Dựa trên nghiên cứu về sự khác biệt lớn về sinh thái, nhân khẩu học và thời điểm tuyệt chủng của các loài moa…, các nhà khoa học cho rằng nhiều khả năng quần thể moa đầu tiên biến mất khỏi những môi trường sống lý tưởng là khi người Polynesia xuất hiện nơi đây, khai hoang và đưa vào các loài thực vật xâm lấn. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi những người định cư châu Âu xuất hiện vào thế kỷ 19 và đe dọa hơn nữa đến quần thể của chim moa. Đi đầu trong khám phá này là Trường Đại học Adelaide của Australia. Phát hiện nhấn mạnh những khu vực này có thể nắm giữ chìa khóa cho sự sống còn của các “di sản thiên nhiên” của New Zealand đang có nguy cơ tuyệt chủng.