Ngẫm vài chuyện xảy ra trong giới showbiz gần đây mới thấy không phải bỗng dưng nhiều người cảm thấy lòng tốt bị lợi dụng và nhất là khi theo dõi nhiều chương trình truyền hình thực tế gần đây, niềm tin ấy đã bị đánh cắp một cách trắng trợn.
Những ngày này, báo chí và cộng đồng mạng liên tục truyền tay nhau những bài viết trái chiều về trường hợp ông bố Đặng Hữu Nghị nuôi hai con bị teo não bằng nghề hát rong. Câu chuyện ấy có mới không? Xin thưa là không, bởi trường hợp này được báo chí đăng tải cách đây vài năm và đã có một số mạnh thường quân đến giúp đỡ cha con anh Nghị. Ngoài giúp đỡ về vật chất, họ còn ngỏ lời giúp anh có công việc làm ổn định, các con anh được chăm sóc tử tế. Nhưng ông bố ấy vẫn chấp nhận cuộc đời ăn gió nằm sương và biến gia đình mình giống như “rạp xiếc di động” đi diễn khắp nơi.
Xuất hiện trên chương trình truyền hình thực tế Hát mãi ước mơ, một lần nữa, hình ảnh ông bố ấy lại chạm vào phần trắc ẩn của mỗi con người. Sẽ chẳng ngạc nhiên khi người ta có thể dễ dàng khóc cho hoàn cảnh bố con anh. Không cảm động sao được khi người đàn ông ấy nói vợ ông đã nhẫn tâm bỏ đi 5 năm nay mặc cho anh ra sức thuyết phục.
Không cảm động sao được khi MC tiết lộ, để lên truyền hình anh phải thuê một bộ đồ tạm gọi là tử tế. Và không cảm động sao khi trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, ông bố có lúc nức nở vừa hát vừa khóc nhưng có lúc lại tràn đầy tinh thần lạc quan. Cũng chẳng ngạc nhiên khi ông bố ấy nhận phần thưởng cao nhất trị giá 50 triệu đồng và sau đó, tấm lòng của các nhà hảo tâm lại dồn dập đổ về, khiến anh nhận không xuể những cuộc điện thoại chia sẻ. Sự việc cảm thương ấy, nếu 100% là sự thật, sẽ là câu chuyện đầy nhân văn.
Nhưng “một nửa sự thật” của câu chuyện đã được hé lộ khi người vợ bao nhiêu năm chịu tiếng ác là bỏ chồng con xuất hiện, kể một câu chuyện hoàn toàn khác ngay trong căn nhà, nơi các mạnh thường quân vẫn đều đặn lui tới hỗ trợ. Dĩ nhiên, câu trả lời của người trong cuộc làm mọi người hiểu hơn. Và sự thật cuối cùng, sớm thôi, dư luận sẽ tỏ. Trong trường hợp này, khoan hãy bàn đến tính đúng sai mà đáng nói hơn, đó là hiệu ứng đám đông. Đây cũng là điểm yếu của khán giả mà không ít chương trình truyền hình thực tế tận dụng một cách triệt để.
Khi các chiêu trò, scandal ngày càng phản tác dụng thì việc phát hiện, tô vẽ những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo của các thí sinh ở sân chơi thực tế chưa bao giờ là lỗi mốt. Đến nay, phương cách ấy vẫn vẹn nguyên tác dụng. Vậy nên, khi theo dõi bất cứ chương trình thực tế nào trên tivi hiện nay sẽ chẳng ngạc nhiên nếu họ tìm kiếm được cho mình một vài hoàn cảnh khó khăn đối lập với tài năng để gây ấn tượng mạnh với khán giả. Trong bối cảnh gây tiếng cười mua vui nơi khán giả ngày càng khó khăn thì việc lấy nước mắt xem ra dễ dàng hơn.
Khán giả hẳn không quên, chàng trai đồng bào dân tộc thiểu số Chu Ru - Yasuy tại sân chơi Vietnam’s Idol 2012. Tài năng dù chỉ ở hạng thường thường bậc trung nhưng nhờ được tung hê có niềm đam mê ca hát cháy bỏng dù xuất thân nơi vùng sâu vùng xa, cuối cùng anh đã lên ngôi quán quân. Nhưng sau cuộc thi, Yasuy đã lặn mất tăm và chỉ trồi sụt lên với scandal có con rơi với người hâm mộ. Thời điểm đó, Hương Giang Idol cũng là trường hợp điển hình dù giọng hát rất yếu nhưng nhờ câu chuyện chuyển giới gây xúc động, cuối cùng cô cũng lọt đến tốp 4 cuộc thi và nay Hương Giang Idol lại “nổi như cồn” với scandal thiếu lễ độ với nghệ sĩ đàn anh. Huyền Minh của X-Factor cũng đã đánh động vào lòng thương cảm nơi khán giả với hình ảnh cô gái gặp tai nạn có đầy vết sẹo trên mặt. Nhưng cuối cùng, khi chiếc mặt nạ được tháo xuống, là gương mặt xinh đẹp của cô ca sĩ Anh Thúy.
Và công thức quen thuộc: gia cảnh khó khăn, chuyển giới, mắc bệnh trầm cảm, bán kẹo kéo, hát rong... lần lượt được khai thác và tô đậm sắc nét hơn trong các sân chơi truyền hình thực tế. Rõ ràng, khi tài năng của các thí sinh chưa đủ sức đột phá, việc đi sâu khai thác câu chuyện đời tư đã đánh trúng tâm lý hiếu kỳ, tò mò nơi đám đông. Trong showbiz, những câu chuyện bên lề, hậu trường bao giờ cũng có sức hút hơn. Tất nhiên, cũng có những trường hợp mà sự cộng hưởng của những yếu tố này đã góp phần vun đắp cho các tài năng, tiếp thêm niềm tin cho họ. Có thể kể đến trường hợp cậu bé Hồ Văn Cường tại Thần tượng âm nhạc nhí, Hoa Đức Công tại Thử thách cùng bước nhảy, cô bé xương thủy tinh Phương Anh tại Vietnam’s Got Talent...
Ranh giới của cái đúng - sai luôn rất mong manh. Việc sử dụng đời tư để làm mồi câu của các chương trình truyền hình thực tế cũng như con dao hai lưỡi. Không ít trường hợp đã thành công nhưng cũng nhiều lần đứt tay vì dao sắc. Khán giả - nhân tố quyết định sự thành bại của các chương trình không hẳn lúc nào cũng đủ tỉnh táo để phán đoán, đưa ra nhận định chính xác. Thế nên sẽ chẳng lạ nếu hôm nay bạn lên sóng truyền hình nhận được sự đồng cảm nhưng khi sự thật được vén màn, ngay lập tức sẽ nhận được mưa gạch đá. Kịch hay rồi cũng đến hồi kết nhưng cuối cùng, giá trị nào sẽ đọng lại, là một câu hỏi lớn?
Những ngày này, báo chí và cộng đồng mạng liên tục truyền tay nhau những bài viết trái chiều về trường hợp ông bố Đặng Hữu Nghị nuôi hai con bị teo não bằng nghề hát rong. Câu chuyện ấy có mới không? Xin thưa là không, bởi trường hợp này được báo chí đăng tải cách đây vài năm và đã có một số mạnh thường quân đến giúp đỡ cha con anh Nghị. Ngoài giúp đỡ về vật chất, họ còn ngỏ lời giúp anh có công việc làm ổn định, các con anh được chăm sóc tử tế. Nhưng ông bố ấy vẫn chấp nhận cuộc đời ăn gió nằm sương và biến gia đình mình giống như “rạp xiếc di động” đi diễn khắp nơi.
Xuất hiện trên chương trình truyền hình thực tế Hát mãi ước mơ, một lần nữa, hình ảnh ông bố ấy lại chạm vào phần trắc ẩn của mỗi con người. Sẽ chẳng ngạc nhiên khi người ta có thể dễ dàng khóc cho hoàn cảnh bố con anh. Không cảm động sao được khi người đàn ông ấy nói vợ ông đã nhẫn tâm bỏ đi 5 năm nay mặc cho anh ra sức thuyết phục.
Không cảm động sao được khi MC tiết lộ, để lên truyền hình anh phải thuê một bộ đồ tạm gọi là tử tế. Và không cảm động sao khi trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, ông bố có lúc nức nở vừa hát vừa khóc nhưng có lúc lại tràn đầy tinh thần lạc quan. Cũng chẳng ngạc nhiên khi ông bố ấy nhận phần thưởng cao nhất trị giá 50 triệu đồng và sau đó, tấm lòng của các nhà hảo tâm lại dồn dập đổ về, khiến anh nhận không xuể những cuộc điện thoại chia sẻ. Sự việc cảm thương ấy, nếu 100% là sự thật, sẽ là câu chuyện đầy nhân văn.
Nhưng “một nửa sự thật” của câu chuyện đã được hé lộ khi người vợ bao nhiêu năm chịu tiếng ác là bỏ chồng con xuất hiện, kể một câu chuyện hoàn toàn khác ngay trong căn nhà, nơi các mạnh thường quân vẫn đều đặn lui tới hỗ trợ. Dĩ nhiên, câu trả lời của người trong cuộc làm mọi người hiểu hơn. Và sự thật cuối cùng, sớm thôi, dư luận sẽ tỏ. Trong trường hợp này, khoan hãy bàn đến tính đúng sai mà đáng nói hơn, đó là hiệu ứng đám đông. Đây cũng là điểm yếu của khán giả mà không ít chương trình truyền hình thực tế tận dụng một cách triệt để.
Khi các chiêu trò, scandal ngày càng phản tác dụng thì việc phát hiện, tô vẽ những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo của các thí sinh ở sân chơi thực tế chưa bao giờ là lỗi mốt. Đến nay, phương cách ấy vẫn vẹn nguyên tác dụng. Vậy nên, khi theo dõi bất cứ chương trình thực tế nào trên tivi hiện nay sẽ chẳng ngạc nhiên nếu họ tìm kiếm được cho mình một vài hoàn cảnh khó khăn đối lập với tài năng để gây ấn tượng mạnh với khán giả. Trong bối cảnh gây tiếng cười mua vui nơi khán giả ngày càng khó khăn thì việc lấy nước mắt xem ra dễ dàng hơn.
Khán giả hẳn không quên, chàng trai đồng bào dân tộc thiểu số Chu Ru - Yasuy tại sân chơi Vietnam’s Idol 2012. Tài năng dù chỉ ở hạng thường thường bậc trung nhưng nhờ được tung hê có niềm đam mê ca hát cháy bỏng dù xuất thân nơi vùng sâu vùng xa, cuối cùng anh đã lên ngôi quán quân. Nhưng sau cuộc thi, Yasuy đã lặn mất tăm và chỉ trồi sụt lên với scandal có con rơi với người hâm mộ. Thời điểm đó, Hương Giang Idol cũng là trường hợp điển hình dù giọng hát rất yếu nhưng nhờ câu chuyện chuyển giới gây xúc động, cuối cùng cô cũng lọt đến tốp 4 cuộc thi và nay Hương Giang Idol lại “nổi như cồn” với scandal thiếu lễ độ với nghệ sĩ đàn anh. Huyền Minh của X-Factor cũng đã đánh động vào lòng thương cảm nơi khán giả với hình ảnh cô gái gặp tai nạn có đầy vết sẹo trên mặt. Nhưng cuối cùng, khi chiếc mặt nạ được tháo xuống, là gương mặt xinh đẹp của cô ca sĩ Anh Thúy.
Và công thức quen thuộc: gia cảnh khó khăn, chuyển giới, mắc bệnh trầm cảm, bán kẹo kéo, hát rong... lần lượt được khai thác và tô đậm sắc nét hơn trong các sân chơi truyền hình thực tế. Rõ ràng, khi tài năng của các thí sinh chưa đủ sức đột phá, việc đi sâu khai thác câu chuyện đời tư đã đánh trúng tâm lý hiếu kỳ, tò mò nơi đám đông. Trong showbiz, những câu chuyện bên lề, hậu trường bao giờ cũng có sức hút hơn. Tất nhiên, cũng có những trường hợp mà sự cộng hưởng của những yếu tố này đã góp phần vun đắp cho các tài năng, tiếp thêm niềm tin cho họ. Có thể kể đến trường hợp cậu bé Hồ Văn Cường tại Thần tượng âm nhạc nhí, Hoa Đức Công tại Thử thách cùng bước nhảy, cô bé xương thủy tinh Phương Anh tại Vietnam’s Got Talent...
Ranh giới của cái đúng - sai luôn rất mong manh. Việc sử dụng đời tư để làm mồi câu của các chương trình truyền hình thực tế cũng như con dao hai lưỡi. Không ít trường hợp đã thành công nhưng cũng nhiều lần đứt tay vì dao sắc. Khán giả - nhân tố quyết định sự thành bại của các chương trình không hẳn lúc nào cũng đủ tỉnh táo để phán đoán, đưa ra nhận định chính xác. Thế nên sẽ chẳng lạ nếu hôm nay bạn lên sóng truyền hình nhận được sự đồng cảm nhưng khi sự thật được vén màn, ngay lập tức sẽ nhận được mưa gạch đá. Kịch hay rồi cũng đến hồi kết nhưng cuối cùng, giá trị nào sẽ đọng lại, là một câu hỏi lớn?