Các nhà sản xuất, phát hành phim cho biết tình trạng phim bị quay lén xảy ra như cơm bữa. Nhiều người coi đó là việc bình thường, quay để chia sẻ cùng bạn bè người thân, không cố ý hay không nghĩ đó là cái sai.
Ngày càng tinh vi
Sau 3 ngày chiếu sớm đầu tiên, Em chưa 18 lập tức trở thành nạn nhân của vấn nạn quay lén phim. Điển hình nhất, một cô gái sống tại TPHCM vô tư livestream (phát trực tiếp) trên facebook cho bạn ở nhà xem cùng. Đây không phải là trường hợp duy nhất. Trên trang cá nhân, Will - nam diễn viên thủ vai chính trong phim có chia sẻ hôm 23-4 rằng: “Hôm qua vừa phát hiện mấy vụ, hôm nay vừa về Sài Gòn thêm 8 vụ livestream”. Sau 3 ngày, bộ phim hiện đạt doanh thu 13,2 tỷ đồng. Thực tế đó cho thấy, phim càng hot càng dễ trở thành nạn nhân của vấn nạn quay lén và danh sách này, ngày càng nối dài với những: Dòng máu anh hùng, Cánh đồng bất tận, Chàng trai năm ấy, Để Mai tính 2, Siêu nhân X, Ngày nảy ngày nay, Yêu, Mỹ nhân kế…
Quay lén và phát tán phim đang ngày càng phổ biến. Trước đây, khán giả quay lén phim ngoài rạp, phim được phát lại trên truyền hình, sau đó đăng tải trên YouTube, các trang xem phim không có bản quyền với chất lượng thấp. Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc phát hành CGV: “Tình trạng vi phạm hiện nay ngày càng tràn lan do mọi người không nhận thức được mức độ ảnh hưởng”.
Trong khi đó, theo bà Bùi Huệ Chi, Trưởng phòng Phát hành và Marketing phim, Công ty BHD, tình trạng vi phạm này ngày càng tinh vi và nhiều thủ thuật hơn. “Với môi trường không biên giới như facebook, việc livestream ngày càng phổ biến. Thậm chí, sau khi có một số trường hợp bị phát hiện, các bạn còn nghĩ ra nhiều chiêu trò mới, không đăng dưới dạng công khai mà là dạng nhóm; thông báo cho nhau cùng theo dõi; tìm mọi cách để lách luật”.
Hãy nói không với quay lén
Khi vi phạm xảy ra, các ê kíp sản xuất, phát hành đều tỏ ra rất bức xúc. “Tôi thật sự cảm thấy buồn vì ý thức của những bạn trẻ này. Không chỉ nói riêng cho bộ phim và việc phạm luật, những gì họ đang làm sẽ gây ra một hậu quả tiêu cực cho cả nền điện ảnh”, Charlie Nguyễn, nhà sản xuất Em chưa 18, cho hay. Hàng loạt diễn viên trong phim cũng đồng loạt lên tiếng. Will bày tỏ: “Buồn thật, công sức, tiền bạc của cả một tập thể đổ xuống sông. Không biết các bạn quay vì muốn được chú ý, muốn cho người thân coi chung hay vì mục đích gì, nhưng mục đích đó của các bạn sẽ gây hậu quả không phải cho một người mà là rất nhiều người”. Ê kíp đoàn phim cũng kêu gọi mọi người hãy nói không với quay lén và livestream trên facebook.
Trước đó, khi bộ phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể bị quay lén, diễn viên kiêm đạo diễn Ngô Thanh Vân đã cảm thán: “Mọi người ơi nếu cứ tiếp tục quay như thế này thì nhà làm phim không lấy lại vốn và sẽ bị lỗ. Mọi người hãy giúp phim Việt để nền điện ảnh chúng ta đi lên. Không có tiền nhà đầu tư họ không đưa tiền làm nữa đâu. Đau khổ quá… sao nói mà không chịu hiểu?”. Theo bà Bùi Huệ Chi, thống kê cho thấy có ít nhất hơn 30 vi phạm với Tấm Cám: Chuyện chưa kể đã bị phát hiện.
Vụ việc vừa xảy ra với Em chưa 18, theo ông Hoàng Hải, phía cụm rạp chỉ xử lý bằng cách xóa đoạn phim đã quay lén, lập biên bản mà không thể áp dụng hình phạt nào khác hay giao cho công an. Phía BHD hay các nhà phát hành khác, hình thức xử lý cũng tương tự. Trường hợp phạt nặng nhất được ông Hoàng Hải dẫn chứng, đó là một cá nhân quay lén sau đó phát tán lên trang xem phim trực tuyến với mục đích kinh doanh đã được giao cho công an và bị xử phạt vài chục triệu đồng. “Tôi nghĩ với mỗi sự việc xảy ra, cần ngay sự tham gia của nhà sản xuất, phát hành và truyền thông để kịp thời thông tin sự việc một cách rộng rãi. Cần thiết hơn nữa là các chế tài mạnh hoặc cho phép cụm rạp trực tiếp xử lý vi phạm hoặc chuyển đến cơ quan chức năng. Đã đến lúc chúng ta cần những văn bản luật chi tiết”, bà Bùi Huệ Chi đề xuất. Nhiều diễn viên cũng đồng tình phải có luật nghiêm khắc hơn, thậm chí kêu gọi các nhà sản xuất kiện đến cùng các vi phạm.
Việc giải quyết các vi phạm hiện nay rõ ràng chỉ bắt đầu từ ngọn khi mọi thứ đã diễn ra và để lại hậu quả. Sẽ rất khó để chấm dứt triệt để tình trạng này, nhưng thiết nghĩ cần hơn nữa sự vào cuộc quyết liệt của phía cơ quan chức năng, các nhà sản xuất, phát hành; sự hỗ trợ của các công ty an ninh mạng Việt Nam, các đối tác nước ngoài, các bộ phận phòng chống ăn cắp bản quyền của các hãng phim lớn... để giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Ngày càng tinh vi
Sau 3 ngày chiếu sớm đầu tiên, Em chưa 18 lập tức trở thành nạn nhân của vấn nạn quay lén phim. Điển hình nhất, một cô gái sống tại TPHCM vô tư livestream (phát trực tiếp) trên facebook cho bạn ở nhà xem cùng. Đây không phải là trường hợp duy nhất. Trên trang cá nhân, Will - nam diễn viên thủ vai chính trong phim có chia sẻ hôm 23-4 rằng: “Hôm qua vừa phát hiện mấy vụ, hôm nay vừa về Sài Gòn thêm 8 vụ livestream”. Sau 3 ngày, bộ phim hiện đạt doanh thu 13,2 tỷ đồng. Thực tế đó cho thấy, phim càng hot càng dễ trở thành nạn nhân của vấn nạn quay lén và danh sách này, ngày càng nối dài với những: Dòng máu anh hùng, Cánh đồng bất tận, Chàng trai năm ấy, Để Mai tính 2, Siêu nhân X, Ngày nảy ngày nay, Yêu, Mỹ nhân kế…
Quay lén và phát tán phim đang ngày càng phổ biến. Trước đây, khán giả quay lén phim ngoài rạp, phim được phát lại trên truyền hình, sau đó đăng tải trên YouTube, các trang xem phim không có bản quyền với chất lượng thấp. Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc phát hành CGV: “Tình trạng vi phạm hiện nay ngày càng tràn lan do mọi người không nhận thức được mức độ ảnh hưởng”.
Trong khi đó, theo bà Bùi Huệ Chi, Trưởng phòng Phát hành và Marketing phim, Công ty BHD, tình trạng vi phạm này ngày càng tinh vi và nhiều thủ thuật hơn. “Với môi trường không biên giới như facebook, việc livestream ngày càng phổ biến. Thậm chí, sau khi có một số trường hợp bị phát hiện, các bạn còn nghĩ ra nhiều chiêu trò mới, không đăng dưới dạng công khai mà là dạng nhóm; thông báo cho nhau cùng theo dõi; tìm mọi cách để lách luật”.
Hãy nói không với quay lén
Khi vi phạm xảy ra, các ê kíp sản xuất, phát hành đều tỏ ra rất bức xúc. “Tôi thật sự cảm thấy buồn vì ý thức của những bạn trẻ này. Không chỉ nói riêng cho bộ phim và việc phạm luật, những gì họ đang làm sẽ gây ra một hậu quả tiêu cực cho cả nền điện ảnh”, Charlie Nguyễn, nhà sản xuất Em chưa 18, cho hay. Hàng loạt diễn viên trong phim cũng đồng loạt lên tiếng. Will bày tỏ: “Buồn thật, công sức, tiền bạc của cả một tập thể đổ xuống sông. Không biết các bạn quay vì muốn được chú ý, muốn cho người thân coi chung hay vì mục đích gì, nhưng mục đích đó của các bạn sẽ gây hậu quả không phải cho một người mà là rất nhiều người”. Ê kíp đoàn phim cũng kêu gọi mọi người hãy nói không với quay lén và livestream trên facebook.
Trước đó, khi bộ phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể bị quay lén, diễn viên kiêm đạo diễn Ngô Thanh Vân đã cảm thán: “Mọi người ơi nếu cứ tiếp tục quay như thế này thì nhà làm phim không lấy lại vốn và sẽ bị lỗ. Mọi người hãy giúp phim Việt để nền điện ảnh chúng ta đi lên. Không có tiền nhà đầu tư họ không đưa tiền làm nữa đâu. Đau khổ quá… sao nói mà không chịu hiểu?”. Theo bà Bùi Huệ Chi, thống kê cho thấy có ít nhất hơn 30 vi phạm với Tấm Cám: Chuyện chưa kể đã bị phát hiện.
Vụ việc vừa xảy ra với Em chưa 18, theo ông Hoàng Hải, phía cụm rạp chỉ xử lý bằng cách xóa đoạn phim đã quay lén, lập biên bản mà không thể áp dụng hình phạt nào khác hay giao cho công an. Phía BHD hay các nhà phát hành khác, hình thức xử lý cũng tương tự. Trường hợp phạt nặng nhất được ông Hoàng Hải dẫn chứng, đó là một cá nhân quay lén sau đó phát tán lên trang xem phim trực tuyến với mục đích kinh doanh đã được giao cho công an và bị xử phạt vài chục triệu đồng. “Tôi nghĩ với mỗi sự việc xảy ra, cần ngay sự tham gia của nhà sản xuất, phát hành và truyền thông để kịp thời thông tin sự việc một cách rộng rãi. Cần thiết hơn nữa là các chế tài mạnh hoặc cho phép cụm rạp trực tiếp xử lý vi phạm hoặc chuyển đến cơ quan chức năng. Đã đến lúc chúng ta cần những văn bản luật chi tiết”, bà Bùi Huệ Chi đề xuất. Nhiều diễn viên cũng đồng tình phải có luật nghiêm khắc hơn, thậm chí kêu gọi các nhà sản xuất kiện đến cùng các vi phạm.
Việc giải quyết các vi phạm hiện nay rõ ràng chỉ bắt đầu từ ngọn khi mọi thứ đã diễn ra và để lại hậu quả. Sẽ rất khó để chấm dứt triệt để tình trạng này, nhưng thiết nghĩ cần hơn nữa sự vào cuộc quyết liệt của phía cơ quan chức năng, các nhà sản xuất, phát hành; sự hỗ trợ của các công ty an ninh mạng Việt Nam, các đối tác nước ngoài, các bộ phận phòng chống ăn cắp bản quyền của các hãng phim lớn... để giảm thiểu tối đa thiệt hại.