Chăm sóc trẻ em mắc Covid-19: Đừng để sai lầm nguy hại

Gần đây, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã khiến trẻ em mắc Covid-19 tăng khá cao. Dù phần lớn trẻ mắc ở thể nhẹ và được điều trị, chăm sóc tại nhà, nhưng không ít gia đình lo lắng thái quá đã tự ý cho trẻ sử dụng một số loại thuốc, thậm chí cả loại buộc phải có đơn thuốc chỉ dẫn của bác sĩ, dẫn tới nguy hiểm...
Bác sĩ Hoàng Chi Mai, phòng khám chuyên khoa Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, thăm khám cho bệnh nhi Covid-19
Bác sĩ Hoàng Chi Mai, phòng khám chuyên khoa Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, thăm khám cho bệnh nhi Covid-19

Coi chừng tác dụng phụ

Mới đây, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng tiếp nhận cấp cứu điều trị cho 3 trẻ em mắc Covid-19 trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng trên rốn, kèm sốt cao và nôn trớ. Các bác sĩ đã thăm khám lâm sàng với chẩn đoán trẻ bị thủng dạ dày nên các bệnh nhi này đã được phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng dạ dày, dẫn lưu ổ bụng kết hợp với điều trị Covid-19.

Bác sĩ Trần Minh Cảnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, cho biết, thủng dạ dày là một cấp cứu ngoại khoa ít gặp ở trẻ em nên dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý ngoại khoa cấp tính khác như: viêm ruột thừa, tắc ruột. Khi gặp các trường hợp này đòi hỏi phải chẩn đoán, xử trí kịp thời, nếu không có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đáng lưu ý, nguyên nhân của các trường hợp bị thủng dạ dày có thể do gia đình đã cho trẻ sử dụng thuốc kháng viêm như: presnisolone, dexamethazon khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để điều trị Covid-19.

Ngày 17-3, khu vực phòng khám chuyên khoa Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng TPHCM tấp nập phụ huynh đưa trẻ tới khám và tái khám. Anh Võ Đắc Sang (43 tuổi, quận Tân Phú) gương mặt thất thần kể, cách đó một tuần 2 vợ chồng bị mắc Covid-19, đã điều trị khỏi. Cách đây 3 ngày, 2 cô con gái song sinh cùng 14 tuổi dương tính. Thấy con liên tục sốt cao 40-41oC, vì sốt ruột, anh lên mạng tìm mua thuốc kháng virus cho con uống. Sốt không giảm, cả hai bé người nổi đầy mẩn đỏ, thở khò khè. Hoảng quá, 2 vợ chồng vội đưa con tới Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) khám, nhưng do thấy quá đông bệnh nhi, cả hai tiếp tục đưa con xuống Bệnh viện Nhi đồng TPHCM. Qua thăm khám, bác sĩ cho biết, cả hai bé bị ngộ độc thuốc.

Tương tự, bé L.M.T. (12 tuổi, Long An) cũng do mắc Covid-19 nên được người nhà cho xông lá. Khi đang xông, người lớn bất cẩn, đá vào chậu xông, nước văng lên người bé gây phỏng nặng nửa thân dưới và bộ phận sinh dục. Đến nay, qua 21 ngày nằm viện, được đặt sond tiểu 2 lần, tình trạng bé tạm ổn định dù chưa tự tiểu.

Không sử dụng đơn thuốc chia sẻ trên mạng

Theo nhiều chuyên gia y tế, hiện nay, với số trẻ em mắc Covid-19 đang gia tăng, không ít cha mẹ đã lên mạng tìm đơn thuốc điều trị, hay qua mách bảo nhau, sau đó áp dụng vào con em mình. Một số phụ huynh khi trong nhà có người mắc Covid-19 và test nhanh con mình lên 2 vạch dù trẻ không có triệu chứng gì đáng lo ngại nhưng vẫn cho trẻ uống kháng sinh hay các loại thuốc kháng viêm có corticoid để trẻ sớm 1 vạch. 

Bác sĩ Nguyễn Đình Tỉnh, giảng viên bộ môn Nhi, Khoa Y học lâm sàng, Đại học Y tế công cộng, cho biết, các loại thuốc kháng viêm có chứa corticoid như prednisolone, prednisone, dexamethasone… được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau như: dị ứng, sốc phản vệ, viêm khớp dạng thấp, hen phế quản. Tuy nhiên việc sử dụng các thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong một số bệnh lý.

Thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tính hết tháng 2, toàn quốc đã có trên 550.000 trẻ dưới 18 tuổi mắc Covid-19, riêng TPHCM gần 60.000 trẻ. Số trẻ tử vong trên cả nước khoảng 165 trẻ; thành phố có 48 trẻ, phần lớn do các bệnh lý nền và béo phì. Việc số trẻ mắc Covid-19 tăng cao cũng làm cho không ít phụ huynh hoang mang, dẫn đến nghe theo lời truyền miệng và chia sẻ trên mạng xã hội về các cách thức điều trị Covid-19 không được kiểm chứng. Theo BS-CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, điều đó là không nên. Việc phụ huynh sử dụng các đơn thuốc chia sẻ trên mạng để điều trị Covid-19 cho trẻ rất nguy hiểm.

Đối với trẻ mắc Covid-19, Bộ Y tế đã có phác đồ chỉ rõ, chỉ dùng corticoid đường uống trong trường hợp người bệnh ở mức độ trung bình như: có triệu chứng viêm phổi, nhịp thở nhanh, chỉ số SpO2 ở 94%-95% khi thở khí trời. Do vậy, việc tự ý lạm dụng các loại thuốc kháng viêm cho trẻ em mắc Covid-19 rất nguy hiểm vì các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa (viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa); ảnh hưởng tới nội tiết gây suy tuyến thượng thận; ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, ức chế sự phát triển của xương và sụn…

Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ mắc Covid-19, thường gặp triệu chứng sốt và ho. Nếu chỉ sốt một vài ngày, phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt mỗi 4-6 giờ/lần. Nếu trẻ bị ho thì nên cho uống nước ấm nhiều hơn và uống nhiều lần trong ngày, dùng thêm nước bù điện giải sẽ tốt cho bé nếu sốt cao. Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp đắp nước, chà chanh, chà rượu…

Cạnh đó, nếu trẻ có các biểu hiện khác như nhức đầu, quấy khóc vì đau nhức mình mẩy như các triệu chứng cúm khác thì cha mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt giúp giảm đau. Các triệu chứng này sẽ diễn tiến khoảng 2-3 ngày. Lưu ý, trẻ phải được cho uống đủ nước, ăn chế độ ăn bình thường nhưng cần đa dạng các loại thực phẩm, chú ý bổ sung dầu mỡ, tăng cường protein (thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu) trong khẩu phần ăn. Trường hợp trẻ ăn kém do sốt, ho, mệt mỏi, ngạt mũi, cha mẹ có thể chia nhỏ bữa hoặc thay thế, bổ sung thêm 1-2 bữa phụ bằng các chế phẩm sữa có năng lượng cao.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Vào đầu tháng 3, chị B.K.L. và anh H.T., hai bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, đang phải chạy thận 3 lần mỗi tuần, nhận được cuộc điện thoại bất ngờ từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định thông báo có thận hiến từ người cho chết não phù hợp. Cả hai ngay lập tức thu xếp công việc, đến bệnh viện để làm các xét nghiệm lâm sàng và may mắn nhận được kết quả tương thích.

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em toàn cầu mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD.

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Ngày 2-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả thử nghiệm một số mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sinh lý cho nam giới, do Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Bảo Ngọc (Hà Nội) chịu trách nhiệm phân phối và quản lý chất lượng.

Ảnh minh họa

Bệnh lạ khiến cô bé 14 tuổi tự hành hạ bản thân

K.N. (14 tuổi) đột nhiên khó ngủ, la hét, khóc cười vô cớ và không nhận ra người nhà. Tại bệnh viện, em tự bóp cổ, cắn lưỡi làm chảy máu, gãy răng khiến bác sĩ phải tiêm thuốc an thần để bảo đảm an toàn. 

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Các bệnh viện phải tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng, bảo đảm việc cách ly ca bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm bệnh sởi tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seminole, Texas. Ảnh: Los Angeles Times

Mỹ đối mặt đợt bùng phát sởi nghiêm trọng

Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.