Biếng ăn kéo dài ảnh hưởng đến sự tăng trưởng toàn diện của trẻ
Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ biếng ăn trong độ tuổi từ 1-6 là trên 38% (*), đồng nghĩa với việc trung bình cứ 2-3 trẻ đã có 1 bé biếng ăn. Đây là một con số đáng báo động vì tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, khi trẻ biếng ăn kéo dài, cơ thể sẽ thiếu hụt chất dinh dưỡng, làm rối loạn tăng trưởng, chậm phát triển trí não, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh và ảnh hưởng chỉ số cảm xúc.
Biếng ăn kéo dài cũng tạo nên một “vòng tròn” khó khăn cho mẹ: Vì biếng ăn nên trẻ thiếu chất, thiếu chất nên sức đề kháng giảm, sức đề kháng giảm nên trẻ dễ mắc bệnh và ăn kém ngon, từ đó trẻ lại càng biếng ăn, càng thiếu chất.
Số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia chỉ rõ, khi sức đề kháng kém, trẻ ăn không đủ dưỡng chất có số ngày bị bệnh nhiều hơn 29%, nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên nhiều hơn 45%.
Mẹ hiểu rõ tất cả những nguy cơ này, nhưng làm thế nào để trẻ chịu ăn, bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng? Nghiên cứu được Abbott công bố trên tạp chí Nhi khoa của Mỹ chỉ ra rằng: Thói quen ăn uống của trẻ được hình thành từ rất sớm, và cho con ăn uống lành mạnh càng sớm thì càng có lợi cho sức khỏe lâu dài của trẻ sau này.
Điều này đồng nghĩa với việc thay vì cố gắng “ép” con ăn một chút thôi, các bậc cha mẹ cần nghĩ đến một hướng xa hơn, đó là xây dựng cho trẻ một thói quen ăn uống lành mạnh từ ban đầu và nỗ lực duy trì thói quen ấy.
Cấu trúc bữa ăn được khuyến nghị cho trẻ, cha mẹ cần biết
Trẻ từ 1-5 tuổi có nhu cầu năng lượng khoảng 1.300-1.500kcal/ngày. Lượng protein đáp ứng khoảng 2,5-3g protein trên mỗi kg cân nặng của trẻ, protein động vật nên đạt ít nhất 50% tổng số protein.
Trung bình, trẻ cần 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày, các bữa ăn cách nhau từ 2-3 giờ. Một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút. Nếu bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc và cố gắng cho bé ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.
Để trẻ không có tâm lý sợ hãi, chống đối trong những bữa ăn, mẹ cần xóa bỏ thói quen tìm mọi cách để “ép” con ăn. Hãy để trẻ biết cảm giác đói và tự muốn ăn. Trong các bữa ăn, mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn và khuyến khích, còn lại để bé được quyết định.
Ví dụ bé không muốn ăn nữa, hãy tôn trọng và để bé được phép dừng lại. Nếu trẻ muốn ăn món này và từ chối ăn món khác trong số các món mẹ dọn lên, hãy để bé được chọn lựa. Tương tự, nếu bé thích bốc bằng tay thay vì cầm muỗng nĩa, mẹ cứ để bé được làm theo ý bé (chỉ cần vệ sinh tay bé thật sạch trước đó là được).
Mẹ cũng cần thiết lập “quy tắc bàn ăn” ngay từ ban đầu, khi bé mới tập ăn dặm. Hãy ghi nhớ 3 không: không tivi/thiết bị điện tử - không đi rong - không đồ chơi. Khi trẻ đã ngồi vào bàn ăn, cần tập trung vào các món ăn và nhanh chóng ăn xong.
Một lưu ý khác mẹ cần ghi nhớ là mỗi đứa trẻ sẽ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Hãy khéo léo dựa trên sở thích của con, để đưa ra những thực đơn phong phú, đa dạng, đầy đủ và cân bằng dưỡng chất.
Ví dụ con thích ăn trứng, mẹ có thể chuyển đổi nhiều món ngon chế biến từ trứng như: canh cà chua nấu trứng, trứng hấp, trứng chưng thịt, trứng ốp la, trứng chiên, thịt kho trứng…
Bên cạnh đó, nên cân nhắc đến các loại thực phẩm bổ sung, điển hình như PediaSure, được chứng minh lâm sàng giúp tăng đa dạng thức ăn, lấp đầy các khoảng trống dinh dưỡng và cải thiện tình trạng dinh dưỡng chung. Điều này giúp mẹ yên tâm là bé không bị thiếu chất, không bị thiếu dinh dưỡng trong trường hợp bé ăn ít, ăn chưa đa dạng trong các bữa chính.
Đồng thời, việc bổ sung dinh dưỡng đường uống này hỗ trợ tăng năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng như canxi, sắt, vitamin A và C. Thêm một ưu điểm nữa là sử dụng PediaSure kéo dài không làm tăng cân quá mức và không ảnh hưởng tới việc tiêu thụ các nhóm thực phẩm thông thường hàng ngày.
Mẹ nên chú trọng bổ sung dinh dưỡng đường uống cho trẻ ngay khi thấy các dấu hiệu biếng ăn đầu tiên xuất hiện và tiếp tục duy trì sau đó. Không nên để xảy ra tình trạng biếng ăn kéo dài, trẻ chuyển sang suy dinh dưỡng mới chú ý chữa trị, vì lúc này việc chữa trị biếng ăn sẽ vất vả hơn, trẻ cũng dễ bị lỡ mất giai đoạn vàng tăng trưởng (5 năm đầu đời), dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài về thể chất vì trí não.