Trong đó, Ngân hàng Viettinbank tài trợ 3.300 tỷ đồng, BIDV tài trợ 1.280 tỷ đồng, VPBank tài trợ 1.280 tỷ đồng và Agribank tài trợ 1.000 tỷ đồng.
Với phần vốn này, dự án đã có đủ tổng mức đầu tư 9.668,5 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường cao tốc dài 51,1km cho 4 làn xe ô tô lưu thông.
Đại diện nhà đầu tư cho biết, doanh nghiệp dự án đã chi trả 1.304 tỷ đồng bồi thường giải tỏa cho tỉnh Tiền Giang và đã nhận bàn giao mặt bằng 49,3/51,1km để triển khai dự án.
Trong tháng 6-2018, 3 gói thầu cuối cùng trong tổng số 21 gói thầu của dự án sẽ được triển khai thi công, dự kiến tuyến đường cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận sẽ được vào sử dụng trong năm 2020.
Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khởi công xây dựng từ năm 2009.
Trong cơ cấu tổng mức đầu tư dự án, bên cạnh phần vốn chủ sở hữu trị giá 1.542 tỷ đồng, các nhà đầu tư phải huy động đủ 8.126 tỷ đồng từ vốn vay thương mại để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và thi công công trình.
Đến năm 2012, dự án phải tạm dừng vì các nhà đầu tư đã rút khỏi dự án do thiếu vốn.
Đến năm 2015 dự án khởi công lại nhưng tiến độ chậm do thiếu vốn đầu tư.
Đến tháng 11-2016, Bộ GTVT đã yêu cầu Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận phải ký được hợp đồng tín dụng đủ giá trị trong vòng 2 tháng kể từ khi hợp đồng BOT được xác lập, nếu không sẽ thu hồi dự án.
Tuy nhiên, trong suốt 2 năm qua, việc ký hợp đồng tín dụng cho dự án vẫn không thể thực hiện được. Bộ GTVT đã nhiều lần phải gia hạn việc hoàn thành ký hợp đồng tín dụng để tránh đổ bể dự án BOT này.