Lối khó vào nghề
“Ngày đầu đến với Prudential, thú thật tôi không biết họ là ai, kinh doanh cái gì, càng không biết gì về bảo hiểm vì quá đỗi xa lạ không chỉ với tôi mà với rất nhiều người cùng thời. Thu hút tôi chính là cách họ tuyển dụng và những yêu cầu khi lựa chọn người đồng hành để cùng họ chinh phục thị trường Việt Nam trong những ngày đầu gia nhập”, anh Dũng cho biết.
Những năm 90, Prudential chỉ mới có văn phòng đại diện ở Việt Nam nên phải tuyển dụng thông qua Pricewaterhouse Coopers (PwC) –Công ty săn nhân lực hàng đầu bấy giờ. Cơ duyên mang anh đến với công việc này là một mẩu tin tuyển dụng quản lý bán hàng của PwC.
Câu hỏi phỏng vấn mà anh nhớ nhất: “Có mê kiếm tiền không?” “Có tham vọng thay đổi bản thân để thay đổi cuộc đời không?”
Chỉ một thời gian sau, anh nhận thông báo mình là một trong 60 người được chọn, vượt qua hơn 2.000 ứng viên để giành chiếc vé tham dự Hội thảo “cơ hội nghề nghiệp” vào tháng 11- 1999.
Quá trình đào tạo thật sự“khốc liệt” khi anh phải tiếp xúc với quá nhiều khái niệm tài chính mới lạ bằng tiếng Anh và tiếng Việt. “Một khó khăn khác nữa là phải tiếp thu rất nhiều những nguyên tắc bán hàng, những giá trị cốt lõi của công ty; cách hành xử chuyên nghiệp theo chuẩn mực quốc tế; cách nhận biết và xác định nhu cầu của khách hàng để tư vấn sản phẩm phù hợp”, anh tự hào chia sẻ.
Với anh, những hiểu biết, kinh nghiệm của nhiều năm đi làm trước đó, cũng không bằng hai tuần được hệ thống hóa kiến thức, được trang bị những kỹ năng, nhận diện thách thức và xử lý…
Trong những năm 90, những kiến thức này thực sự mở ra một chân trời mới trong anh.
“Prudential như một trường đại học thứ 2, dạy tôi về bảo hiểm, dạy cách kinh doanh, dạy cách bán hàng và đặc biệt là dạy cách đối đãi giữa người với người. Trong đó, niềm tin là nền tảng, đòi hỏi sự lắng nghe và thấu hiểu khách hàng, từ khâu thiết kế sản phẩm đến khâu mang sản phẩm đến với khách hàng và duy trì mối quan hệ”.
Từ lý thuyết đến thực hành lại là một thử thách khác, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực trong cả một quá trình dài. Nếu không có đam mê thì điều đó thật sự khó.
Trong quá trình này tư vấn viên “rơi rụng” không ít vì không đủ kiên trì, không chịu nổi khi bị từ chối liên tục và áp lực doanh số. Thị trường lúc đó hoàn toàn sơ khai, không ai hiểu bảo hiểm, vì sao lại cần bảo hiểm nhân thọ.
Nhớ lại những ngày đầu gặp khách hàng, khó khăn chính anh gặp phải là niềm tin vào sản phẩm dịch vụ mới này.
Anh kể lại một kỉ niệm vừa buồn, vừa vui: “Không biết may hay rủi, người đầu tiên tôi tư vấn là một chị làm ở cơ quan cũ.Sau lần đầu gặp gỡ và trò chuyện, chị đã đồng ý ký ba hợp đồng cho ba con của chị. Ký xong tôi vui không tả xiết vì ngay lần đầu tư vấn đã có kết quả mặc dù số tiền tham gia không cao. Song chỉ ba ngày sau chị khách ấy gọi điện báo là chồng chị không cho chị tham gia và xin lại tiền!”
Tiếc công sức mình bỏ ra nhưng hiểu cái khó của chị, anh vẫn hỗ trợ chị nhận lại tiền. Tuy gặp không ít khó khăn khi mới vào nghề, nhưngvới hy vọng mang lại cuộc sống sung túc hơn cho gia đình nhỏ của mình, anh đã kiên trì và miệt mài với hướng đi đã chọn.
Trưởng thành trong vai trò người quản lý
Sau bao nỗ lực, cơ hội nghề nghiệp liên tục rộng mở để anh hoàn toàn yên tâm dành trọn thời gian với công việc tư vấn. Nay khi đã trở thành quản lí, anh vẫn hết lòng đam mê với nghề.
Anh tâm sự: “Với Prudential, tôitìm được đam mê với một công việc hết sức nhân văn, nhân đạo và coi đó là cái nghiệp của mình.Thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và chưa được khai thác triệt để, không phải vì khách hàng thiếu khả năng tài chính, mà vì họ còn thiếu niềm tin. Do đó, xây dựng và củng cố niềm tin là sứ mệnh của tư vấn viên bảo hiểm”.
Mục tiêu anh đặt ra cho bản thân là nâng mức tăng trưởnghàng năm lên trên 35%, góp phần giữ vữngthị phần của Prudential. Để làm được điều đó, anh đã đưa ra những chiến lược cụ thể như: tuyển dụng, huấn luyện đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, phục vụ khách hàng với phương châm đặt quyền lợi khách hàng lên trên hết, tích cực truyền thông về lợi ích của bảo hiểm nhân thọ thông qua các hội nghị khách hàng…
“Những chuyến đi đó mở mang kiến thức cho tôi, cho con tôi đến những chân trời mới và có động lực phấn đấu. Tôi vẫn còn nhớ như in khoảnh khắc tiễn con trai mình ra sân bay đi du học về tài chính tại Anh, quê hương của Prudential. Rồi sau này, khi có cơ hội cùng con đến thăm Tòa nhà Holborn Bars – trụ sở chính của tập đoàn Prudential, tôi đã vô cùng xúc động bởi với những người gắn bó gần như cả sự nghiệp và cuộc đời với Prudential thì đây chính là chuyến hành hương về đất tổ”, anh bồi hồi nhớ lại.
Sau gần hai mươi năm gắn bó với nghề, điều mà anh tâm đắc nhất ở Prudential là sự chuyên nghiệp và bản sắc văn hoá riêng của công ty.
Với anh, Prudential là một trường đại học lớn, những người quản lí là những đồng nghiệp, những người thầy hết sức tâm huyết và tận tình. Họ đã truyền lửa cho anh, cùng những thế hệ tư vấn viên đầu tiên theo đuổi con đường đầy thách thức này.
Những buổi họp kinh doanh đầy khí thế, những giá trị văn hóa được truyền lửa, những khúc ca khải hoàn, những huy chương được nhà nước, cộng đồng ghi nhận…tất cả làm nên sự tự hào và nguyện ước gắn bó dài lâu.
Anh Khuất Thành Dũng chia sẻ: “thật may mắn và cảm ơn Prudential đã cho tôi một cái nôi để trưởng thành như bây giờ.”