Cấp bách chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19

Để đại dịch Covid-19 nhanh chóng kết thúc, mọi người trên thế giới cần được tiếp cận với vaccine an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn cung vaccine hiện tại không đủ và với tốc độ phân bổ như hiện nay, một số quốc gia sẽ không thể tiếp cận với vaccine cho đến năm 2024.
Ấn Độ chuẩn bị sản xuất vaccine Sputnik V của Nga
Ấn Độ chuẩn bị sản xuất vaccine Sputnik V của Nga

Hiện Cơ chế tiếp cận toàn cầu vaccine Covid-19 (COVAX) chỉ có thể cung cấp 87 triệu liều vaccine cho 131 quốc gia, còn kém xa mục tiêu ban đầu là cung cấp 2 tỷ liều (trong số 11 tỷ cần tiêm chủng trên thế giới) trước cuối năm 2021. Do đó, năng lực sản xuất vaccine cần được đẩy lên mức tối đa. Điều này đòi hỏi các công ty dược phẩm có vaccine đã được phê duyệt trên thị trường phải chia sẻ bằng sáng chế, bí quyết và chuyển giao công nghệ rộng rãi.

Châu Phi hiện là nơi có tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 thấp nhất thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, chỉ 1,5% dân số châu lục được tiêm chủng đầy đủ. Trong diễn biến mới nhất, Tổ chức Bằng sáng chế Thuốc (MPP) và WHO phối hợp với các Công ty Afrigen Biologics (PTY) Limited, Viện Sinh học và Vaccine Nam Phi (Biovac), Hội đồng Nghiên cứu y tế Nam Phi (SAMRC) cùng Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh và phòng ngừa (CDC châu Phi) đã ký một ý định thư để gia tăng năng lực sản xuất vaccine Covid-19 tại châu lục này. 

Ý định thư tập hợp các đối tác để thành lập trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA đặt tại Nam Phi, cho phép nâng cao năng lực sản xuất vaccine, đồng thời tăng cường an ninh y tế cho khu vực châu Phi. Theo ý định thư nói trên, Pfizer và BioNTech sẽ bắt đầu sản xuất vaccine Covid-19 ở Nam Phi vào năm 2022. Khi đi vào hoạt động đầy đủ, lượng vaccine hàng năm sẽ đạt trên 100 triệu liều và được phân phối độc quyền trong các quốc gia châu Phi.

Với số lượng 850 triệu liều mỗi năm, dự án hợp tác, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V của Nga tại Ấn Độ có lẽ là một trong những dự án nhượng quyền sản xuất vaccine Covid-19 lớn nhất thế giới. Phòng thí nghiệm Morepen của Ấn Độ và Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF - quỹ tài sản có chủ quyền của Nga đang tiếp thị Sputnik V trên toàn cầu) đã ký thỏa thuận hợp tác vào tháng 6-2021 và thông báo về việc sản xuất lô vaccine thử nghiệm tại một cơ sở độc quyền ở bang Himachal Pradesh. Lô đầu tiên sẽ được chuyển đến Trung tâm Gamaleya ở Nga để kiểm tra chất lượng và từ tháng 9 sẽ bắt đầu sản xuất chính thức. Dữ liệu từ một số cơ quan quản lý ở Argentina, Serbia, Bahrain, Hungary và Mexico chứng minh rằng, Sputnik V là một trong những loại vaccine an toàn và hiệu quả nhất trong phòng dịch Covid-19. 

Với vaccine AstraZeneca (Anh/Thụy Điển), Viện Huyết thanh Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, cũng chịu trách nhiệm sản xuất phần lớn vaccine AstraZeneca cho toàn cầu. Ngoài Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan cũng là các nước được nhượng quyền sản xuất vaccine AstraZeneca. Hồi tháng 4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, Hàn Quốc đã bắt đầu sản xuất vaccine Covid-19 của Hãng Dược Novavax (Mỹ), đảm bảo cung cấp 20 triệu liều vaccine cho Hàn Quốc trong quý III năm nay. Novavax cho biết, vaccine Covid-19 của hãng có hiệu quả 96% trong việc phòng ngừa virus SARS-CoV-2 chủng gốc trong cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối được tiến hành tại Anh. 

Tại Việt Nam, theo Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế, hiện nay có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vaccine Covid-19 đã được ký kế với các đối tác ở Nga, Mỹ, Nhật Bản. Dự án hợp tác chuyển giao công nghệ giữa tập đoàn AIC, Công ty Shionogi (Nhật Bản) và vaccine theo công nghệ mNRA dự kiến tháng 6-2022 sẽ hoàn tất các hoạt động, đưa vaccine ra thị trường. Dự án chuyển giao công nghệ giữa Công ty DS-Bio, Vabiotech và RDIF với quy mô 5 triệu liều/tháng (trong tháng 8-2021 có thể bắt đầu với tối thiểu 500.000 liều), tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm. Đối với các dự án nghiên cứu chuyển giao công nghệ với Mỹ, hiện Bộ Y tế đã cử một nhóm chuyên gia phối hợp cùng WHO hỗ trợ đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1-2-3. Việc chuyển giao công nghệ và hoàn thiện nhà máy sản xuất vaccine tại Việt Nam sẽ hoàn thành vào tháng 6-2022.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam nằm trong nhóm dễ bị ảnh hưởng của rủi ro khí hậu

Việt Nam nằm trong nhóm dễ bị ảnh hưởng của rủi ro khí hậu

Ngày 8-4, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan, công bố báo cáo mới của Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá mức độ sẵn sàng của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong đó, Việt Nam nằm trong 11 nước dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro khí hậu nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô.

Tỷ phú Elon Musk kêu gọi đảo ngược chính sách thuế bất thành

Tỷ phú Elon Musk kêu gọi đảo ngược chính sách thuế bất thành

Tỷ phú Elon Musk, cố vấn thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã trực tiếp kêu gọi Tổng thống Mỹ đảo ngược quyết định áp thuế nhưng không thành công. Theo Washington Post, đây là lần hiếm hoi hai nhân vật này bất đồng sâu sắc về một chính sách kinh tế quan trọng.

Làng... kỹ thuật số

Làng... kỹ thuật số

Trung Quốc là một trong những quốc gia có năng suất nông nghiệp cao nhất thế giới. Trong bối cảnh phát triển chung, chính phủ nước này đã nỗ lực định vị các làng kỹ thuật số ở vùng nông thôn như một chiến lược quốc gia.

Khu tài chính của thành phố London có thể được nhìn thấy khi mọi người đi bộ dọc theo bờ Nam của sông Thames. Ảnh: REUTERS

Nước Anh 5 năm sau Brexit

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 5 năm ngày Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Trước đây, phe ủng hộ nước này rời khỏi EU (Brexit) đã miêu tả tương lai tươi sáng cho người dân Anh sau sự kiện này: Anh sẽ không còn yếu thế như một thành viên của EU, sẽ triển khai hợp tác tự do thương mại và tài chính trên phạm vi toàn thế giới…

Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại. Ảnh: THE GLOBAL NEW LIGHT OF MYANMAR

Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại

Ngày 6-4, Báo The Global New Light of Myanmar đưa tin, sân bay quốc tế Mandalay và tuyến đường sắt Yangon-Mandalay đã hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng dịch vụ do thiệt hại từ trận động đất mạnh xảy ra ngày 28-3 vừa qua.

Biểu tình tại Mỹ phản đối chính sách thuế của Tổng thống Trump. Ảnh từ video của ABC NEWS

Biểu tình phản đối các chính sách mới tại Mỹ

Theo ABC News, vào ngày 5-4 (giờ địa phương), hàng chục ngàn người đã tham gia các cuộc biểu tình ở Washington và nhiều thành phố để lên tiếng bày tỏ lo ngại về hành động của Tổng thống Donald Trump kể từ khi nhậm chức.

Muôn sắc hoa xuân châu Âu

Muôn sắc hoa xuân châu Âu

Mùa xuân ở châu Âu là quãng thời gian khiến con người và muôn loài hưng phấn nhất. Sau những ngày tháng mùa đông dài tưởng như vô tận, lạnh lẽo và ướt át thì nắng xuân bừng lên, nhiệt độ tăng làm tan băng giá, cây cỏ nở bung những đóa hoa và chồi non lên ánh nõn. Sóc thỏ tung tăng chạy nhảy, chim hót vang lừng. Đất trời vào mùa sinh sôi nảy lộc.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu nhất kể từ năm 2020

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu nhất kể từ năm 2020

Đóng cửa phiên giao dịch ngày cuối cùng trong tuần (ngày 4-4), thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất từ năm 2020 đến nay, sau khi Trung Quốc công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Mỹ tương tự mức thuế Mỹ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền LHQ

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền LHQ

Khóa họp lần thứ 58 Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva (Thụy SĨ) đã kết thúc vào ngày 4-4 (giờ địa phương), đánh dấu sự tham gia tích cực và đóng góp thiết thực của Việt Nam, qua việc chủ trì một phát biểu chung và nhiều phát biểu đóng góp cho cộng đồng quốc tế.

Người tiêu dùng Mỹ đối mặt giá nông sản nhập khẩu tăng do thuế cao. Ảnh: KEYSTONE

Thuế đối ứng của Mỹ: Các nước tiếp tục phản ứng, chuyên gia lo “rủi ro” lớn

Ngày 4-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, việc áp thuế đối ứng các nước giúp Washington nắm quyền chủ động trong quan hệ thương mại; khả năng giảm thuế sẽ phụ thuộc vào mức độ nhượng bộ của các đối tác đối với lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, nhiều nước tiếp tục có phản ứng mạnh về quyết định này của Mỹ.