Một là sự tâm huyết, tầm nhìn của người đứng đầu nhà trường. Chính cách nhìn nhận, thực hiện các giải pháp đi từ chiến lược đến việc thu hút đội ngũ giỏi về với trường đã mang lại thành công cho nhà trường. Hai là việc đặt trọng tâm cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục ngay từ những ngày đầu, để bây giờ đã trở thành văn hóa, nét đi riêng của nhà trường”.
Chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia
Một trường đại học (ĐH) muốn khẳng định được vị thế cũng như thương hiệu trong bối cảnh toàn cầu hóa, không còn cách nào khác là phải xây dựng được văn hóa chất lượng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã xác định chất lượng là yếu tố sống còn để tồn tại và phát triển. Điều này một lần nữa được khẳng định khi mới đây, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là một trong những trường ngoài công lập đầu tiên được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TPHCM) đánh giá đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia với hơn 80% tiêu chí đạt chuẩn.
Với quan điểm đầu tư cho giáo dục là phải có tâm huyết và đầu tư đúng mức, ngay từ những ngày đầu thành lập, tập thể sư phạm nhà trường đã quan tâm đến yếu tố “linh hồn” của một trường ĐH, đó là chất lượng. Từ năm 2009, khi Bộ GD-ĐT bắt đầu quan tâm và tiến hành kiểm định chất lượng, nhà trường đã nhanh chóng xây dựng chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo. Tiếp đó, trường cũng tiến hành đánh giá chất lượng cấp chương trình và đánh giá cấp trường (tự đánh giá) theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT (bộ tiêu chuẩn này được xây dựng trên sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Hà Lan).
Đánh giá về công tác kiểm định chất lượng của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết: “Trường là cơ sở đào tạo ngoài công lập đầu tiên của cả nước (60 trường ĐH) được thẩm định tự đánh giá và được đánh giá ngoài đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia. Trường đã tạo điều kiện cho 34 cán bộ, giảng viên tham gia các khóa đào tạo kiểm định viên và có 2 kiểm định viên được cấp thẻ. Nhà trường có đội ngũ cán bộ chuyên trách đủ sức giúp trường thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng đào tạo để hội nhập với quốc tế.
Với những nỗ lực của hội đồng quản trị, tập thể sư phạm, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TPHCM) đánh giá đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia. Trong 61 tiêu chí được đánh giá (theo 10 tiêu chuẩn), trường đạt 49 tiêu chí, tỷ lệ 80,33%. Đáng nói hơn, kết quả đánh giá này bằng với kết quả đánh giá của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, một trường đại học công lập lớn của Bộ Công thương được chọn làm trường ĐH trọng điểm.
Hội nhập quốc tế
Không chỉ khẳng định được vị thế đối với giáo dục ĐH trong nước, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành còn thu hút sự quan tâm của quốc tế và khu vực khi trở thành trường ĐH thứ 3 của Việt Nam được công nhận xếp hạng quốc tế 3 sao (theo chuẩn QS Stars - một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường ĐH trên thế giới). Theo QS Stars đánh giá, trường đạt 456/1.000 điểm trong các tiêu chí được đánh giá. Mới đây, trường cũng vinh dự trở thành thành viên của mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á - AUN. Bên cạnh đó, trường cũng là đơn vị giáo dục có nhiều chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
Nói về định hướng và mục tiêu sắp tới của nhà trường, PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, nhấn mạnh: “Được đánh giá đạt chuẩn chất lượng quốc gia là điều phấn khởi đối với nhà trường. Tuy nhiên, mục tiêu của chúng tôi đặt ra là đến năm 2020, các chương trình đào tạo phải đạt chuẩn AUN của khu vực và các tổ chức đánh giá uy tín khác của quốc tế”.
Theo PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, từ năm 2015 đến nay, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục của ĐH Quốc gia TPHCM đã đánh giá 13 trường đại học (trong đó có 11 trường công lập và 2 trường ngoài công lập). Trong thời đại ngày nay, khi bối cảnh cạnh tranh trong giáo dục - đào tạo ngày càng quyết liệt, thì chỉ có nâng cao chất lượng mới là hướng đi đúng đắn để các trường tồn tại và phát triển bền vững. Việc cải tiến chất lượng là việc khó khăn, vất vả, cần huy động sức mạnh tổng lực của toàn trường và sự cam kết chỉ đạo quyết liệt của ban lãnh đạo nhà trường thì mới làm được. Kết quả kiểm định là để xác nhận chất lượng, thương hiệu, uy tín của trường với xã hội.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH - CĐ Việt Nam, nhận định: “Chất lượng là điều cốt lõi tạo nên thương hiệu của một trường ĐH. Nhưng để làm nên chất lượng đòi hỏi một quá trình lâu dài cùng với sự quyết tâm, kiên trì của lãnh đạo và sự đồng lòng của tập thể nhà trường. Việc Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đạt chuẩn chất lượng quốc gia là minh chứng cho việc các trường ngoài công lập ngay từ đầu đã thực hiện chất lượng bằng cách mạnh dạn đầu tư vào chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học. Theo tôi, đây là con đường đúng đắn không chỉ để chuẩn hóa các hoạt động trong trường, xóa ranh giới giữa trường ĐH công và tư trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam và hướng đến hội nhập quốc tế”.
Chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia
Một trường đại học (ĐH) muốn khẳng định được vị thế cũng như thương hiệu trong bối cảnh toàn cầu hóa, không còn cách nào khác là phải xây dựng được văn hóa chất lượng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã xác định chất lượng là yếu tố sống còn để tồn tại và phát triển. Điều này một lần nữa được khẳng định khi mới đây, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là một trong những trường ngoài công lập đầu tiên được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TPHCM) đánh giá đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia với hơn 80% tiêu chí đạt chuẩn.
Với quan điểm đầu tư cho giáo dục là phải có tâm huyết và đầu tư đúng mức, ngay từ những ngày đầu thành lập, tập thể sư phạm nhà trường đã quan tâm đến yếu tố “linh hồn” của một trường ĐH, đó là chất lượng. Từ năm 2009, khi Bộ GD-ĐT bắt đầu quan tâm và tiến hành kiểm định chất lượng, nhà trường đã nhanh chóng xây dựng chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo. Tiếp đó, trường cũng tiến hành đánh giá chất lượng cấp chương trình và đánh giá cấp trường (tự đánh giá) theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT (bộ tiêu chuẩn này được xây dựng trên sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Hà Lan).
Đánh giá về công tác kiểm định chất lượng của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết: “Trường là cơ sở đào tạo ngoài công lập đầu tiên của cả nước (60 trường ĐH) được thẩm định tự đánh giá và được đánh giá ngoài đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia. Trường đã tạo điều kiện cho 34 cán bộ, giảng viên tham gia các khóa đào tạo kiểm định viên và có 2 kiểm định viên được cấp thẻ. Nhà trường có đội ngũ cán bộ chuyên trách đủ sức giúp trường thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng đào tạo để hội nhập với quốc tế.
Với những nỗ lực của hội đồng quản trị, tập thể sư phạm, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TPHCM) đánh giá đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia. Trong 61 tiêu chí được đánh giá (theo 10 tiêu chuẩn), trường đạt 49 tiêu chí, tỷ lệ 80,33%. Đáng nói hơn, kết quả đánh giá này bằng với kết quả đánh giá của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, một trường đại học công lập lớn của Bộ Công thương được chọn làm trường ĐH trọng điểm.
Hội nhập quốc tế
Không chỉ khẳng định được vị thế đối với giáo dục ĐH trong nước, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành còn thu hút sự quan tâm của quốc tế và khu vực khi trở thành trường ĐH thứ 3 của Việt Nam được công nhận xếp hạng quốc tế 3 sao (theo chuẩn QS Stars - một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường ĐH trên thế giới). Theo QS Stars đánh giá, trường đạt 456/1.000 điểm trong các tiêu chí được đánh giá. Mới đây, trường cũng vinh dự trở thành thành viên của mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á - AUN. Bên cạnh đó, trường cũng là đơn vị giáo dục có nhiều chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
Nói về định hướng và mục tiêu sắp tới của nhà trường, PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, nhấn mạnh: “Được đánh giá đạt chuẩn chất lượng quốc gia là điều phấn khởi đối với nhà trường. Tuy nhiên, mục tiêu của chúng tôi đặt ra là đến năm 2020, các chương trình đào tạo phải đạt chuẩn AUN của khu vực và các tổ chức đánh giá uy tín khác của quốc tế”.
Theo PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, từ năm 2015 đến nay, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục của ĐH Quốc gia TPHCM đã đánh giá 13 trường đại học (trong đó có 11 trường công lập và 2 trường ngoài công lập). Trong thời đại ngày nay, khi bối cảnh cạnh tranh trong giáo dục - đào tạo ngày càng quyết liệt, thì chỉ có nâng cao chất lượng mới là hướng đi đúng đắn để các trường tồn tại và phát triển bền vững. Việc cải tiến chất lượng là việc khó khăn, vất vả, cần huy động sức mạnh tổng lực của toàn trường và sự cam kết chỉ đạo quyết liệt của ban lãnh đạo nhà trường thì mới làm được. Kết quả kiểm định là để xác nhận chất lượng, thương hiệu, uy tín của trường với xã hội.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH - CĐ Việt Nam, nhận định: “Chất lượng là điều cốt lõi tạo nên thương hiệu của một trường ĐH. Nhưng để làm nên chất lượng đòi hỏi một quá trình lâu dài cùng với sự quyết tâm, kiên trì của lãnh đạo và sự đồng lòng của tập thể nhà trường. Việc Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đạt chuẩn chất lượng quốc gia là minh chứng cho việc các trường ngoài công lập ngay từ đầu đã thực hiện chất lượng bằng cách mạnh dạn đầu tư vào chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học. Theo tôi, đây là con đường đúng đắn không chỉ để chuẩn hóa các hoạt động trong trường, xóa ranh giới giữa trường ĐH công và tư trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam và hướng đến hội nhập quốc tế”.
Thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT cho thấy, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dẫn đầu với 1.540 giảng viên (1.211 cơ hữu, 329 thỉnh giảng), Trường ĐH Công nghệ TPHCM 1.311 giảng viên (925 cơ hữu, 386 thỉnh giảng), Trường ĐH Duy Tân 956 giảng viên (731 cơ hữu, 225 thỉnh giảng). Điều đáng nói là tỷ lệ giảng viên có trình độ PGS, GS chiếm đến 5% (cả nước là 6%).
Về tình hình tài chính, cả nước có 3 trường đạt tổng thu lớn nhất gồm: Trường ĐH FPT, Trường ĐH Công nghệ TPHCM và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (trường này cũng có mức chi đầu tư cơ sở vật chất lớn nhất trong các trường ĐH ngoài công lập). Đáng nói hơn, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành còn hơn một số trường công lập khác khi có 17 công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, 102 bài báo quốc tế.
Về tình hình tài chính, cả nước có 3 trường đạt tổng thu lớn nhất gồm: Trường ĐH FPT, Trường ĐH Công nghệ TPHCM và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (trường này cũng có mức chi đầu tư cơ sở vật chất lớn nhất trong các trường ĐH ngoài công lập). Đáng nói hơn, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành còn hơn một số trường công lập khác khi có 17 công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, 102 bài báo quốc tế.