Chính phủ cam kết không để xảy ra tiêu cực liên quan việc đẩy sớm thời hiệu của luật

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 29-6, với tỷ lệ 83,13% tổng số đại biểu tán thành.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình luật. Ảnh: QUANG PHÚC
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình luật. Ảnh: QUANG PHÚC

Như vậy, các luật liên quan tới thị trường bất động sản gồm: Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản và hai điều (200 và 210) của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1-8-2024, sớm 5 tháng so với quyết nghị của Quốc hội tại kỳ họp tháng 1-2024.

Riêng một số quy định chuyển tiếp tại 7 điều (từ điều 253 đến 260) Luật Đất đai vẫn có hiệu lực từ 1-1-2025.

vu-hong-thanh-1863.jpeg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình luật. Ảnh: QUANG PHÚC

Một nội dung đáng lưu ý, theo luật này, là từ 1-8, các dự án đầu tư thuộc trường hợp giao, cho thuê đất không qua đấu giá quyền sử dụng theo Luật Đất đai 2013, phù hợp quy hoạch, kế hoạch mà chưa được giao, cho thuê thì tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo về thủ tục giao, cho thuê đất theo Luật Đất đai 2024 trong trường hợp dự án đã chọn được nhà đầu tư, chủ đầu tư từ ngày 1-7-2014 đến trước 1-8-2024; hoặc nhà đầu tư đã nộp hồ sơ trước ngày 1-8-2024 và đã lựa chọn được nhà đầu tư, chủ đầu tư trước ngày 1-1-2025.

Các bước chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư vẫn phải thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đấu thầu.

Cũng theo luật vừa được thông qua, Nghị quyết 132/2020 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp sản xuất, kinh tế sẽ hết hiệu lực từ 1-1-2025.

Điều này có nghĩa là từ 1-8, phương án sử dụng, sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền duyệt theo nghị định này trước ngày 1-1-2025 thì thực hiện theo phương án đã duyệt.

QH 29.jpeg

Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trong quá trình thảo luận, nhiều ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành luật, điều chỉnh hiệu lực của 4 luật.

Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn về các điều kiện bảo đảm để thi hành luật, nên có ý kiến đề nghị giữ nguyên hiệu lực thi hành các luật này, tức từ 1-1-2025. Trong khi số khác đề nghị Chính phủ phải chịu trách nhiệm khi đề xuất có hiệu lực sớm các luật này

- ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.

Đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhận định, Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Kinh doanh bất động sản 2023 đã thể chế hóa nhiều chủ trương, chính sách mới nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắc của các luật trước đây. Nhiều quy định mang tính đổi mới, được người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, nhiều quy định trong các luật có thể áp dụng được ngay mà không cần văn bản hướng dẫn chi tiết.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã có báo cáo giải trình, rằng phương án đề xuất này là để bảo đảm không vướng mắc trong áp dụng pháp luật, không gây ra cách hiểu khác nhau. Chính phủ cũng khẳng định, sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời các văn bản, hướng dẫn thi hành các luật trên, nhằm không tạo khoảng trống pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách, hợp thức hóa các sai phạm.

z5581138129338_d9dd3eb307284043369b34901d6a2586.jpg
Đại biểu ấn nút thông qua luật. Ảnh: QUANG PHÚC

Cũng có ý kiến đại biểu lo ngại về tiến độ, lộ trình ban hành văn bản hướng dẫn thuộc trách nhiệm của địa phương là “quá gấp”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, điều này hoàn toàn xác đáng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo sát sao việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của các bộ, ngành, địa phương; không để xảy ra vướng mắc do thiếu hoặc chậm ban hành văn bản cụ thể hóa, không để xảy ra tình trạng thông tư “chờ” nghị định, văn bản của địa phương “chờ” văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn của Trung ương. Chính phủ cũng cần chịu trách nhiệm theo Hiến pháp và pháp luật về tổ chức thi hành các luật này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật này.

Tin cùng chuyên mục