Bước đầu xác định nguyên nhân tàu cao tốc Greenlines DP C3 bị chìm tại bến Tắc Suất huyện Cần Giờ, TPHCM là do chân vịt lắp xuyên qua đáy tàu rớt ra ngoài, khiến nước theo đường ống bao của trục chân vịt tràn vào phòng máy làm tàu chìm.
Ngay sau khi phát hiện sự cố, vào thời điểm đó, tàu đã ở gần bến, tổ lái đã tập trung đưa hành khách lên bến an toàn trước nên không kịp xử lý lỗ rò rỉ nước, chính vì thế tàu chìm khá nhanh. Tuy nhiên để xác định nguyên nhân chính thức vì sao trục chân vịt rơi ra thì phải chờ các đơn vị chức năng kiểm tra cụ thể. Qua sự cố này, Sở GTVT TP đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc sở tăng cường kiểm tra các điều kiện kỹ thuật trước khi cho phương tiện xuất bến.
Giám đốc Công ty Greenlines DP Trần Song Hải cho biết, khi tàu cách bến khoảng 300m, thuyền trưởng phát hiện tàu không thể gài số lùi để cập bến được. Lái tàu cố gắng cập bến khiến hai ô cửa kính bên hông tàu bị vỡ. Sau đó, thủy thủ đoàn phát hiện nước tràn vào khoang máy gây ảnh hưởng đến hoạt động của tàu. Tàu đã nhanh chóng sơ tán 42 hành khách và toàn bộ hành lý vào bờ an toàn.
Ngay sau khi phát hiện sự cố, vào thời điểm đó, tàu đã ở gần bến, tổ lái đã tập trung đưa hành khách lên bến an toàn trước nên không kịp xử lý lỗ rò rỉ nước, chính vì thế tàu chìm khá nhanh. Tuy nhiên để xác định nguyên nhân chính thức vì sao trục chân vịt rơi ra thì phải chờ các đơn vị chức năng kiểm tra cụ thể. Qua sự cố này, Sở GTVT TP đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc sở tăng cường kiểm tra các điều kiện kỹ thuật trước khi cho phương tiện xuất bến.
Giám đốc Công ty Greenlines DP Trần Song Hải cho biết, khi tàu cách bến khoảng 300m, thuyền trưởng phát hiện tàu không thể gài số lùi để cập bến được. Lái tàu cố gắng cập bến khiến hai ô cửa kính bên hông tàu bị vỡ. Sau đó, thủy thủ đoàn phát hiện nước tràn vào khoang máy gây ảnh hưởng đến hoạt động của tàu. Tàu đã nhanh chóng sơ tán 42 hành khách và toàn bộ hành lý vào bờ an toàn.
Trong quá trình trục vớt, lực lượng trục vớt đã luồn phao xuống dưới thân tàu để nâng tàu lên. Hiện công ty này có 9 tàu cao tốc chạy tuyến TPHCM - Vũng Tàu, nhưng sau sự cố này chỉ còn 6 chiếc hoạt động. Do sau sự cố chìm tàu, Công ty Greenlines DP quyết định cho ngừng hoạt động các tàu cao tốc có vỏ composite để kiểm định lại. Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải du lịch đường thủy. Các tàu được tạm dừng gồm C4, C5, tuyến tàu cao tốc TPHCM - Cần Giờ - Vũng Tàu. Đây là 2 chiếc tàu cùng loại với tàu cao tốc C3 gặp sự cố tại bến Tắc Suất (Cần Giờ) vào ngày 8-4. Theo ông Hải, các tàu trên sẽ được phía công ty mời đăng kiểm xuống kiểm tra độc lập, sau khi kiểm tra an toàn mới cho hoạt động tiếp. Do việc tuyến tàu TPHCM - Cần Giờ tạm ngưng hoạt động nên toàn bộ hành khách đã mua vé trước sẽ được Công ty Greenlines DP hoàn trả tiền vé.
Trước đó, trên địa bàn TPHCM từng xảy ra nhiều vụ tai nạn liên quan đến tàu chở khách hoạt động đường thủy. Điển hình như vụ chìm tàu trên biển Cần Giờ khiến 9 người chết hồi năm 2013. Cơ quan điều tra kết luận tàu số hiệu BP 12-04-02 chỉ có tải trọng chở được 12 người nhưng thời điểm xảy ra tai nạn ngày 2-8-2013, phương tiện này chở tới 30 người rồi bị sóng đánh chìm. Trước đó, hàng loạt tai nạn cháy nổ và chết máy chìm tàu đã từng xảy ra với các tuyến tàu cao tốc cánh ngầm từ TPHCM đi Vũng Tàu và ngược lại (tiền thân của tuyến TPHCM - Cần Giờ - Vũng Tàu hiện tại), gây lo sợ cho hành khách. Do tàu cũ cùng với hàng loạt sự cố gây mất an toàn nên TPHCM cho ngừng hoạt động các tuyến tàu cánh ngầm.
Trước đó, trên địa bàn TPHCM từng xảy ra nhiều vụ tai nạn liên quan đến tàu chở khách hoạt động đường thủy. Điển hình như vụ chìm tàu trên biển Cần Giờ khiến 9 người chết hồi năm 2013. Cơ quan điều tra kết luận tàu số hiệu BP 12-04-02 chỉ có tải trọng chở được 12 người nhưng thời điểm xảy ra tai nạn ngày 2-8-2013, phương tiện này chở tới 30 người rồi bị sóng đánh chìm. Trước đó, hàng loạt tai nạn cháy nổ và chết máy chìm tàu đã từng xảy ra với các tuyến tàu cao tốc cánh ngầm từ TPHCM đi Vũng Tàu và ngược lại (tiền thân của tuyến TPHCM - Cần Giờ - Vũng Tàu hiện tại), gây lo sợ cho hành khách. Do tàu cũ cùng với hàng loạt sự cố gây mất an toàn nên TPHCM cho ngừng hoạt động các tuyến tàu cánh ngầm.
Lần này, thành phố cho phép hoạt động trở lại, chủ đầu tư cam kết đảm bảo độ an toàn cao vì đội tàu được đầu tư mới hoàn toàn nhưng sự cố vẫn xảy ra. Nhiều hành khách có mặt trên tàu lúc xảy ra sự cố cho biết, khi tàu quay đầu để neo vào bến Tắc Suất thì tàu rung lắc và chao đảo. Nhiều hành khách thắc mắc vì sao trên tàu có hệ thống cảnh báo hành khách mặc áo phao nhưng khi sự cố xảy ra lại không thấy báo hiệu gì? Điều đáng nói là, ngay tại thời điểm tàu gặp sự cố nhưng công tác cứu hộ tại bến Tắc Suất lúc này rất hạn chế, tất cả những người có mặt đều bất lực nhìn chiếc tàu chìm dần.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông thủy, số vụ tai nạn liên quan đến các phương tiện chở khách bằng đường thủy không nhiều như đường bộ nhưng mức độ nghiêm trọng thường lớn hơn rất nhiều. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân như phương tiện không phù hợp trên tuyến. Đặc thù của đường thủy là chịu nhiều tác động bởi thời tiết như mưa bão, thủy triều hay như sự cạn nước vào mùa khô... Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và mức độ an toàn giao thông của tuyến luồng, phương tiện.
Trong khi đó, theo lãnh đạo Phòng CSGT đường thủy Công an TPHCM, vụ việc trên hiện chưa thể đánh giá được hết mức độ an toàn của các tuyến tàu cao tốc bởi khi hình thành tuyến, việc đăng ký, kiểm định... đều thực hiện theo đúng quy trình. Tuy nhiên, ở nhiều tuyến sông như Sài Gòn, Soài Rạp..., thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn. Cụ thể như tình trạng hoạt động tự phát làm ảnh hưởng đến luồng tuyến, phương tiện không đủ tiêu chuẩn an toàn... Chưa kể, các loại tàu thuyền cũng có nhiều chủng loại, kiểu dáng nên việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật rất khó khăn. Điều đáng nói là những sự cố từng xảy ra trước đây chủ yếu do tàu chết máy hoặc tông nhau hay chở quá tải, còn trường hợp tàu bị rơi chân vịt thì cần phải xem lại tiêu chuẩn kỹ thuật. Do vậy, các cơ quan chức năng cho biết sẽ phải kiểm tra lại độ an toàn của các tàu cao tốc trước khi cho hoạt động lại.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông thủy, số vụ tai nạn liên quan đến các phương tiện chở khách bằng đường thủy không nhiều như đường bộ nhưng mức độ nghiêm trọng thường lớn hơn rất nhiều. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân như phương tiện không phù hợp trên tuyến. Đặc thù của đường thủy là chịu nhiều tác động bởi thời tiết như mưa bão, thủy triều hay như sự cạn nước vào mùa khô... Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và mức độ an toàn giao thông của tuyến luồng, phương tiện.
Trong khi đó, theo lãnh đạo Phòng CSGT đường thủy Công an TPHCM, vụ việc trên hiện chưa thể đánh giá được hết mức độ an toàn của các tuyến tàu cao tốc bởi khi hình thành tuyến, việc đăng ký, kiểm định... đều thực hiện theo đúng quy trình. Tuy nhiên, ở nhiều tuyến sông như Sài Gòn, Soài Rạp..., thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn. Cụ thể như tình trạng hoạt động tự phát làm ảnh hưởng đến luồng tuyến, phương tiện không đủ tiêu chuẩn an toàn... Chưa kể, các loại tàu thuyền cũng có nhiều chủng loại, kiểu dáng nên việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật rất khó khăn. Điều đáng nói là những sự cố từng xảy ra trước đây chủ yếu do tàu chết máy hoặc tông nhau hay chở quá tải, còn trường hợp tàu bị rơi chân vịt thì cần phải xem lại tiêu chuẩn kỹ thuật. Do vậy, các cơ quan chức năng cho biết sẽ phải kiểm tra lại độ an toàn của các tàu cao tốc trước khi cho hoạt động lại.