- Vậy lần này có khác gì so với những lần xôn xao vì “giải cứu” trước đây cho thanh long, khoai lang, mít hay thậm chí cả… tôm hùm?
- Ở những lần đó, sản phẩm bị dội chợ do tắc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Hàng hóa sản xuất theo phương thức “dồn hết trứng vô một rọ”, nên khi tắc đầu ra là kẹt dính chùm. Còn với nông sản Hải Dương, đa số vốn vẫn được tiêu thụ bình thường ở khu vực lân cận. Việc thực hiện giải cứu không làm tăng đột ngột nguồn cung và hầu hết được xử lý bằng phương thức thị trường. Nếu chỉ mua giúp dựa trên sự mủi lòng, sẽ không ổn cho cả thị trường lẫn người sản xuất.
- Bài học mới cho chuyện giải cứu hợp lý là gì?
- Hệ lụy bất ngờ của dịch bệnh đâu biết trước. Có kinh nghiệm thực tế, các bên liên quan cần hình thành các kịch bản để sẵn sàng can thiệp bằng phương thức thị trường. Ngon nữa, nhà nông cũng dần phải mần ăn căn cơ kiểu có hợp đồng bao tiêu. Còn lần này, thiệt vui vì có bàn tay chìa ra đúng lúc.