Cuộc hội ngộ
Tiếng đàn, tiếng hát vang lên, sân khấu lung linh huyền ảo. Lâm Xuân, Thanh Long, Ngọc Anh, Cẩm Vân, Khắc Triệu, Mai Ly, Kim Thanh… một “rừng sao” và có một nam ca sĩ mang tên Quang Lý hát Thuyền và biển mềm mại, tinh tế. Tôi bỗng thấy ngờ ngợ như đã gặp anh bạn này ở đâu rồi…
Ký ức đưa tôi lại cách đây ít năm, khi có việc về thị xã Bắc Giang, dừng xe ở quán nước quen bên rạp sông Thương làm chén nước chè. Bà bán nước hay chuyện, xăng xái hỏi: “Chú Ngọc Tân có khỏe không chú?”. Chẳng là mấy đợt trước, tôi đã cùng Ngọc Tân, Kiều Minh, Lê Dung, Thu Phương lên đây biểu diễn, hay ngồi quán nước này. Cũng chẳng chờ tôi trả lời, bà lại nói luôn: “Trong rạp đang diễn, có cái chú hát hệt như chú Tân, chỉ khác là không đeo kính. Cái đoàn này trẻ hơn đoàn chú, thu hút cánh trẻ kéo đến xem ầm ầm, ngày diễn hai ba buổi”. Nghe mà choáng, tôi liền mua vé vào xem.
Đúng là đoàn này diễn máu thật. Mang tên Hoa phượng đỏ, nhưng thật ra đây là một bộ phận của Đoàn ca múa Hải Phòng, đi cải thiện. Cứ như cất kho lâu lắm mới được đem ra, mọi người biểu diễn như lên đồng. Đặc biệt có một nam ca sĩ gương mặt thư sinh, giọng bay bướm, cũng hát Chiều trên bến cảng của Ngọc Tân. Tôi nghĩ, nếu anh bạn này về Hà Nội trau chuốt thêm kỹ thuật thanh nhạc, hẳn sẽ làm nên chuyện lớn chứ không đùa. Anh bạn ấy tên Hữu Lý.
“Có phải ca sĩ Quang Lý trên sân khấu kia chính là Hữu Lý ngày ấy không?”. Tôi cứ mang câu hỏi đó trong đầu. Tan buổi diễn, đi ăn với vợ chồng nhạc sĩ Thanh Trúc, vốn là bạn của mẹ tôi, có cả Quang Lý đi cùng. Sau đó, tôi và Lý đi cà phê. Anh bạn tâm sự: “Ngày trước tôi ở Đoàn ca múa Hải Phòng. Đợt anh xem ở rạp Sông Thương là cánh diễn viên trẻ chúng tôi được chi đoàn thanh niên khởi xướng thành lập ban nhạc trẻ mang tên Hoa phượng đỏ đi các tỉnh biễu diễn. Thời gian đầu cũng khá khá, nhưng rồi sau đâu lại vào đấy. Cuộc sống chật vật quá, xoay xở đủ kiểu mà vẫn cứ không đủ sống. Thế là tôi chuyển vào Nam. Chính nhạc sĩ Thanh Trúc đã tiếp nhận và lo thủ tục cho tôi chuyển vào. Ông còn đổi nghệ danh của tôi từ Hữu Lý sang tên Quang Lý (vì ông Thanh Trúc tên thật là Lâm Quang Măng - phóng viên) để gắn bó với ông”.
“Giọng ca chim én”
Không chỉ riêng với nhạc sĩ Thanh Trúc, Quang Lý còn là ca sĩ luôn biết đặt chữ tình cao hơn tất cả, nhất là với bạn bè, đồng nghiệp. Nhạc sĩ Trần Tiến từng lập nên nhóm nhạc Du ca đồng nội và mời Quang Lý tham gia từ buổi đầu, kể: “Ngày đó, tôi quyết định đi hát với nhóm Du ca đồng nội, anh là người đầu tiên tham gia với tôi. Một buổi sáng, Lý khệ nệ vác tới đóng góp... một cái trống, không biết kiếm đâu ra, tiếng rất hay. Nhiều người hát Tạm biệt chim én như Ngọc Tân, Ngọc Bích… đều hay, nhưng không hiểu sao tôi chỉ thích hát với Quang Lý. Giọng Lý cất lên như sương bay, hình như Lý không hát, anh chỉ hé môi cho sương khói bay ra như những cánh nhạc bay: “Tạm biệt chim én xưa... Tạm biệt những giấc mơ...”. Tôi hay đùa với khán giả khi giới thiệu: “Sau đây là bài hát Tạm biệt chim én do giọng ca chim én - Quang Lý, hát song ca cùng tôi - chim cú”.
Nhóm Du ca đồng nội có tuổi đời hoạt động rất lâu, nhưng lâu bền hơn chính là tình nghĩa của hai nghệ sĩ Quang Lý - Trần Tiến, cho tới hàng chục năm sau, khi Quang Lý đột ngột ra đi. Ngày ấy nghe tin Lý mất, Trần Tiến sững sờ, bàng hoàng, muốn khóc mà không thể khóc nổi: “Vậy mà giờ đây bạn bay thật rồi, Lý ơi... Bạn đã bay đi mãi mãi. Bạn bỏ lại một bài hát, không thể hát được nữa, nếu chỉ còn một bè trầm khô, lạnh của con chim cú còn lại”. Tôi có thể viết gì hơn, về người ca sĩ tôi hằng yêu quý là Quang Lý mà anh Trần Tiến đã viết? Ngày ấy chỉ có thể thốt lên rằng, thêm một con chim én đã bay xa, thêm một giọng hát vàng không còn nữa.
Một ngày gần đây, tôi về qua Bắc Giang, lại ngồi nhấp chén chè nóng ở quán nước năm xưa bên rạp Sông Thương. Bà cụ bán nước ngày ấy đã không còn nữa, mà thay vào đó là một người phụ nữ trung niên, có lẽ là con của bà. Ấy vậy mà chị vẫn còn nhớ lại chuyện hôm xưa, khi còn là cô bé hay ra bán nước giúp mẹ và thường hay lẻn vào nhà hát xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật: “Em cứ nhớ mãi ngày ấy có đoàn Hoa phượng đỏ ở Hải Phòng về diễn, có cái anh tre trẻ, hiền lành lắm tên là Hữu Lý hát cái bài Chiều trên bến cảng của bác Ngọc Tân, xem cả ngày không chán bác ạ. Sau này không thấy anh ấy cùng đoàn về hát nữa, nghe nói đã chuyển vào Nam. Tiếc quá. Giờ hàng chục năm rồi em vẫn còn nhớ, còn xao xuyến về tiếng hát của anh ấy...”.
Tiếng đàn, tiếng hát vang lên, sân khấu lung linh huyền ảo. Lâm Xuân, Thanh Long, Ngọc Anh, Cẩm Vân, Khắc Triệu, Mai Ly, Kim Thanh… một “rừng sao” và có một nam ca sĩ mang tên Quang Lý hát Thuyền và biển mềm mại, tinh tế. Tôi bỗng thấy ngờ ngợ như đã gặp anh bạn này ở đâu rồi…
Ký ức đưa tôi lại cách đây ít năm, khi có việc về thị xã Bắc Giang, dừng xe ở quán nước quen bên rạp sông Thương làm chén nước chè. Bà bán nước hay chuyện, xăng xái hỏi: “Chú Ngọc Tân có khỏe không chú?”. Chẳng là mấy đợt trước, tôi đã cùng Ngọc Tân, Kiều Minh, Lê Dung, Thu Phương lên đây biểu diễn, hay ngồi quán nước này. Cũng chẳng chờ tôi trả lời, bà lại nói luôn: “Trong rạp đang diễn, có cái chú hát hệt như chú Tân, chỉ khác là không đeo kính. Cái đoàn này trẻ hơn đoàn chú, thu hút cánh trẻ kéo đến xem ầm ầm, ngày diễn hai ba buổi”. Nghe mà choáng, tôi liền mua vé vào xem.
Đúng là đoàn này diễn máu thật. Mang tên Hoa phượng đỏ, nhưng thật ra đây là một bộ phận của Đoàn ca múa Hải Phòng, đi cải thiện. Cứ như cất kho lâu lắm mới được đem ra, mọi người biểu diễn như lên đồng. Đặc biệt có một nam ca sĩ gương mặt thư sinh, giọng bay bướm, cũng hát Chiều trên bến cảng của Ngọc Tân. Tôi nghĩ, nếu anh bạn này về Hà Nội trau chuốt thêm kỹ thuật thanh nhạc, hẳn sẽ làm nên chuyện lớn chứ không đùa. Anh bạn ấy tên Hữu Lý.
“Có phải ca sĩ Quang Lý trên sân khấu kia chính là Hữu Lý ngày ấy không?”. Tôi cứ mang câu hỏi đó trong đầu. Tan buổi diễn, đi ăn với vợ chồng nhạc sĩ Thanh Trúc, vốn là bạn của mẹ tôi, có cả Quang Lý đi cùng. Sau đó, tôi và Lý đi cà phê. Anh bạn tâm sự: “Ngày trước tôi ở Đoàn ca múa Hải Phòng. Đợt anh xem ở rạp Sông Thương là cánh diễn viên trẻ chúng tôi được chi đoàn thanh niên khởi xướng thành lập ban nhạc trẻ mang tên Hoa phượng đỏ đi các tỉnh biễu diễn. Thời gian đầu cũng khá khá, nhưng rồi sau đâu lại vào đấy. Cuộc sống chật vật quá, xoay xở đủ kiểu mà vẫn cứ không đủ sống. Thế là tôi chuyển vào Nam. Chính nhạc sĩ Thanh Trúc đã tiếp nhận và lo thủ tục cho tôi chuyển vào. Ông còn đổi nghệ danh của tôi từ Hữu Lý sang tên Quang Lý (vì ông Thanh Trúc tên thật là Lâm Quang Măng - phóng viên) để gắn bó với ông”.
“Giọng ca chim én”
Không chỉ riêng với nhạc sĩ Thanh Trúc, Quang Lý còn là ca sĩ luôn biết đặt chữ tình cao hơn tất cả, nhất là với bạn bè, đồng nghiệp. Nhạc sĩ Trần Tiến từng lập nên nhóm nhạc Du ca đồng nội và mời Quang Lý tham gia từ buổi đầu, kể: “Ngày đó, tôi quyết định đi hát với nhóm Du ca đồng nội, anh là người đầu tiên tham gia với tôi. Một buổi sáng, Lý khệ nệ vác tới đóng góp... một cái trống, không biết kiếm đâu ra, tiếng rất hay. Nhiều người hát Tạm biệt chim én như Ngọc Tân, Ngọc Bích… đều hay, nhưng không hiểu sao tôi chỉ thích hát với Quang Lý. Giọng Lý cất lên như sương bay, hình như Lý không hát, anh chỉ hé môi cho sương khói bay ra như những cánh nhạc bay: “Tạm biệt chim én xưa... Tạm biệt những giấc mơ...”. Tôi hay đùa với khán giả khi giới thiệu: “Sau đây là bài hát Tạm biệt chim én do giọng ca chim én - Quang Lý, hát song ca cùng tôi - chim cú”.
Nhóm Du ca đồng nội có tuổi đời hoạt động rất lâu, nhưng lâu bền hơn chính là tình nghĩa của hai nghệ sĩ Quang Lý - Trần Tiến, cho tới hàng chục năm sau, khi Quang Lý đột ngột ra đi. Ngày ấy nghe tin Lý mất, Trần Tiến sững sờ, bàng hoàng, muốn khóc mà không thể khóc nổi: “Vậy mà giờ đây bạn bay thật rồi, Lý ơi... Bạn đã bay đi mãi mãi. Bạn bỏ lại một bài hát, không thể hát được nữa, nếu chỉ còn một bè trầm khô, lạnh của con chim cú còn lại”. Tôi có thể viết gì hơn, về người ca sĩ tôi hằng yêu quý là Quang Lý mà anh Trần Tiến đã viết? Ngày ấy chỉ có thể thốt lên rằng, thêm một con chim én đã bay xa, thêm một giọng hát vàng không còn nữa.
Một ngày gần đây, tôi về qua Bắc Giang, lại ngồi nhấp chén chè nóng ở quán nước năm xưa bên rạp Sông Thương. Bà cụ bán nước ngày ấy đã không còn nữa, mà thay vào đó là một người phụ nữ trung niên, có lẽ là con của bà. Ấy vậy mà chị vẫn còn nhớ lại chuyện hôm xưa, khi còn là cô bé hay ra bán nước giúp mẹ và thường hay lẻn vào nhà hát xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật: “Em cứ nhớ mãi ngày ấy có đoàn Hoa phượng đỏ ở Hải Phòng về diễn, có cái anh tre trẻ, hiền lành lắm tên là Hữu Lý hát cái bài Chiều trên bến cảng của bác Ngọc Tân, xem cả ngày không chán bác ạ. Sau này không thấy anh ấy cùng đoàn về hát nữa, nghe nói đã chuyển vào Nam. Tiếc quá. Giờ hàng chục năm rồi em vẫn còn nhớ, còn xao xuyến về tiếng hát của anh ấy...”.