Đến dự điểm cầu tại TPHCM có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM. Tại Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, có các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên; Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM... Cùng dự ở 2 điểm cầu còn có các Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, chiến sĩ thi đua, các gương mặt thi đua tiêu biểu trong cả nước.
Chia sẻ trong cầu truyền hình, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân lý giải cặn kẽ với các thế hệ đi sau vì sao Bác Hồ có Lời kêu gọi Thi đua ái quốc vào ngày 11-6-1948. Bác Hồ đã nói rõ mục tiêu thi đua ái quốc để làm gì: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm.
Về cách làm, Bác nói rất giản dị: cách làm dựa vào dân, để gây hạnh phúc cho dân. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ: Có nghĩa là ta phải dựa vào chính sức mạnh của ta để giải quyết tình huống cấp bách. Và bổn phận của người dân, dù làm gì, ở đâu, đều phải làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều hơn. Tinh thần đó chính là sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là vượt lên chính mình. Khi đất nước ở thời điểm khó khăn, không ai giúp đỡ thì người dân đại đoàn kết, tự vượt qua chính mình để tìm ra lối ra, giải quyết khó khăn. “Vậy lớp trẻ bây giờ có cần thi đua yêu nước không?”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đặt câu hỏi và nhấn mạnh: “Thanh niên có 3 lợi thế - trình độ học vấn bình quân cao nhất, sức khỏe tốt nhất, năng lực sáng tạo cao nhất - để giải quyết các thách thức của quốc gia. Tôi mong các bạn thấy được sự chờ đợi của Tổ quốc, của xã hội”.
Trong chương trình, nhiều tấm gương điển hình cống hiến, hy sinh của các thế hệ hôm qua và hôm nay đã tới giao lưu. Các tấm gương tiêu biểu, dù ở vị trí khác nhau, nhưng họ vẫn âm thầm đóng góp và cống hiến cho xã hội và là những bông hoa đẹp trong vườn hoa thi đua ái quốc. Có những bông hoa - điển hình được biểu dương, nhưng cũng có những con người, những bông hoa đã và đang thầm lặng tỏa hương bình dị giữa đời thường.
Chia sẻ trong cầu truyền hình, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân lý giải cặn kẽ với các thế hệ đi sau vì sao Bác Hồ có Lời kêu gọi Thi đua ái quốc vào ngày 11-6-1948. Bác Hồ đã nói rõ mục tiêu thi đua ái quốc để làm gì: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm.
Về cách làm, Bác nói rất giản dị: cách làm dựa vào dân, để gây hạnh phúc cho dân. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ: Có nghĩa là ta phải dựa vào chính sức mạnh của ta để giải quyết tình huống cấp bách. Và bổn phận của người dân, dù làm gì, ở đâu, đều phải làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều hơn. Tinh thần đó chính là sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là vượt lên chính mình. Khi đất nước ở thời điểm khó khăn, không ai giúp đỡ thì người dân đại đoàn kết, tự vượt qua chính mình để tìm ra lối ra, giải quyết khó khăn. “Vậy lớp trẻ bây giờ có cần thi đua yêu nước không?”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đặt câu hỏi và nhấn mạnh: “Thanh niên có 3 lợi thế - trình độ học vấn bình quân cao nhất, sức khỏe tốt nhất, năng lực sáng tạo cao nhất - để giải quyết các thách thức của quốc gia. Tôi mong các bạn thấy được sự chờ đợi của Tổ quốc, của xã hội”.
Trong chương trình, nhiều tấm gương điển hình cống hiến, hy sinh của các thế hệ hôm qua và hôm nay đã tới giao lưu. Các tấm gương tiêu biểu, dù ở vị trí khác nhau, nhưng họ vẫn âm thầm đóng góp và cống hiến cho xã hội và là những bông hoa đẹp trong vườn hoa thi đua ái quốc. Có những bông hoa - điển hình được biểu dương, nhưng cũng có những con người, những bông hoa đã và đang thầm lặng tỏa hương bình dị giữa đời thường.