Cao hơn nghị lực

Cao hơn nghị lực là tình yêu. Với Irène Joliot – Curie (con gái của nhà nữ bác học Marie Curie) trước hết đó là tình yêu mẹ. Năm Irène ba mươi sáu tuổi thì bà Marie Curie qua đời. Cái chết của Mê (tên gọi thân mật mà Irène dành cho mẹ) đã làm cho cô đau buồn rất nhiều. Những hồi ức trong Irène trỗi dậy mãnh liệt:
Cao hơn nghị lực

Cao hơn nghị lực là tình yêu. Với Irène Joliot – Curie (con gái của nhà nữ bác học Marie Curie) trước hết đó là tình yêu mẹ. Năm Irène ba mươi sáu tuổi thì bà Marie Curie qua đời. Cái chết của Mê (tên gọi thân mật mà Irène dành cho mẹ) đã làm cho cô đau buồn rất nhiều. Những hồi ức trong Irène trỗi dậy mãnh liệt:

Một ngôi nhà xoàng xĩnh nhưng có vườn, người mẹ với chiếc áo dài đen, những cuốn sổ ghi chép chi tiêu trong ngày v.v… nhưng con người, dù muốn cũng không thể làm sống lại quá khứ. Cách tốt nhất là khám phá quá khứ và làm cho nó thích ứng với hiện tại. Irène đã hành động như vậy. Quyết đi theo con đường khoa học của bố và mẹ, đạp trên những ngáng trở, dư luận để tự khẳng định mình, trở thành một nhà khoa học tên tuổi, Irène đã sống như thế.

Tình yêu mẹ, yêu những gì đẹp đẽ luôn hiện diện trong Irène, mặc dù cô hiểu rằng công việc nghiên cứu ở Viện Radi đồng nghĩa với “cái chết được báo trước”. Năm 1935 giải Nobel hóa học được trao cho vợ chồng Joliot-Curie. Trong khi đón nhận niềm vinh dự lớn, Irène lại nghĩ đến mẹ. Tình yêu luôn tràn ngập trong con người Irène nhưng đôi khi cô cũng cảm thấy hoang mang. Irène viết: “Trước những khó khăn ngày càng lớn, chúng tôi cố nắm bắt được những vốn hiểu biết mới và chúng tôi cảm thấy luôn bị tràn ngập…”.

Trong sự tràn ngập đó, chúng ta cần phải có một sự chọn lựa. Với Irène thì sự chọn lựa vẫn là khoa học. Những lời tâm huyết của nhà bác học trẻ vào thời điểm nước Pháp những năm 50 đến giờ vẫn là bài học cho tất cả chúng ta, nhất là những người trẻ trước sự cám dỗ của tiện nghi và hưởng thụ. Có bao nhiêu người tuổi trẻ dám sống hết mình cho lý tưởng tốt đẹp? Có bao nhiêu người tuổi trẻ dám yêu đến tận cùng chân lý? Hy vọng những câu hỏi như vậy không bị bỏ ngỏ, hững hờ…

“Irène Joliot-Curie con gái nhà bác học”(Tác giả: Noëlle Loriot, người dịch: Bùi Mộng Liễn, NXB Phụ Nữ- 2003) là một cuốn sách hay, cung cấp nhiều “vỉa” tư liệu quí báu cho người đọc. Hơn thế, nó còn mang đến cho chúng ta những ký ức, biểu tượng của tình yêu, mà sâu đậm nhất là tình yêu mẹ.

TRẦN VIỆT QUÊ 
(15/5 Yên Đỗ, P17, Tân Bình, TPHCM)

Tin cùng chuyên mục