Trong khi, phải mất tới 450-1.000 năm trong môi trường nước biển thì 1 chai nhựa mới bị phân hủy hoàn toàn.
Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm rác thải chai nhựa.
Đáng nói hơn, theo một nghiên cứu được công bố từ các nhà khoa học Trường Đại học Brunel London (Anh), họ đã phát hiện, đồ uống được đóng chai sử dụng nhựa dẻo Polyethylene Terephthalate (PET) tái chế có thể chứa nồng độ hóa chất cao hơn so với những đồ uống đóng chai sử dụng PET mới. Điều này cho thấy quá trình tái chế có thể gây ra ô nhiễm.
Lý do, PET cũng được biết đến là nguồn cung cấp một số chất ô nhiễm hóa học tiềm ẩn, gồm các chất gây rối loạn nội tiết như Bisphenol A, gây rối loạn sinh sản, các vấn đề tim mạch, ung thư và các tác động xấu khác.
Bằng chứng này cho thấy các sản phẩm có thể tái chế cao, chẳng hạn như chai đồ uống PET có thể không được tái chế theo vòng kín khi được thiết kế kém, do đó, cần áp dụng nguyên tắc thiết kế để tái chế và cải tiến cơ sở hạ tầng quản lý chất thải.
Giải pháp cuối cùng cho vấn đề này là xã hội bắt đầu chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng PET.