Sáng 29-12, tại trạm thu phí Hòa Lạc – Hòa Bình (tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình), Bộ GT-VT và Công ty CP Giao thông số Việt Nam (VDTC, thành viên Tập đoàn Viettel) chính thức đưa vào vận hành hệ thống thu phí sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn.
Hệ thống có tên gọi ePass do VDTC phối hợp với các nhà đầu tư BOT triển khai dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ GT-VT và Tổng cục Đường bộ.
Đến ngày 1-1-2021, 35 trạm thu phí trên toàn quốc, sử dụng hệ thống ePass sẽ chính thức hoạt động đồng bộ, thu phí không dừng, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, Viettel đã hoàn thành dự án đúng thời hạn so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ triển khai trong vòng 6 tháng, tăng trưởng hơn 80% so với số lượng trạm thu phí không dừng thực hiện trong 4 năm trước đó.
Những chiếc xe ô tô đầu tiên sử dụng thẻ ePass qua trạm thu phí Hòa Lạc - Hòa Bình trong sáng 29-12 Viettel đã đưa vào hệ thống ePass những công nghệ hiện đại nhất, theo tiêu chuẩn của nước phát triển như: Công nghệ nhận diện và xử lý hình ảnh (OCR), giúp cho việc đăng ký sử dụng dịch vụ của khách hàng chỉ tốn khoảng phút; Hệ thống tính cước thời gian thực (OCS) do Viettel tự nghiên cứu phát triển, giúp cho thời gian lưu thông xe qua trạm giảm 60 lần so với thời gian trả phí bằng tiền mặt.
Đặc biệt, giải pháp thanh toán trực tuyến khi kết nối với ViettelPay giúp khách hàng không cần nạp tiền vào tài khoản giao thông. Bộ GT-VT và Tập đoàn Viettel đặt ra mục tiêu đưa Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia có tỷ lệ phương tiện dán thẻ thu phí tự động cao nhất trong khu vực.
Dán thử ePass cho khách hàng trong ngày khai trương hệ thống Thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Đình Thọ cho rằng, hệ thống thu phí tự động ePass sẽ là một đòn bẩy giúp phổ cập dịch vụ thu phí không dừng trên toàn quốc, tiến đến phát triển giao thông số tại Việt Nam. Ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cam kết: "Là một tập đoàn công nghiệp, công nghệ lớn nhất Việt Nam, Viettel sẵn sàng cùng Bộ GT-VT xây dựng và phát triển dữ liệu của ngành; Phát triển các nền tảng tích hợp, kết nối liên thông dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; Nền tảng quản lý thu phí, thanh toán điện tử trong giao thông; … Những nền tảng này bắt kịp xu hướng chuyển dịch về công nghệ giao thông thông minh trên thế giới và khu vực, sớm đưa Việt Nam đứng trong top những quốc gia phát triển về giao thông thông minh".
Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ hệ thống ePass trong sáng 29-12 tại trạm thu phí Hòa Lạc - Hòa Bình Dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 2 theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO). Dự án được đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP): Viettel tham gia thành lập doanh nghiệp dự án, Công ty CP Giao thông số Việt Nam cùng các thành viên liên danh trúng thầu.
Tổng mức đầu tư dự án là gần 1.230 tỷ đồng với thời gian thực hiện trong 26 năm, tính từ 2020. Tham gia và chủ trì thực hiện dự án, Viettel đứng ở góc độ thị trường, dưới góc nhìn của người dùng cuối để bổ sung các hình thức thanh toán, sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất, hoặc đơn giản hóa quá trình thanh toán để tiết kiệm thời. Tiêu biểu như hình thức thanh toán trực tiếp khi qua trạm thông qua liên kết với tài khoản Viettelpay. Theo đó, khách hàng không cần phải nạp tiền vào tài khoản giao thông mà chỉ cần thực hiện liên kết tài khoản giao thông với tài khoản ViettelPay, khi đi qua trạm hệ thống sẽ thực hiện quét và trừ tiền trực tiếp vào tài khoản ViettelPay.
- Hệ thống Frontend của VDTC được thiết kế đảm bảo đạt mức KPIs theo yêu cầu của Bộ GT-VT như: Khả năng phát hiện xe thành công (> 99,8%); khả năng thực hiện thu phí ETC thành công (>100%); khả năng thực hiện thu phí MTC thành công (>100%); khả năng đọc thẻ RIFD thành công (>99,7%); khả năng nhận diện biển số xe thành công (>95%); thời gian đóng mở barrie tự động (<0.6s); tốc độ đáp ứng <= 60 KM/h (với giai đoạn có barrier, không có barrier thì tốc độ đáp ứng là 160 KM/h). - Hệ thống backend ETC của VDTC là hệ thống sử dụng đa dạng các nền tảng công nghệ mới nhất hiện nay, có nhiều ưu điểm vượt trội so với hệ thống hiện hành, cụ thể: • Hệ thống tính cước thời gian thực (OCS) • Áp dụng công nghệ ảo hóa (Cloud) đảm bảo mức dự phòng cao cho hệ thống • Áp dụng công nghệ nhận diện ảnh (OCR) giúp cho việc đăng kí sử dụng dịch vụ của khách hàng được nhanh và tiện lợi hơn. Công nghệ xử lý ảnh với độ chính xác cao sẽ giảm thiểu chi phí cho công tác nghiệp vụ hậu kiểm, đối soát. • Áp dụng tự động hóa toàn trình việc thực hiện đối soát hàng ngày với BOT giúp giảm thiểu sự cố do yếu tố con người. |
TRẦN BÌNH