Trước đó, tại Trung tâm UP Bách khoa TPHCM cũng đã diễn ra chương trình workshop “Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội nào cho Startup?”.
Hãy nhắm trước thị trường
Trong những năm qua, TPHCM luôn giữ vị trí đầu tàu kinh tế, thương mại, dịch vụ và KH-CN của cả nước. Riêng thị trường KH-CN của thành phố được đánh giá xếp thứ hai trong các ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng 17%. Kết quả trên là nhờ thành phố liên tục dành ưu tiên cho các hoạt động xây dựng, kết nối giữa các bên liên quan để phát triển thị trường này.
Tại hội thảo, ông Chu Bá Long, Phó trưởng phòng Quản lý Công nghệ và thị trường công nghệ (Sở KH-CN TPHCM) cùng các chuyên gia đã trao đổi, cung cấp thông tin với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KH-CN, đổi mới sáng tạo và các dự án startup để họ cùng hiểu rõ hơn về những chính sách ưu đãi của thành phố cũng như những cơ hội đầu tư, phát triển… Ông Chu Bá Long khẳng định: “Đến nay, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo - khởi nghiệp đã rộng mở, các startup cần gõ cửa Sở KH-CN nhiều hơn để tìm nguồn kinh phí cho dự án”. Bà Nguyễn Phi Vân, chuyên gia nhượng quyền thương hiệu quốc tế của World Franchise Associates Đông Nam Á, cũng có ý kiến đáng lưu ý khi phát biểu: “Sự phù hợp của thị trường là yếu tố cốt lõi đối với các sản phẩm khởi nghiệp. Cho nên, việc xác định được thị trường và xây dựng kế hoạch kinh doanh bằng “bản đồ thị trường” cũng là để “ghi điểm” trước nhà đầu tư và gọi vốn thành công. Và đây là vấn đề các startup cần lưu ý khi phát triển sản phẩm”.
Ở đây cho thấy, startup muốn tiếp cận thị trường quốc tế cần phải có thời gian nghiên cứu và những phương pháp khác nhau. Sự thiếu thông tin của thị trường nước sở tại là rào cản lớn nhất của startup. Cho nên, các startup cần phải có sự kết nối với các doanh nghiệp sở tại muốn đưa sản phẩm đến hợp tác phát triển thị trường. Quan trọng hơn, bà Vân lưu ý: “Nhiều startup thường đi theo quy trình ngược là đầu tư thời gian, công sức vào chuyện phát triển sản phẩm rồi mới nghĩ đến chuyện phát triển thị trường nên khi có sản phẩm, giải pháp tốt thì lại đau đầu với bài toán thị trường”.
Không thiếu sự hỗ trợ
Còn tại chương trình workshop “Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội nào cho Startup?” cho thấy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra cơ hội công bằng cho tất cả doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp) có thể đón được làn sóng nếu có sự chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng đón nhận các cơ hội.
Theo các số liệu dự báo, đến năm 2020, toàn thế giới sẽ có 4 tỷ người và 20 tỷ thiết bị kết nối với nhau bằng Internet kết nối vạn vật (IoT). Thị trường này sẽ tạo ra 1,9 ngàn tỷ USD doanh thu, với hơn 25 triệu ứng dụng. Trong khi đó, thị trường trí tuệ nhân tạo sẽ đạt tới 5,05 tỷ USD vào năm 2020… Điều này cho thấy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, tác động đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Song song đó, phong trào khởi nghiệp, đặc biệt khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam và có nhiều bạn trẻ tham gia khởi nghiệp; rất nhiều các startup, công ty trẻ được ra đời từ làn sóng này. Theo ông Phạm Trần Anh, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp và đối tác chiến lược Microsoft Việt Nam, các startup nên tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng để có thể tồn tại, cạnh tranh trong thị trường đang hiện đại hóa và toàn cầu hóa, đòi hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải có các yếu tố về “con người, khung vận hành và công nghệ tốt”, bên cạnh ý tưởng và phát triển sản phẩm ban đầu. Microsoft đã đưa ra những công cụ công nghệ thông tin kèm những cầu nối đào tạo nhằm hỗ trợ giới trẻ khởi nghiệp, giúp họ củng cố cơ hội tồn tại và tiếp cận thành công trong quá trình khởi nghiệp.
Trong khi đó, PGS-TS Dương Anh Đức, Giám đốc Sở TT-TT TPHCM, phát biểu: “Các startup cần phải xác định mình đang ở đâu, giai đoạn phát triển nào? Đồng thời, các nhà sáng lập phải biết học hỏi thêm vì các bạn trẻ tuy rất nhiệt tình nhưng lại thiếu sót rất nhiều về kinh nghiệm. TPHCM luôn chào đón tất cả các startup hay những người quan tâm đến khởi nghiệp. Hiện TP luôn tìm các cơ chế để các công ty khởi nghiệp lớn mạnh hơn”. Còn theo PGS-TS Mai Thanh Phong, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TPHCM: “Nhà trường đã bắt đầu chương trình hỗ trợ startup với mục tiêu giảm rủi ro và tăng khả năng sống còn cho các doanh nghiệp từ năm 2009. Trường bố trí không gian hoạt động UP-BK với diện tích khoảng 600m2 là nơi cấp cho startup tất cả những gì họ cần, từ mặt bằng, văn phòng làm việc, chuyên gia tư vấn trong các mảng kinh doanh đến cơ sở hạ tầng dữ liệu và cả các nhà đầu tư”.
Hãy nhắm trước thị trường
Trong những năm qua, TPHCM luôn giữ vị trí đầu tàu kinh tế, thương mại, dịch vụ và KH-CN của cả nước. Riêng thị trường KH-CN của thành phố được đánh giá xếp thứ hai trong các ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng 17%. Kết quả trên là nhờ thành phố liên tục dành ưu tiên cho các hoạt động xây dựng, kết nối giữa các bên liên quan để phát triển thị trường này.
Tại hội thảo, ông Chu Bá Long, Phó trưởng phòng Quản lý Công nghệ và thị trường công nghệ (Sở KH-CN TPHCM) cùng các chuyên gia đã trao đổi, cung cấp thông tin với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KH-CN, đổi mới sáng tạo và các dự án startup để họ cùng hiểu rõ hơn về những chính sách ưu đãi của thành phố cũng như những cơ hội đầu tư, phát triển… Ông Chu Bá Long khẳng định: “Đến nay, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo - khởi nghiệp đã rộng mở, các startup cần gõ cửa Sở KH-CN nhiều hơn để tìm nguồn kinh phí cho dự án”. Bà Nguyễn Phi Vân, chuyên gia nhượng quyền thương hiệu quốc tế của World Franchise Associates Đông Nam Á, cũng có ý kiến đáng lưu ý khi phát biểu: “Sự phù hợp của thị trường là yếu tố cốt lõi đối với các sản phẩm khởi nghiệp. Cho nên, việc xác định được thị trường và xây dựng kế hoạch kinh doanh bằng “bản đồ thị trường” cũng là để “ghi điểm” trước nhà đầu tư và gọi vốn thành công. Và đây là vấn đề các startup cần lưu ý khi phát triển sản phẩm”.
Ở đây cho thấy, startup muốn tiếp cận thị trường quốc tế cần phải có thời gian nghiên cứu và những phương pháp khác nhau. Sự thiếu thông tin của thị trường nước sở tại là rào cản lớn nhất của startup. Cho nên, các startup cần phải có sự kết nối với các doanh nghiệp sở tại muốn đưa sản phẩm đến hợp tác phát triển thị trường. Quan trọng hơn, bà Vân lưu ý: “Nhiều startup thường đi theo quy trình ngược là đầu tư thời gian, công sức vào chuyện phát triển sản phẩm rồi mới nghĩ đến chuyện phát triển thị trường nên khi có sản phẩm, giải pháp tốt thì lại đau đầu với bài toán thị trường”.
Không thiếu sự hỗ trợ
Còn tại chương trình workshop “Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội nào cho Startup?” cho thấy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra cơ hội công bằng cho tất cả doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp) có thể đón được làn sóng nếu có sự chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng đón nhận các cơ hội.
Theo các số liệu dự báo, đến năm 2020, toàn thế giới sẽ có 4 tỷ người và 20 tỷ thiết bị kết nối với nhau bằng Internet kết nối vạn vật (IoT). Thị trường này sẽ tạo ra 1,9 ngàn tỷ USD doanh thu, với hơn 25 triệu ứng dụng. Trong khi đó, thị trường trí tuệ nhân tạo sẽ đạt tới 5,05 tỷ USD vào năm 2020… Điều này cho thấy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, tác động đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Song song đó, phong trào khởi nghiệp, đặc biệt khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam và có nhiều bạn trẻ tham gia khởi nghiệp; rất nhiều các startup, công ty trẻ được ra đời từ làn sóng này. Theo ông Phạm Trần Anh, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp và đối tác chiến lược Microsoft Việt Nam, các startup nên tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng để có thể tồn tại, cạnh tranh trong thị trường đang hiện đại hóa và toàn cầu hóa, đòi hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải có các yếu tố về “con người, khung vận hành và công nghệ tốt”, bên cạnh ý tưởng và phát triển sản phẩm ban đầu. Microsoft đã đưa ra những công cụ công nghệ thông tin kèm những cầu nối đào tạo nhằm hỗ trợ giới trẻ khởi nghiệp, giúp họ củng cố cơ hội tồn tại và tiếp cận thành công trong quá trình khởi nghiệp.
Trong khi đó, PGS-TS Dương Anh Đức, Giám đốc Sở TT-TT TPHCM, phát biểu: “Các startup cần phải xác định mình đang ở đâu, giai đoạn phát triển nào? Đồng thời, các nhà sáng lập phải biết học hỏi thêm vì các bạn trẻ tuy rất nhiệt tình nhưng lại thiếu sót rất nhiều về kinh nghiệm. TPHCM luôn chào đón tất cả các startup hay những người quan tâm đến khởi nghiệp. Hiện TP luôn tìm các cơ chế để các công ty khởi nghiệp lớn mạnh hơn”. Còn theo PGS-TS Mai Thanh Phong, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TPHCM: “Nhà trường đã bắt đầu chương trình hỗ trợ startup với mục tiêu giảm rủi ro và tăng khả năng sống còn cho các doanh nghiệp từ năm 2009. Trường bố trí không gian hoạt động UP-BK với diện tích khoảng 600m2 là nơi cấp cho startup tất cả những gì họ cần, từ mặt bằng, văn phòng làm việc, chuyên gia tư vấn trong các mảng kinh doanh đến cơ sở hạ tầng dữ liệu và cả các nhà đầu tư”.
Tại hội thảo “Thị trường nào cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo - khởi nghiệp ở Việt Nam”, ban tổ chức cũng công bố cuộc thi SwissInnovation Challenge Vietnam. Cuộc thi nhằm tìm ra ý tưởng, các dự án đang ở giai đoạn khởi nghiệp và doanh nghiệp đang vận hành. Ban tổ chức sẽ hướng dẫn và hỗ trợ ứng viên trong quá trình cuộc thi diễn ra để dự án đạt đến mức độ hoàn thiện hơn. SwissInnovation Challenge Vietnam chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ qua quy trình tuyển chọn dựa trên các vòng sơ tuyển. Những ứng viên vào vòng cuối sẽ có cơ hội thắng giải thưởng tiền mặt với tổng trị giá 23.000USD. Trong đó, giải nhất trị giá 15.000USD, giải nhì 5.000USD, giải ba 3.000USD. Bên cạnh đó, ban tổ chức còn có giải thưởng đặc biệt dành cho dự án có tính quốc tế hóa (trị giá 5.000USD) được lựa chọn từ các dự án xuất sắc toàn khu vực châu Á. Ngoài ra, đại diện của 2 đội xuất sắc nhất sẽ được mời tham dự lễ trao thưởng tổ chức tại Thụy Sĩ.