Cạnh tranh giữ người

- Khác với những năm trước, hiện thời việc làm chừa sẵn, mà doanh nghiệp kiếm nhân lực vẫn khó. TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… cần cả trăm ngàn lao động khúc cuối năm, nhưng không chắc là tuyển được. Tại sao có chuyện này?

- Qua một giai đoạn khó khăn kéo dài, ưu tiên của người lao động đã thay đổi. Lúc trước nhân công từ các tỉnh Tây Nam bộ, Tây Nguyên hoặc xa hơn đổ về các địa phương nói trên kiếm việc. Nhưng rồi khi mất việc do kinh tế gặp cơn ngặt, nhiều người trong số họ thấy rằng ở quê là lựa chọn tốt hơn. Chi phí ăn uống, sinh hoạt… rẻ hơn mà lại được ở gần nhà. Khi các nhà máy đua nhau mở ở tỉnh, rõ ràng đi làm xa không còn là chuyện ngon lành.

- Như vậy thiếu nhân lực còn là tình trạng kéo dài?

- Thị trường lao động sẽ dần chuyển hướng. Sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên. Họ cũng chú trọng tuyển những người đã được đào tạo, cả căn bản lẫn chuyên sâu. Xu hướng thâm dụng lao động phổ thông sẽ giảm. Một tập đoàn tư vấn tuyển dụng mới cho biết trong năm tới, có khoảng 82% doanh nghiệp xứ mình sẽ tăng lương cho người lao động ở hầu hết các ngành.

- Lợi nhuận của sản xuất kinh doanh có tăng, lương mới nhích lên. Lương, thưởng, phúc lợi cải thiện cho thấy đa số doanh nghiệp đã đẩy mạnh cạnh tranh để giữ người.

Tin cùng chuyên mục