Theo xu thế, những đô thị lớn (TPHCM, Hà Nội…) thường phát sinh sai phạm đặc thù mà nơi khác chưa có; trong khi, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật vẫn trong tình trạng chậm nâng cấp. Vì thế, nhiều vi phạm tác động xấu đến an ninh trật tự tại địa phương. Song, nhà chức trách chưa thể xử lý vì đang… đợi luật.
Việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính tại TPHCM là minh chứng điển hình. Như Báo SGGP phản ánh, nhiều hành vi cần phạt hành chính nhưng chưa thấy pháp luật nhắc đến, như: câu cá ở kênh rạch nội thành, làm nhà ở bằng container… Chắc chắn, việc khắc phục hậu quả sẽ khó thực hiện nếu tình trạng thiếu chế tài tiếp tục diễn ra. Tính phòng ngừa, răn đe không phát huy tác dụng nếu không có hình thức xử phạt cụ thể, nghiêm khắc. Chưa kể, mọi trường hợp xử lý vi phạm phải tuân thủ trình tự, thủ tục luật định nhằm hạn chế lạm quyền, tránh chồng chéo. Cơ quan cấp dưới không thể giải quyết nếu pháp luật không trao quyền. Tuy nhiên, diễn biến tại TPHCM cho thấy có nhiều trường hợp vi phạm, cấp phường - xã - thị trấn hoàn toàn đủ năng lực giải quyết. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng pháp luật không tránh khỏi xuất hiện một số quy định chồng chéo, mâu thuẫn. Trong thời điểm xây dựng các văn bản pháp luật, người soạn thảo không thể dự liệu tất cả hành vi xuất hiện trong và sau từng giai đoạn phát triển. Do đó, mỗi lần phát sinh một vi phạm cần xử lý thì cơ quan chức năng ra một văn bản khác bổ sung, điều chỉnh văn bản ban hành trước đó; sao cho khớp tình hình thực tế.
Dự liệu phần nào những thay đổi trên, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 nêu rõ tại Điều 156: “2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”. Đây là căn cứ giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Mọi tổ chức, cá nhân luôn mong muốn quyền và lợi ích hợp pháp của mình không những được đảm bảo mà còn được thực hiện nhanh, gọn. Nhu cầu trên đòi hỏi Nhà nước đẩy mạnh hơn nữa chủ trương phân cấp, phân quyền; kết hợp ràng buộc chặt trách nhiệm người thực thi pháp luật. Nhiều ý kiến cho rằng pháp luật hiện hành chưa đủ “sức nặng” đối với cá nhân và đơn vị xử lý vụ việc. Luật quy định rõ ràng, đầy đủ hình thức xử phạt đối với người vi phạm. Song, trong một số trường hợp, pháp luật dường như… quên đơn vị, cá nhân nhận nhiệm vụ quản lý, giải quyết sai phạm. Không ít người thắc mắc: pháp luật đối xử như thế nào với lãnh đạo cơ quan nhà nước ra quyết định xử phạt sai? Chính vì thế, Nhà nước cần thiết “nâng” vai trò chính quyền phường - xã - thị trấn (thêm thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, nới thẩm quyền tạm giữ người hay tang vật…); nhưng phải “siết” trách nhiệm đối với người đứng đầu (không tái bổ nhiệm nếu ra quyết định không đúng, người dân khiếu kiện…). Bên cạnh đó, người soạn thảo văn bản pháp luật cần cập nhật kịp thời những hành vi mới, từ đó hạn chế tối đa thiệt hại.
Việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính tại TPHCM là minh chứng điển hình. Như Báo SGGP phản ánh, nhiều hành vi cần phạt hành chính nhưng chưa thấy pháp luật nhắc đến, như: câu cá ở kênh rạch nội thành, làm nhà ở bằng container… Chắc chắn, việc khắc phục hậu quả sẽ khó thực hiện nếu tình trạng thiếu chế tài tiếp tục diễn ra. Tính phòng ngừa, răn đe không phát huy tác dụng nếu không có hình thức xử phạt cụ thể, nghiêm khắc. Chưa kể, mọi trường hợp xử lý vi phạm phải tuân thủ trình tự, thủ tục luật định nhằm hạn chế lạm quyền, tránh chồng chéo. Cơ quan cấp dưới không thể giải quyết nếu pháp luật không trao quyền. Tuy nhiên, diễn biến tại TPHCM cho thấy có nhiều trường hợp vi phạm, cấp phường - xã - thị trấn hoàn toàn đủ năng lực giải quyết. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng pháp luật không tránh khỏi xuất hiện một số quy định chồng chéo, mâu thuẫn. Trong thời điểm xây dựng các văn bản pháp luật, người soạn thảo không thể dự liệu tất cả hành vi xuất hiện trong và sau từng giai đoạn phát triển. Do đó, mỗi lần phát sinh một vi phạm cần xử lý thì cơ quan chức năng ra một văn bản khác bổ sung, điều chỉnh văn bản ban hành trước đó; sao cho khớp tình hình thực tế.
Dự liệu phần nào những thay đổi trên, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 nêu rõ tại Điều 156: “2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”. Đây là căn cứ giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Mọi tổ chức, cá nhân luôn mong muốn quyền và lợi ích hợp pháp của mình không những được đảm bảo mà còn được thực hiện nhanh, gọn. Nhu cầu trên đòi hỏi Nhà nước đẩy mạnh hơn nữa chủ trương phân cấp, phân quyền; kết hợp ràng buộc chặt trách nhiệm người thực thi pháp luật. Nhiều ý kiến cho rằng pháp luật hiện hành chưa đủ “sức nặng” đối với cá nhân và đơn vị xử lý vụ việc. Luật quy định rõ ràng, đầy đủ hình thức xử phạt đối với người vi phạm. Song, trong một số trường hợp, pháp luật dường như… quên đơn vị, cá nhân nhận nhiệm vụ quản lý, giải quyết sai phạm. Không ít người thắc mắc: pháp luật đối xử như thế nào với lãnh đạo cơ quan nhà nước ra quyết định xử phạt sai? Chính vì thế, Nhà nước cần thiết “nâng” vai trò chính quyền phường - xã - thị trấn (thêm thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, nới thẩm quyền tạm giữ người hay tang vật…); nhưng phải “siết” trách nhiệm đối với người đứng đầu (không tái bổ nhiệm nếu ra quyết định không đúng, người dân khiếu kiện…). Bên cạnh đó, người soạn thảo văn bản pháp luật cần cập nhật kịp thời những hành vi mới, từ đó hạn chế tối đa thiệt hại.