Tây Nguyên

Chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Tây nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, vì vậy Mỹ- ngụy đã biến Tây Nguyên thành một căn cứ chiến lược lớn, hòng đè bẹp phong trào cách mạng ở cả 3 nước Đông Dương, ngăn chặn sự chi viện của ta từ miền Bắc vào và từ rừng núi xuống đồng bằng.

Chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ảnh 1

Quân địch ở Tây Nguyên tháo chạy tán loạn trên đường số 7 ngày 16-3-1975.

Trong chiến dịch Tây Nguyên, ta đã tiến hành một loạt biện pháp nghi binh công phu và tích cực để thu hút và giam chân quân chủ lực cơ động của địch tại Bắc Tây Nguyên, trong khi ta tập trung lực lượng tiến công Nam Tây Nguyên khiến địch hoàn toàn bất ngờ và nhanh chóng thất bại. Ngày 4-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu. Ngày 24-3 chiến dịch kết thúc.

Với chiến thắng Tây Nguyên, cuộc chiến tranh cách mạng đã bước sang một giai đoạn mới, từ tiến công có ý nghĩa chiến lược, phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

Chiến dịch Tây Nguyên, ta đã tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 ngụy cùng một bộ phận cơ động chiến lược của chúng. Tiêu diệt sư đoàn 22 và 23, lữ đoàn 3 dù, 8 liên đoàn biệt động quân, 1 liên đoàn công binh, 4 thiết đoàn thiết giáp, 10 tiểu đoàn pháo binh, đánh thiệt hại nặng sư đoàn 6 không quân.

Tiêu diệt và làm tan rã 7 tiểu khu, 26 chi khu, 50 tiểu đoàn và 51 đại đội bảo an cùng toàn bộ lực lượng cảnh sát, dân vệ trong 7 tỉnh. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20.000 tên địch, thu và phá hủy 154 máy bay, 1.096 xe, 17.188 khẩu súng các loại cùng toàn bộ các cơ sở hậu cần kỹ thuật, kho tàng của địch ở Tây Nguyên. Giải phóng 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức.
 

N.T.H.H tổng hợp  

Chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ảnh 2

Vào tháng 12-1974, tại Dinh Độc Lập, trong cuộc họp với các tướng lĩnh bàn về kế hoạch tác chiến năm 1975, Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu đã hỏi Phạm Văn Phú, thiếu tướng, tư lệnh Quân khu 2: “Nếu đánh vào cao nguyên, họ sẽ đánh vào đâu?”.

Phú trả lời: “Chắc chắn họ sẽ đánh Pleiku”. 2 giờ sáng 10-3, Phú kinh hoàng khi nghe tin quân giải phóng đánh vào Buôn Ma Thuột. Trước cuộc tấn công vũ bão của quân ta, Phạm Văn Phú cùng bộ sậu bỏ chạy về Nha Trang vào ngày 15-3, dù trước đó đã tuyên bố “sẽ ở lại Pleiku và chết ở đó”. Rồi, Phú chạy về Phan Thiết và trốn về Sài Gòn. Mất chức, mất quân, mất hết danh vọng, Phú đành tìm cái chết bằng một liều độc dược.

Tin cùng chuyên mục