Chậm nhất 31-12-2031, hoàn thành đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 35/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính về xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam - nơi từng được quy hoạch dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh: NGUYỄN TIẾN
Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam - nơi từng được quy hoạch dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh: NGUYỄN TIẾN

Thông báo nêu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội đã chỉ đạo tiếp tục triển khai chủ trương xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Đây là dự án đặc biệt quan trọng quốc gia, với mục tiêu phấn đấu hoàn thành đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (BCĐ) yêu cầu Bộ KH-CN tập trung bố trí nguồn lực, khẩn trương hoàn thiện Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội khóa XV xem xét và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5-2025) theo quy trình một kỳ họp. Nội dung sửa đổi cần bảo đảm phù hợp tình hình mới, cái gì đã rõ, đã chín, được thực tế chứng minh là đúng thì đưa vào luật, tăng cường phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho.

Về cơ chế, chính sách để triển khai dự án, Thủ tướng giao các bộ, ngành và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi, triển khai nhanh nhất về các vấn đề như giải phóng mặt bằng, tái định cư, ổn định đời sống người dân, cơ chế tài chính, thu xếp vốn, lựa chọn nhà thầu... để rút ngắn thời gian thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, gửi Bộ Công thương trước ngày 15-2.

Trên cơ sở đó, Bộ Công thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét để đề xuất cấp thẩm quyền, trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5-2025). Trước mắt, ngay trong kỳ họp bất thường ngày 15-2, Bộ Công thương trình xin chủ trương và một số cơ chế, chính sách cần thiết để triển khai ngay.

Về việc thực hiện các dự án, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan báo cáo cấp thẩm quyền để giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia thực hiện đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, phấn đấu hoàn thành công tác đầu tư xây dựng trước ngày 31-12-2030, chậm nhất trước ngày 31-12-2031 để chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng và 85 năm Ngày thành lập nước.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đàm phán với các đối tác có công nghệ nguồn tiên tiến như Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Pháp..., ưu tiên các đối tác truyền thống nhưng vẫn bảo đảm khả năng dự phòng trong mọi tình huống. Trên cơ sở đàm phán với các đối tác, xem xét cập nhật lại quy mô công suất, tổng mức đầu tư... phù hợp với tình hình mới, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

Về đào tạo nguồn nhân lực, Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương rà soát, huy động lại các nhân lực đã được đào tạo và các nguồn nhân lực có ngành nghề tương tự để có phương án sử dụng hiệu quả, tối ưu nhất, đồng thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 2 xây dựng Kế hoạch đào tạo chuyên sâu bổ sung nguồn nhân lực cần thiết (số lượng, trình độ và chuyên môn) cho dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực, trong đó cần chú ý người tổng chỉ huy, tổng công trình sư của dự án.

Bộ GD-ĐT chủ động nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo chuyên môn chung cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ phát triển các dự án điện hạt nhân.

Về vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư, Thủ tướng giao Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho phép nghiên cứu, xem xét sử dụng nguồn vốn dự phòng năm 2025 để triển khai.

Về công tác giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Ninh Thuận khẩn trương triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư cho cả hai nhà máy điện hạt nhân để hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng của dự án trong năm 2025 cho chủ đầu tư. Đồng thời, khẩn trương kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng sân bay Ninh Thuận; hoàn thành các thủ tục trong năm 2025 theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Tài chính bố trí, cấp đủ vốn để UBND tỉnh Ninh Thuận hoàn thành việc di dời và ổn định nơi ở, sinh kế cho người dân, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ trên tinh thần vì lợi ích chung, bảo đảm công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Về việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ Công thương khẩn trương hoàn thiện bổ sung điện hạt nhân Ninh Thuận, bao gồm các đường dây đấu nối đồng bộ và các dự án điện hạt nhân dự kiến khác vào Quy hoạch điện VIII. Quy hoạch điện VIII điều chỉnh cần được chuẩn bị kỹ, bảo đảm lợi ích tổng thể quốc gia, công bằng, tiến bộ xã hội, cân đối phù hợp giữa các địa phương, các vùng miền nhưng có ưu tiên bố trí các công trình năng lượng trọng điểm tại các địa bàn khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu Bộ KH-ĐT khẩn trương tổ chức thẩm định hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời gian sớm nhất để trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 9. Bộ TN-MT chịu trách nhiệm thẩm định ngay trong tháng 2-2025 báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án.

Bộ KH-CN phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đánh giá cơ sở hạ tầng điện hạt nhân của Việt Nam theo các tiêu chuẩn của IAEA; xây dựng kế hoạch cụ thể hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện hạt nhân đáp ứng yêu cầu của IAEA.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

1 tập đoàn lớn của Hàn Quốc muốn đầu tư vào 3 dự án LNG ở Việt Nam

1 tập đoàn lớn của Hàn Quốc muốn đầu tư vào 3 dự án LNG ở Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh, trong bối cảnh Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vào ngày 15-4-2025, việc phát triển nguồn điện LNG và năng lượng tái tạo đang là ưu tiên hàng đầu, nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Những vấn đề đặc biệt quan trọng mới phải xin ý kiến, còn lại giao doanh nghiệp tự chủ

Những vấn đề đặc biệt quan trọng mới phải xin ý kiến, còn lại giao doanh nghiệp tự chủ

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến tại phiên họp chiều 17-4. Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tại phiên họp, dự thảo luật có nhiều điểm khác biệt quan trọng so với thiết kế ban đầu.

Triển khai dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Nhiều chính sách an cư cho người dân bị ảnh hưởng

Triển khai dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Nhiều chính sách an cư cho người dân bị ảnh hưởng

Nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, UBND tỉnh Ninh Thuận đang rốt ráo phối hợp các bộ, ngành trung ương khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, ổn định đời sống người dân vùng dự án. Trong đó, hàng loạt các chính sách đặc biệt sẽ được thực hiện nhằm hỗ trợ hàng ngàn người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp khi triển khai dự án.

Vị trí thực hiện các dự án nhà máy điện khí Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II (tỉnh Bình Thuận) hiện vẫn chỉ là các bãi đất trống

Hai dự án điện khí 4,3 tỷ USD ở Bình Thuận bây giờ ra sao?

Tại tỉnh Bình Thuận, 2 dự án nhà máy điện khí LNG là Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II cùng dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ lớn nhất Việt Nam (huyện Hàm Tân) được xem là dự án trọng điểm ngành năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, sau nhiều năm được phê duyệt chủ trương đầu tư, đến nay các "siêu dự án" này vẫn chậm triển khai.

Mở rộng Quốc lộ 13 lên 60m, xây đường trên cao

Mở rộng Quốc lộ 13 lên 60m, xây đường trên cao

Sở GTCC TPHCM kiến nghị UBND TPHCM ban hành kế hoạch triển khai thực hiện dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến giáp ranh tỉnh Bình Dương) theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BOT), làm cơ sở để các sở, ban ngành, TP Thủ Đức và các quận cùng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng. Ảnh: VGP

Khánh thành Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng

Ngày 5-4, UBND TP Hải Phòng phối hợp Tập đoàn Hateco tổ chức lễ khánh thành Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT) tại cảng Lạch Huyện. Đây là một trong những dự án hạ tầng cảng biển nước sâu tại Việt Nam được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn tư nhân.

Thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP được rút ngắn đáng kể

Rút ngắn thời gian thẩm định báo cáo dự án PPP

Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP).

Lãnh đạo TPHCM cùng đại diện các doanh nghiệp tham gia buổi tọa đàm

TPHCM kêu gọi doanh nghiệp chung tay phát triển hạ tầng

Tại tọa đàm “Doanh nghiệp đồng hành cùng TPHCM trong phát triển hạ tầng” tổ chức ngày 29-3, UBND TPHCM đã ghi nhận nhiều đóng góp, đồng thời lắng nghe hàng loạt kiến nghị của doanh nghiệp trong việc chung tay hiện thực hóa các dự án hạ tầng quy mô lớn. Lãnh đạo thành phố khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp yên tâm đầu tư.

Nghi thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Long An và Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững

Ngày 28-3, UBND tỉnh Long An và Tập đoàn Vingroup thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2025 – 2030 và hưởng ứng cam kết của Chính phủ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

PVN - DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2025

Địa ốc

Đầu tư