờ các điều kiện địa lý của địa phương, với các bằng chứng khoa học. Đây là điều mà không phải địa phương nào cũng sẵn sàng nguồn lực thực hiện. “Thường mỗi chỉ dẫn địa lý cần từ 2 -3 năm để hoàn thiện hồ sơ mô tả sau khi làm các nghiên cứu, phân tích mẫu đất, các yếu tố khí hậu, địa hình, mẫu sản phẩm và tìm hiểu văn hóa, lịch sử, danh tiếng…”, ông Trần Giang Khuê, Phụ trách Văn phòng phía Nam Cục SHTT, cho biết.
Bên cạnh việc xác lập và bảo hộ quyền SHTT, để trở thành hàng hóa, sản vật buộc phải đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh (đối với nhóm thực phẩm)… Đây có thể coi là các hàng rào kỹ thuật mà sản vật phải vượt qua để chiếm lĩnh thị trường, nhất là thị trường nước ngoài. Ông Phan Minh Thông, Tổng Giám đốc Công ty Phúc Sinh, nhận định: “Các nước dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng của họ nhưng họ rất cần hàng hóa chất lượng cao. Vượt qua rào cản, chúng ta sẽ được các bạn hàng chào đón rất nhiệt tình vì rào cản làm họ khan nguồn cung”. Đồng quan điểm đó, ông Hoàng Lâm, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (Quatest 3), nhấn mạnh rào cản có thể trở thành cây cầu, nếu ta kiểm soát tốt nó. Bảo hộ thành công nhiều chỉ dẫn địa lý sẽ giúp các sản vật Việt nâng cao chất lượng và giá trị khi xuất khẩu.
Bắt đầu từ các doanh nghiệp khởi nghiệp
Tại Ngày hội Tư vấn SHTT do Sở KH-CN TPHCM vừa tổ chức, bà Hoàng Tố Như, Phó trưởng phòng Quản lý SHTT (thuộc Sở KH-CN TP), cho biết trong năm 2016, TPHCM chỉ có gần 15.000 đơn đăng ký cho các đối tượng quyền Sở hữu công nghiệp. Theo bà Hoàng Tố Như, thực tế này cho thấy dù Việt Nam đã có hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo hộ SHTT theo quy định của WTO, nhưng việc thi hành Luật SHTT ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp còn thiếu kiến thức cũng như sự quan tâm đúng mức đến vấn đề SHTT.
TPHCM đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phải đạt 22.000 đơn đăng ký. Để thực hiện được mục tiêu đó, giải pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh nhận thức về SHTT ngay từ trong giảng đường đại học, để các bạn trẻ khởi nghiệp dành sự quan tâm cần thiết cho việc xác lập và bảo hộ quyền SHTT. “Sẽ rất đáng tiếc nếu những bạn trẻ có ý tưởng hay, sáng tạo có ý nghĩa nhưng bị đánh cắp ý tưởng, sáng tạo vì không biết cách bảo vệ tài sản trí tuệ của mình”, bà Hoàng Tố Như nói.
Ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, cho biết hiện nay, theo đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Bộ KH-CN đã dành sự quan tâm đến việc tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ cho DN khởi nghiệp. Một trong những vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện khung pháp lý và hình thành được các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, để giúp các DN phát triển được các năng lực kinh doanh và năng lực về quản trị tài sản, trí tuệ của mình. Tại TPHCM, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể nhận được nhiều sự hỗ trợ, thậm chí tư vấn hoàn toàn miễn phí từ sở. Theo đó, với sự đồng hành của những chuyên gia và tổ chức trung gian trong lĩnh vực SHTT, các doanh nghiệp sẽ có sự đánh giá chính xác, cụ thể về giá trị doanh nghiệp cũng như có kế hoạch, hành động hiệu quả để bảo vệ các tài sản trí tuệ của mình.
Bảo hộ giá trị sản vật Việt
Việt Nam có hàng ngàn đặc sản với chất lượng đặc thù, nhưng cho đến nay mới chỉ có 49 sản vật Việt được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Trong khi đó, hiện thế giới đã có khoảng 50.000 chỉ dẫn địa lý và đang mang lại cho các quốc gia sở hữu chúng hàng tỷ USD, bên cạnh những tác dụng tích cực đối với văn hóa, du lịch... Đây là thông tin được ông Lê Ngọc Lâm, Phó cục trưởng Cục SHTT, cung cấp tại toạ đàm “Phát triển thương hiệu cho sản vật Việt: Cơ hội và thách thức” do Cục Công tác phía Nam Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN) tổ chức mới đây.
Theo ông Lê Ngọc Lâm, người nông dân nước ta hiện chưa có thói quen và nhận thức đầy đủ về giá trị mà văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại. Trong khi đó, việc đăng ký bảo hộ đòi hỏi sự đầu tư lớn để chứng minh các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm chỉ có được nhờ các điều kiện địa lý của địa phương, với các bằng chứng khoa học. Đây là điều mà không phải địa phương nào cũng sẵn sàng nguồn lực thực hiện. “Thường mỗi chỉ dẫn địa lý cần từ 2 -3 năm để hoàn thiện hồ sơ mô tả sau khi làm các nghiên cứu, phân tích mẫu đất, các yếu tố khí hậu, địa hình, mẫu sản phẩm và tìm hiểu văn hóa, lịch sử, danh tiếng…”, ông Trần Giang Khuê, Phụ trách Văn phòng phía Nam Cục SHTT, cho biết.
Bên cạnh việc xác lập và bảo hộ quyền SHTT, để trở thành hàng hóa, sản vật buộc phải đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh (đối với nhóm thực phẩm)… Đây có thể coi là các hàng rào kỹ thuật mà sản vật phải vượt qua để chiếm lĩnh thị trường, nhất là thị trường nước ngoài. Ông Phan Minh Thông, Tổng Giám đốc Công ty Phúc Sinh, nhận định: “Các nước dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng của họ nhưng họ rất cần hàng hóa chất lượng cao. Vượt qua rào cản, chúng ta sẽ được các bạn hàng chào đón rất nhiệt tình vì rào cản làm họ khan nguồn cung”. Đồng quan điểm đó, ông Hoàng Lâm, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (Quatest 3), nhấn mạnh rào cản có thể trở thành cây cầu, nếu ta kiểm soát tốt nó. Bảo hộ thành công nhiều chỉ dẫn địa lý sẽ giúp các sản vật Việt nâng cao chất lượng và giá trị khi xuất khẩu.
Bắt đầu từ các doanh nghiệp khởi nghiệp
Tại Ngày hội Tư vấn SHTT do Sở KH-CN TPHCM vừa tổ chức, bà Hoàng Tố Như, Phó trưởng phòng Quản lý SHTT (thuộc Sở KH-CN TP), cho biết trong năm 2016, TPHCM chỉ có gần 15.000 đơn đăng ký cho các đối tượng quyền Sở hữu công nghiệp. Theo bà Hoàng Tố Như, thực tế này cho thấy dù Việt Nam đã có hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo hộ SHTT theo quy định của WTO, nhưng việc thi hành Luật SHTT ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp còn thiếu kiến thức cũng như sự quan tâm đúng mức đến vấn đề SHTT.
TPHCM đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phải đạt 22.000 đơn đăng ký. Để thực hiện được mục tiêu đó, giải pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh nhận thức về SHTT ngay từ trong giảng đường đại học, để các bạn trẻ khởi nghiệp dành sự quan tâm cần thiết cho việc xác lập và bảo hộ quyền SHTT. “Sẽ rất đáng tiếc nếu những bạn trẻ có ý tưởng hay, sáng tạo có ý nghĩa nhưng bị đánh cắp ý tưởng, sáng tạo vì không biết cách bảo vệ tài sản trí tuệ của mình”, bà Hoàng Tố Như nói.
Ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, cho biết hiện nay, theo đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Bộ KH-CN đã dành sự quan tâm đến việc tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ cho DN khởi nghiệp. Một trong những vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện khung pháp lý và hình thành được các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, để giúp các DN phát triển được các năng lực kinh doanh và năng lực về quản trị tài sản, trí tuệ của mình. Tại TPHCM, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể nhận được nhiều sự hỗ trợ, thậm chí tư vấn hoàn toàn miễn phí từ sở. Theo đó, với sự đồng hành của những chuyên gia và tổ chức trung gian trong lĩnh vực SHTT, các doanh nghiệp sẽ có sự đánh giá chính xác, cụ thể về giá trị doanh nghiệp cũng như có kế hoạch, hành động hiệu quả để bảo vệ các tài sản trí tuệ của mình.
Trên địa bàn TPHCM có trên 50 tổ chức đại diện SHTT hợp pháp đang hoạt động. Nhưng hiện vẫn còn có một số tổ chức hoạt động chưa có giấy phép, tư vấn chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Thậm chí có những tổ chức giả danh cơ quan có thẩm quyền, lừa đảo khách hàng. Cần sớm có giải pháp loại bỏ những “hạt sạn” này trong hoạt động tư vấn, đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng và dịch vụ của các tổ chức trung gian trong lĩnh vực SHTT.
Ông NGUYỄN KHẮC THANH, Phó Giám đốc Sở KH-CN TPHCM
Ông NGUYỄN KHẮC THANH, Phó Giám đốc Sở KH-CN TPHCM