Kiến tạo bản sắc
Tại hội thảo “Con đường đưa điện ảnh ASEAN ra thế giới” do Cục Điện ảnh phối hợp với Sở VH-TT-DL Đà Nẵng tổ chức vừa diễn ra cuối tuần qua tại thành phố Đà Nẵng, ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, Trưởng ban Tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20, khẳng định: “Đưa điện ảnh ASEAN ra thế giới là mong muốn chung của cả cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á để từ đó thúc đẩy điện ảnh mỗi quốc gia phát triển. Điện ảnh mỗi nước mạnh lên sẽ giúp điện ảnh ASEAN mạnh lên, giúp hình thành nên bản sắc điện ảnh ASEAN, từ đó không chỉ phục vụ tốt thị trường, thị hiếu trong khối mà còn đủ sức cạnh tranh được với phim từ bên ngoài”, ông Vương Duy Biên nói.
Sự hợp tác điện ảnh ASEAN cũng là lĩnh vực nằm trong chiến lược xây dựng bản sắc cho ASEAN mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất trong Hội nghị cấp cao ASEAN vừa diễn ra giữa tháng 11 vừa qua tại Philippines, nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng thống nhất thông qua sự thấu hiểu và tôn trọng. Trong đó, điện ảnh sẽ là cầu nối để mọi người dân ASEAN gần nhau hơn.
Ông Phạm Thanh Châu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nhìn nhận: “Chúng ta hãnh diện, tự hào khi là công dân mang quốc tịch ASEAN, thành công của mỗi nước trong hiệp hội cũng là thành công của ASEAN. Nhiều bộ phim đã đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế đói nghèo. Đặc biệt, việc sử dụng phim với bối cảnh và văn hóa xã hội mỗi nước làm công cụ truyền thông để truyền tải những thông điệp, giải quyết vấn đề xã hội cũng như đưa vấn đề này ra thế giới, đưa văn hóa các quốc gia xích lại gần hơn sẽ góp phần hình thành bản sắc điện ảnh ASEAN, bản sắc văn hóa ASEAN”.
Đưa tác phẩm ra thế giới
Tuy có sự phát triển qua từng năm, nhưng nhìn chung điện ảnh các nước ASEAN vẫn chưa có sự đồng đều. Tại Việt Nam, mỗi năm có trên 40 phim được sản xuất và tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể, năm 2014 có 25 phim được sản xuất; năm 2015 là 40 phim; 2016 có 41 phim và tính đến tháng 11-2017 là 37 phim. Tuy vậy, mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 200 phim nước ngoài vào, số lượng phim Việt Nam phát hành trên hệ thống mới chiếm khoảng 25%. Theo ông Đỗ Duy Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam, điện ảnh ASEAN đang phát triển theo quy mô từng nước như hiện nay sẽ rất yếu nên phải hợp tác để cùng nhau đưa điện ảnh ASEAN ra thế giới thì sức mạnh sẽ tăng lên. Để làm điều đó, ASEAN cần có những tác phẩm điện ảnh tốt, nếu không mục tiêu này rất khó khăn. “Mỗi năm Việt Nam đưa 20 - 30 đầu phim tham dự liên hoan quốc tế hoặc các Tuần phim thế giới, đây là sự cố gắng rất nhiều của chúng tôi nhưng nếu không có tác phẩm hay thì sự cố gắng đó cũng rất hạn chế. Do đó, để đưa phim ASEAN ra thế giới, chúng ta cần có sự hợp tác sản xuất phim giữa các nước ASEAN, kể cả hợp tác trong phát hành nhằm nâng cao chất lượng phim lên, khi đó mới đủ sức cạnh tranh với bên ngoài”, ông Đỗ Duy Anh đề xuất.
Theo ông Miguel Dela Rosa, Giám đốc điều hành Quỹ phim ASEAN, phát triển điện ảnh ASEAN sẽ giúp phục vụ tốt thị trường nội tại lớn (dân số 600 triệu dân, đứng thứ 3 trên thế giới) từ đó làm bệ phóng ra thế giới. Thời gian qua, quỹ phim đã xây dựng khung thể chế và pháp lý cho điện ảnh ASEAN nhằm biến điện ảnh thực sự là một công cụ kinh tế, văn hóa giúp con người xích lại gần nhau hơn, góp phần hình thành nên cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Do đó, Quỹ phim ASEAN đã tập trung vào lĩnh vực thể chế, kêu gọi sự tham gia của điện ảnh các nước vào cộng đồng ASEAN nhằm hướng đến sự hòa hợp giữa văn hóa các nước vào sự phát triển của điện ảnh.
Tại hội thảo “Con đường đưa điện ảnh ASEAN ra thế giới” do Cục Điện ảnh phối hợp với Sở VH-TT-DL Đà Nẵng tổ chức vừa diễn ra cuối tuần qua tại thành phố Đà Nẵng, ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, Trưởng ban Tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20, khẳng định: “Đưa điện ảnh ASEAN ra thế giới là mong muốn chung của cả cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á để từ đó thúc đẩy điện ảnh mỗi quốc gia phát triển. Điện ảnh mỗi nước mạnh lên sẽ giúp điện ảnh ASEAN mạnh lên, giúp hình thành nên bản sắc điện ảnh ASEAN, từ đó không chỉ phục vụ tốt thị trường, thị hiếu trong khối mà còn đủ sức cạnh tranh được với phim từ bên ngoài”, ông Vương Duy Biên nói.
Sự hợp tác điện ảnh ASEAN cũng là lĩnh vực nằm trong chiến lược xây dựng bản sắc cho ASEAN mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất trong Hội nghị cấp cao ASEAN vừa diễn ra giữa tháng 11 vừa qua tại Philippines, nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng thống nhất thông qua sự thấu hiểu và tôn trọng. Trong đó, điện ảnh sẽ là cầu nối để mọi người dân ASEAN gần nhau hơn.
Ông Phạm Thanh Châu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nhìn nhận: “Chúng ta hãnh diện, tự hào khi là công dân mang quốc tịch ASEAN, thành công của mỗi nước trong hiệp hội cũng là thành công của ASEAN. Nhiều bộ phim đã đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế đói nghèo. Đặc biệt, việc sử dụng phim với bối cảnh và văn hóa xã hội mỗi nước làm công cụ truyền thông để truyền tải những thông điệp, giải quyết vấn đề xã hội cũng như đưa vấn đề này ra thế giới, đưa văn hóa các quốc gia xích lại gần hơn sẽ góp phần hình thành bản sắc điện ảnh ASEAN, bản sắc văn hóa ASEAN”.
Đưa tác phẩm ra thế giới
Tuy có sự phát triển qua từng năm, nhưng nhìn chung điện ảnh các nước ASEAN vẫn chưa có sự đồng đều. Tại Việt Nam, mỗi năm có trên 40 phim được sản xuất và tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể, năm 2014 có 25 phim được sản xuất; năm 2015 là 40 phim; 2016 có 41 phim và tính đến tháng 11-2017 là 37 phim. Tuy vậy, mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 200 phim nước ngoài vào, số lượng phim Việt Nam phát hành trên hệ thống mới chiếm khoảng 25%. Theo ông Đỗ Duy Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam, điện ảnh ASEAN đang phát triển theo quy mô từng nước như hiện nay sẽ rất yếu nên phải hợp tác để cùng nhau đưa điện ảnh ASEAN ra thế giới thì sức mạnh sẽ tăng lên. Để làm điều đó, ASEAN cần có những tác phẩm điện ảnh tốt, nếu không mục tiêu này rất khó khăn. “Mỗi năm Việt Nam đưa 20 - 30 đầu phim tham dự liên hoan quốc tế hoặc các Tuần phim thế giới, đây là sự cố gắng rất nhiều của chúng tôi nhưng nếu không có tác phẩm hay thì sự cố gắng đó cũng rất hạn chế. Do đó, để đưa phim ASEAN ra thế giới, chúng ta cần có sự hợp tác sản xuất phim giữa các nước ASEAN, kể cả hợp tác trong phát hành nhằm nâng cao chất lượng phim lên, khi đó mới đủ sức cạnh tranh với bên ngoài”, ông Đỗ Duy Anh đề xuất.
Theo ông Miguel Dela Rosa, Giám đốc điều hành Quỹ phim ASEAN, phát triển điện ảnh ASEAN sẽ giúp phục vụ tốt thị trường nội tại lớn (dân số 600 triệu dân, đứng thứ 3 trên thế giới) từ đó làm bệ phóng ra thế giới. Thời gian qua, quỹ phim đã xây dựng khung thể chế và pháp lý cho điện ảnh ASEAN nhằm biến điện ảnh thực sự là một công cụ kinh tế, văn hóa giúp con người xích lại gần nhau hơn, góp phần hình thành nên cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Do đó, Quỹ phim ASEAN đã tập trung vào lĩnh vực thể chế, kêu gọi sự tham gia của điện ảnh các nước vào cộng đồng ASEAN nhằm hướng đến sự hòa hợp giữa văn hóa các nước vào sự phát triển của điện ảnh.