Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,62%, 7 tháng tăng 1,64% ​

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7-2021 tăng 0,62% so với tháng trước, tăng 2,25% so với tháng 12-2020 và tăng 2,64% so với tháng 7-2020.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,67% (làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm) trong tháng 7
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,67% (làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm) trong tháng 7

Đây là mức tăng đáng kể trong một tháng do giá lương thực, thực phẩm tăng tại một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 do người dân có tâm lý lo ngại thiếu hàng hóa nên đã tăng cường mua tích trữ.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới và giá điện sinh hoạt tăng theo nhu cầu sử dụng trong mùa nắng nóng là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 7-2021 tăng 0,62% so với tháng trước, tăng 2,25% so với tháng 12-2020 và tăng 2,64% so với tháng 7-2020.

Tuy nhiên, tính chung 7 tháng năm 2021, CPI mới chỉ tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Trong khi đó, lạm phát cơ bản 7 tháng tăng 0,89%.

Trong mức tăng 0,62% của CPI tháng 7-2021 so với tháng trước có 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 1 nhóm giữ giá ổn định. Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 2,36%; làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần trăm do ảnh hưởng của 3 đợt điều chỉnh giá xăng, dầu.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,88% (làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm). Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,67% (làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm) do nhu cầu tích trữ hàng hóa của người dân tại một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội tăng đột biến làm giá lương thực, thực phẩm tăng…

Ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: nhóm văn hóa, giải trí và du lịch chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 giảm 0,1%; giá khách sạn, nhà khách giảm 0,41%, bên cạnh đó, giá cây, hoa cảnh giảm 0,53% do thời tiết thuận lợi, đang rộ mùa. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05% do giá điện thoại di động giảm 0,12% và phụ kiện điện thoại thông minh, máy tính bảng giảm 1,77%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,03%. Riêng nhóm hàng hóa và dịch vụ khác không đổi.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng chiều 2-4 tiếp tục giảm từ đỉnh

Giá vàng chiều 2-4 tiếp tục giảm từ đỉnh

Giá vàng trong nước chiều 2-4 tiếp tục biến động theo chiều giảm. Trong đó, một doanh nghiệp tại TPHCM niêm yết giá vàng miếng SJC giảm mạnh về gần 100 triệu đồng/lượng. 

Giá vàng trong nước tiếp tục giảm

Giá vàng trong nước tiếp tục giảm

Giá vàng trong nước sáng 2-4 tiếp tục giảm nhẹ dù giá thế giới vẫn neo trên đỉnh. Có doanh nghiệp niêm yết giá bán vàng miếng SJC còn 101 triệu đồng/lượng.

Ngư dân Bắc miền Trung được giá mùa cá trích

Ngư dân Bắc miền Trung được giá mùa cá trích

Thời gian này, ngư dân các làng biển ở khu vực Bắc miền Trung đang bước vào vụ đánh bắt cá trích. Mặc dù sản lượng không đạt như mọi năm nhưng giá bán tăng cao nên ngư dân phấn khởi.

Tháo gỡ khó khăn, tạo sức bật cho ngành du lịch

Tháo gỡ khó khăn, tạo sức bật cho ngành du lịch

Chiều 1-4, Sở Du lịch TPHCM tổ chức “Hội nghị gặp gỡ, lắng nghe doanh nghiệp du lịch năm 2025”. Đây là dịp để một số doanh nghiệp “trải lòng” chia sẻ những khó khăn, đồng thời khơi gợi những ý tưởng đột phá thu hút khách đến TPHCM trong thời gian tới.

Chuyển đổi xanh sớm, doanh nghiệp được ưu đãi lãi suất vay

Chuyển đổi xanh sớm, doanh nghiệp được ưu đãi lãi suất vay

Ngày 1-4, tại cuộc họp thông tin về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất do Sở TN-MT TPHCM phối hợp các cơ quan chức năng và hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề tổ chức, nhiều chuyên gia khẳng định: chuyển đổi xanh là yêu cầu pháp lý bắt buộc. Doanh nghiệp chậm chuyển đổi sẽ đối mặt với rủi ro bị xử phạt hoặc bị loại khỏi thị trường.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 3: Thúc đẩy làn sóng FDI thứ 4

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 3: Thúc đẩy làn sóng FDI thứ 4

Từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã trải qua gần 4 thập niên thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dòng vốn này được đánh giá là một trong những trụ cột cho tăng trưởng kinh tế. Sau 3 “làn sóng” tạo nên nhiều kỳ tích, Việt Nam đang nỗ lực chuẩn bị đón “làn sóng” thứ 4, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao mới nổi.