Chờ thương mại hóa mạng 5G

Năm 2021, mạng 4G đã phủ sóng 99,8% cả nước, riêng mạng 5G đã được các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone thử nghiệm thương mại tại 16 tỉnh, thành phố. Và đến nay, việc chính thức thương mại hóa mạng 5G đang được trông đợi.
Viettel đã phủ sóng thử nghiệm thương mại 5G tại TP Thủ Đức, TPHCM vào tháng 12-2020
Viettel đã phủ sóng thử nghiệm thương mại 5G tại TP Thủ Đức, TPHCM vào tháng 12-2020

Mục tiêu phủ sóng 5G đến 25% dân số

Bộ TT-TT xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là thương mại 5G với các thiết bị Make in Vietnam. Thông tin trên được chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, định hướng năm 2022 của Bộ TT-TT vừa diễn ra. Dù vậy, để triển khai mạng 5G bằng thiết bị hoàn toàn của Việt Nam ở diện rộng trong năm 2022 là chưa đáp ứng được, nên Việt Nam chỉ đặt mục tiêu phủ sóng 5G đến 25% dân số vào năm 2025. 

Theo báo cáo của Bộ TT-TT, thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, sản xuất đã đầy đủ ở các phân lớp hệ thống mạng 5G, gồm: mạng lõi, mạng truyền dẫn, mạng truy cập và đã được triển khai cung cấp thử nghiệm dịch vụ. Đặc biệt, Việt Nam đã hoàn thành bước nghiên cứu và triển khai lắp đặt thử nghiệm trạm 5G theo công nghệ ORAN (với tốc độ download 900Mbps và upload 60Mbps), là bước tiến quan trọng để thúc đẩy quá trình nghiên cứu, sản xuất thiết bị 5G của Việt Nam, cũng như thương mại hóa 5G vào năm 2022.

Từ năm 2020-2021, Việt Nam đã cấp phép thử nghiệm thương mại 5G cho 3 nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone. Các nhà mạng đã thử nghiệm 5G tại 16 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Thái Nguyên, Cần Thơ, Bình Dương, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các nhà mạng đều cho rằng, chi phí đầu tư 5G không hề nhỏ, nhưng nhu cầu người dùng còn rất thấp, khiến các nhà mạng do dự. Ngay cả Viettel, nhà mạng từng rất thành công với chiến lược “hạ tầng mạng đi trước”, đầu tư rộng khắp mạng 3G, 4G rồi mới kinh doanh, song cũng đang rất cẩn trọng khi nói đến phủ sóng 5G, hay thương mại 5G chính thức. Hơn nữa, 5G thử nghiệm không có gói cước cụ thể nên cũng khó xác định chính xác nhu cầu thực sự của người muốn dùng 5G. 

Giải pháp “dùng chung”

Trong Hội nghị và Triển lãm thế giới số 2021 (ITU Digital World 2021) diễn ra mới đây tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Việt Nam đang thực hiện giải pháp để thúc đẩy nhanh phủ sóng 5G bằng cách huy động các nhà mạng chung tay đầu tư. Trong giai đoạn đầu phát triển 5G, mỗi nhà mạng phủ sóng 25% diện tích đất nước và thực hiện chuyển vùng với nhau để giảm chi phí đầu tư. Như vậy, chi phí đầu tư của từng nhà mạng giảm đi và Việt Nam sẽ có chung một mạng 5G toàn quốc chỉ trong 1 năm.

Theo chia sẻ của đại diện Tập đoàn VNPT, việc thử nghiệm dùng chung mạng 5G sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị vô tuyến cho nhà mạng. Bên cạnh đó, dùng chung hạ tầng 5G còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành, khai thác, bảo trì thiết bị… 

Trong khi đó, ông Thiều Phương Nam, Giám đốc Qualcomm Việt Nam - Lào - Campuchia, cho rằng, với việc triển khai 5G ngày càng nhiều và rộng khắp trên thế giới, giá thành trạm BTS đang khá rẻ, nên đây là thời điểm chín muồi để đầu tư 5G. Mặt khác, khi xây dựng 5G, nhà mạng Việt Nam có thể tận dụng hạ tầng có sẵn của 4G, như các trạm, mặt bằng, thiết bị…

Một ý kiến khác từ MobiFone đề xuất thẳng thắn, cần cơ quan nhà nước điều hành cấp phép phân chia khu vực theo hướng chỉ mở chuyển vùng 5G tại các khu vực có lưu lượng không cao, dân cư thưa thớt để các nhà mạng triển khai hạ tầng 5G, bảo đảm tiết kiệm chi phí đầu tư, cũng như đẩy nhanh mở rộng vùng phủ sóng tại Việt Nam. Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền để cộng đồng ủng hộ phát triển hạ tầng viễn thông theo quy định; sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ Viễn thông công ích tăng cường đầu tư cho khu vực vùng sâu, vùng xa.

Trong năm 2020 và 2021, quá trình triển khai thử nghiệm thương mại 5G, các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone cũng triển khai thử nghiệm dùng chung mạng 5G. Do đó, nếu các nhà mạng đồng tình với giải pháp dùng chung hạ tầng để thương mại hóa chính thức 5G, thì trong thời gian tới, hàng ngàn trạm BTS được lắp đặt trạm 5G dùng chung cũng có thể là một phương án giúp các nhà mạng tiết kiệm chi phí.

Thương mại hóa 5G là xu hướng “không thể tránh khỏi” khi đến nay mạng 4G đã phủ sóng đến 99,8% cả nước và thử nghiệm 5G ngày càng rộng. Tỷ lệ thuê bao sử dụng smartphone trên tổng thuê bao điện thoại di động cũng liên tục tăng: từ 59,2% năm 2018 lên 65,09% năm 2019; năm 2020-2021 tăng lên 75%.  Bộ TT-TT đặt mục tiêu, trong năm 2022 thúc đẩy chuyển đổi sử dụng smartphone và dừng công nghệ di động cũ; từ đầu năm 2023, 100% người dân sẽ chuyển sang dùng smartphone. Ngoài ra, người dùng được khuyến khích chuyển sang sử dụng smartphone và mạng di động thế hệ mới như 4G, 5G, thay cho công nghệ di động cũ.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm “Chính sách thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở các địa phương nhằm triển khai Nghị quyết 57 do Đại học Kinh tế TPHCM tổ chức.

Phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại

Ngày 4-4, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) tổ chức tọa đàm về "Chính sách thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở các địa phương nhằm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị" về phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tọa đàm có sự tham gia của đại diện các cơ quan KH-CN, viện nghiên cứu, và các trường đại học.

Đề xuất chính sách một cửa hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đề xuất chính sách một cửa hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

“Hiện TPHCM đang có ý tưởng, đề ra chính sách đầu tư khởi nghiệp sáng tạo một cửa. Cá nhân, doanh nghiệp muốn đổi mới sáng tạo chỉ cần đến một bộ phận duy nhất của thành phố để đăng ký tiếp nhận hồ sơ”, đây là chia sẻ của Giám đốc Sở KH-CN TPHCM Lâm Đình Thắng.

Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp

Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, các thiết bị thông minh, internet kết nối vạn vật (IoT) và công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng nhiều hơn, giúp nông nghiệp phát triển bền vững với nhiều sản phẩm có giá trị, cây trồng được kiểm soát sâu bệnh, cải thiện sức lao động của người làm nông.

Nhiều dư địa, tiềm năng trong khởi nghiệp sáng tạo hiệu quả năng lượng

Nhiều dư địa, tiềm năng trong khởi nghiệp sáng tạo hiệu quả năng lượng

Chiều 2-4, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và khuyến công (Bộ Công Thương) phối hợp Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI), Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TPHCM (Sihub) tổ chức Tọa đàm tham vấn về Chương trình đào tạo giảng viên và cơ chế thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng.

Nhiều thiết bị, giải pháp công nghệ mới tại Analytica Vietnam 2025

Nhiều thiết bị, giải pháp công nghệ mới tại Analytica Vietnam 2025

Ngày 2-4, Triển lãm quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam (Analytica Vietnam 2025) được khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn - SECC (quận 7, TPHCM). Triển lãm diễn ra từ ngày 2 đến 4-4,

VNPT ra mắt gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps

VNPT ra mắt gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps

Từ 1-4, tất cả các gói cước Internet mới của VNPT sẽ được cung cấp với tốc độ tối thiểu 300Mbps, gấp gần 2 lần so với tốc độ trung bình của Internet Việt Nam hiện nay, thiết lập dấu mốc tốc độ tối thiểu mới cao nhất trong các nhà cung cấp hiện tại.

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.

Tạo động lực ứng dụng AI trong sản xuất tại Việt Nam

Tạo động lực ứng dụng AI trong sản xuất tại Việt Nam

Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Ứng dụng AI trong sản xuất: Động lực đổi mới và phát triển” diễn ra ngày 31-3, ông Hoàng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), đã chia sẻ về những giải pháp, cơ hội và thách thức trong thúc đẩy trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất tại Việt Nam.

Đặt khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển đất nước

Đặt khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển đất nước

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết số 57-NQ/TW ra đời như một bước đi chiến lược nhằm khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, bước vào thị trường dịch vụ khách hàng toàn cầu

Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, bước vào thị trường dịch vụ khách hàng toàn cầu

Ngày 27-3, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD toàn cầu vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

VNPT và An Giang hợp tác chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2025-2030

VNPT và An Giang hợp tác chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2025-2030

UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025-2030, hướng đến xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số toàn diện trên địa bàn tỉnh. Trong khuôn khổ sự kiện, hai bên cũng chính thức ra mắt giải pháp Bệnh án điện tử (VNPT EMR), đánh dấu bước tiến lớn trong quá trình chuyển đổi số ngành y tế tỉnh.

Ứng dụng AI ngày càng sâu rộng

Ứng dụng AI ngày càng sâu rộng

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra nhiều giá trị mới, tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Việc học sử dụng AI một cách bài bản đang dần trở thành nhu cầu của tất cả mọi người, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số"

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số"

Chiều 26-3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (BCĐ) đã dự lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".