Trong trường hợp như vậy có thể kiện đòi người nhận tiền chạy điểm trả lại khoản tiền mình đã chi?
Theo quy định tại Điều 88 Luật Giáo dục 2005, hành vi chạy điểm vào đại học là hành vi “gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh”, bị pháp luật nghiêm cấm. Mục đích của việc thi đại học là để chọn ra các nhân tài ưu tú, đào tạo họ thành những người chủ tương lai của đất nước, lực lượng lao động chính cho xã hội. Vì vậy, thỏa thuận kẻ đưa tiền - người chạy điểm vào đại học làm ảnh hưởng xấu chất lượng tuyển sinh, kéo theo sự xuống cấp về đạo đức cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của sinh viên trong tương lai. Do đó, giao dịch chạy điểm có nội dung và mục đích hoàn toàn vi phạm điều pháp luật cấm.
Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 (gọi tắt là BLDS) quy định: Mọi cam kết, thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của pháp luật. Điều 117 BLDS cũng quy định một trong những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực là mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật. Theo Điều 123 BLDS, trong trường hợp giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật thì bị vô hiệu. Theo Điều 131 BLDS quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Như vậy, phụ huynh lỡ chi tiền để chạy điểm cho con vào đại học có thể khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu để có cơ sở đòi lại số tiền đã mất.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ và cách thức thực hiện hành vi “chạy điểm”, người nhận tiền “chạy điểm” còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và sắp tới là Bộ luật Hình sự năm 2015 (khi bộ luật này có hiệu lực pháp luật) (gọi tắt là “BLHS”). Ví dụ, nếu người nhận tiền chạy điểm là người có thẩm quyền trong việc xét tuyển, thì sẽ cấu thành tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS 1999, tương ứng với Điều 354 BLHS 2015); nếu họ chạy điểm bằng việc làm giả kết quả thi, sửa điểm thi để cho đủ tiêu chuẩn trúng tuyển, thì có thể cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267 BLHS 1999, tương ứng với Điều 341 BLHS 2015); còn nếu bản thân người nhận tiền chạy điểm không thực hiện bất kỳ hành động gì để thực hiện việc họ được nhờ cậy thì cũng dính vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS 1999, tương ứng với Điều 174 BLHS 2015).
Quy định là vậy nhưng thực tế việc điều tra của cơ quan công an hay việc xét xử của tòa án đều đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức để có thể lấy lại được khoản tiền đã chi cho việc “chạy điểm”. Vì vậy, phụ huynh cần phải biết chấp nhận năng lực thực sự của con mình, và cũng cần sáng suốt, không nên tin lời của đối tượng lừa đảo hoặc những kẻ tha hóa biến chất trong ngành giáo dục để “luồn cửa trước, chạy cửa sau”
Theo quy định tại Điều 88 Luật Giáo dục 2005, hành vi chạy điểm vào đại học là hành vi “gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh”, bị pháp luật nghiêm cấm. Mục đích của việc thi đại học là để chọn ra các nhân tài ưu tú, đào tạo họ thành những người chủ tương lai của đất nước, lực lượng lao động chính cho xã hội. Vì vậy, thỏa thuận kẻ đưa tiền - người chạy điểm vào đại học làm ảnh hưởng xấu chất lượng tuyển sinh, kéo theo sự xuống cấp về đạo đức cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của sinh viên trong tương lai. Do đó, giao dịch chạy điểm có nội dung và mục đích hoàn toàn vi phạm điều pháp luật cấm.
Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 (gọi tắt là BLDS) quy định: Mọi cam kết, thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của pháp luật. Điều 117 BLDS cũng quy định một trong những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực là mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật. Theo Điều 123 BLDS, trong trường hợp giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật thì bị vô hiệu. Theo Điều 131 BLDS quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Như vậy, phụ huynh lỡ chi tiền để chạy điểm cho con vào đại học có thể khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu để có cơ sở đòi lại số tiền đã mất.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ và cách thức thực hiện hành vi “chạy điểm”, người nhận tiền “chạy điểm” còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và sắp tới là Bộ luật Hình sự năm 2015 (khi bộ luật này có hiệu lực pháp luật) (gọi tắt là “BLHS”). Ví dụ, nếu người nhận tiền chạy điểm là người có thẩm quyền trong việc xét tuyển, thì sẽ cấu thành tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS 1999, tương ứng với Điều 354 BLHS 2015); nếu họ chạy điểm bằng việc làm giả kết quả thi, sửa điểm thi để cho đủ tiêu chuẩn trúng tuyển, thì có thể cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267 BLHS 1999, tương ứng với Điều 341 BLHS 2015); còn nếu bản thân người nhận tiền chạy điểm không thực hiện bất kỳ hành động gì để thực hiện việc họ được nhờ cậy thì cũng dính vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS 1999, tương ứng với Điều 174 BLHS 2015).
Quy định là vậy nhưng thực tế việc điều tra của cơ quan công an hay việc xét xử của tòa án đều đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức để có thể lấy lại được khoản tiền đã chi cho việc “chạy điểm”. Vì vậy, phụ huynh cần phải biết chấp nhận năng lực thực sự của con mình, và cũng cần sáng suốt, không nên tin lời của đối tượng lừa đảo hoặc những kẻ tha hóa biến chất trong ngành giáo dục để “luồn cửa trước, chạy cửa sau”