Sau nhiều mùa giải tẻ nhạt, lùm xùm bởi những so sánh giữa phim nhà nước, phim tư nhân… thì mùa cánh diều năm nay có vẻ bình yên hơn, dù có thêm sự tham gia của dòng phim remake (phim làm lại từ kịch bản nước ngoài).
Phim nội dần có chỗ đứng
Năm nay là năm đầu tiên giải thưởng thường niên của Hội Điện ảnh Việt Nam đưa dòng phim remake vào xét giải, với mong muốn có thể đem lại bức tranh toàn diện hơn về điện ảnh nước nhà. Tuy nhiên, số lượng phim dự thi ở thể loại này chỉ chiếm 4/13 phim tranh giải và vì không có tác phẩm nào vượt trội nên các giải thưởng lớn đều rơi vào tay phim “nội”. Giải thưởng được mong chờ nhất hạng mục Phim điện ảnh xuất sắc nhất đã được trao cho Cô Ba Sài Gòn (đạo diễn Lộc Trần - Kay Nguyễn). Đây không phải là một kết quả quá bất ngờ đối với khán giả bởi phim không chỉ đem đến cho điện ảnh trong nước một màu sắc mới mà còn lan tỏa một trào lưu mới, hiệu ứng xã hội tích cực.
Ở thể loại phim điện ảnh, năm nay có 13 phim gửi về tranh giải và cả 13 phim đều được đề cử. Trong số đó, Em chưa 18, Cô gái đến từ hôm qua, Cô Ba Sài Gòn là những bộ phim được đánh giá cao nhất. Em chưa 18 là phim được khán giả kỳ vọng nhất sau khi tạo ra cơn sốt phòng vé năm 2017. Tuy nhiên, giải thưởng Cánh diều vàng cuối cùng lại gọi tên Cô Ba Sài Gòn. Theo đánh giá của nhiều người yêu điện ảnh, Cô Ba Sài Gòn chưa hẳn là phim có tính nghệ thuật nhất, nhưng là một phim tròn trịa, vừa đáp ứng được thị hiếu của khán giả lại vừa mang đậm bản sắc dân tộc. Đó là cái khó mà không phải phim nào ra rạp ở thời điểm này cũng có được. Phim không chỉ hay về phần nhìn mà còn hay về thông điệp truyền tải, vượt lên yếu tố giải trí để tạo được những giá trị văn hóa và lịch sử.
Cùng chung nhận định này, đạo diễn Đào Bá Sơn cho rằng: “Phim Việt phải cạnh tranh khốc liệt với phim Hàn Quốc, phim Mỹ trong cuộc đua doanh thu. Nhưng nhìn lại, chúng ta có thể tự hào khi Em chưa 18 doanh thu đạt đến 175 tỷ đồng. Rồi các phim Cô Ba Sài Gòn, Cô gái đến từ hôm qua, Mẹ chồng... đều khiến khán giả nườm nượp kéo đến rạp. Có thể nói, điện ảnh thị trường lúc này đã bắt đầu tập dần với việc cùng lúc gánh hai vai, vừa đảm bảo doanh thu, vừa mang tính định hướng…”.
Phim truyền hình thuần Việt thắng lớn
Cùng lúc giành tới 3 giải Cánh diều vàng 2017, Thương nhớ ở ai đã vượt qua nhiều ứng cử viên nặng ký, ghi dấu ấn mạnh mẽ với dòng phim truyền hình thuần Việt.
Được chuyển thể từ tiểu thuyết Bến không chồng, bộ phim của đạo diễn Lưu Trọng Ninh có nhiều khác biệt so với bản gốc trong cách xây dựng tính cách và số phận nhân vật. Phim lên sóng cũng nhận được những lời khen của khán giả. Nhà biên kịch Thanh Nhã, Trưởng ban giám khảo Phim truyền hình dài tập chia sẻ, đây tuy không phải là một hạng mục quan trọng nhất trong khuôn khổ giải Cánh diều, nhưng nó luôn được chú ý bởi tính phổ biến của tác phẩm trong đời sống xã hội, luôn có giá trị phản ánh một số xu hướng quan tâm của công chúng và sự định hướng thẩm mỹ của xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.
Bên cạnh các phim được làm từ kịch bản trong nước, các phim Việt hóa cũng xuất hiện với sức hút không hề nhỏ. Trong 5 phim có 2 phim Việt hóa là Sống chung với mẹ chồng và Người phán xử. Ở thời điểm 2 phim này lên sóng, sức hút và sự quan tâm của khán giả là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, đáng nuối tiếc khi cả 2 bộ phim khép lại với những cái kết thiếu nhân văn. Điều này cho thấy, dù kịch bản đầy ắp những tình tiết gay cấn nhưng điều khán giả Việt mong muốn là được thấy sự tha thứ hay lối thoát nhân văn cho nhân vật. Ở khía cạnh này, quá trình Việt hóa của 2 bộ phim không thực sự hoàn hảo. Có lẽ chính vì thế, Thương nhớ ở ai với bối cảnh được xây dựng công phu và trên hết là câu chuyện đầy chân thực về số phận của những phụ nữ nông thôn đã giành chiến thắng áp đảo với giải Phim truyền hình xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc (NSƯT Lưu Trọng Ninh - Bùi Thọ Thịnh), Quay phim xuất sắc (NSƯT Hoàng Tích Thiện) và Nam diễn viên phụ xuất sắc (Jimmy Khánh - vai Đột). Cùng với Thương nhớ ở ai, một phim truyền hình thuần Việt khác là Lặng yên dưới vực sâu do VFC sản xuất cũng giành được Cánh diều bạc.
Cũng trong hạng mục phim truyền hình, bộ phim “bom tấn” Người phán xử dù gây được nhiều ảnh hưởng, nhưng do phim mua kịch bản nước ngoài, theo quy chế của giải Cánh diều 2017, không được xét giải Cánh diều vàng cho phim. Tuy nhiên, với dàn diễn viên tốt, phim cũng giành được 2 giải Nam/Nữ diễn viên phụ xuất sắc, dành cho NSƯT Trung Anh (Lương Bổng) và Thanh Hương (Phan Hương).
Cánh diều 2017 đã khép lại với một mùa giải bình yên, song theo nhìn nhận của một số người tâm huyết với nghề, cần phải có sự rạch ròi hơn nữa trong các tiêu chí xét giải để thu hút sự tham gia của nhiều bộ phim hơn trong cuộc chơi mang tính nghề nghiệp này.
Phim nội dần có chỗ đứng
Năm nay là năm đầu tiên giải thưởng thường niên của Hội Điện ảnh Việt Nam đưa dòng phim remake vào xét giải, với mong muốn có thể đem lại bức tranh toàn diện hơn về điện ảnh nước nhà. Tuy nhiên, số lượng phim dự thi ở thể loại này chỉ chiếm 4/13 phim tranh giải và vì không có tác phẩm nào vượt trội nên các giải thưởng lớn đều rơi vào tay phim “nội”. Giải thưởng được mong chờ nhất hạng mục Phim điện ảnh xuất sắc nhất đã được trao cho Cô Ba Sài Gòn (đạo diễn Lộc Trần - Kay Nguyễn). Đây không phải là một kết quả quá bất ngờ đối với khán giả bởi phim không chỉ đem đến cho điện ảnh trong nước một màu sắc mới mà còn lan tỏa một trào lưu mới, hiệu ứng xã hội tích cực.
Ở thể loại phim điện ảnh, năm nay có 13 phim gửi về tranh giải và cả 13 phim đều được đề cử. Trong số đó, Em chưa 18, Cô gái đến từ hôm qua, Cô Ba Sài Gòn là những bộ phim được đánh giá cao nhất. Em chưa 18 là phim được khán giả kỳ vọng nhất sau khi tạo ra cơn sốt phòng vé năm 2017. Tuy nhiên, giải thưởng Cánh diều vàng cuối cùng lại gọi tên Cô Ba Sài Gòn. Theo đánh giá của nhiều người yêu điện ảnh, Cô Ba Sài Gòn chưa hẳn là phim có tính nghệ thuật nhất, nhưng là một phim tròn trịa, vừa đáp ứng được thị hiếu của khán giả lại vừa mang đậm bản sắc dân tộc. Đó là cái khó mà không phải phim nào ra rạp ở thời điểm này cũng có được. Phim không chỉ hay về phần nhìn mà còn hay về thông điệp truyền tải, vượt lên yếu tố giải trí để tạo được những giá trị văn hóa và lịch sử.
Cùng chung nhận định này, đạo diễn Đào Bá Sơn cho rằng: “Phim Việt phải cạnh tranh khốc liệt với phim Hàn Quốc, phim Mỹ trong cuộc đua doanh thu. Nhưng nhìn lại, chúng ta có thể tự hào khi Em chưa 18 doanh thu đạt đến 175 tỷ đồng. Rồi các phim Cô Ba Sài Gòn, Cô gái đến từ hôm qua, Mẹ chồng... đều khiến khán giả nườm nượp kéo đến rạp. Có thể nói, điện ảnh thị trường lúc này đã bắt đầu tập dần với việc cùng lúc gánh hai vai, vừa đảm bảo doanh thu, vừa mang tính định hướng…”.
Phim truyền hình thuần Việt thắng lớn
Cùng lúc giành tới 3 giải Cánh diều vàng 2017, Thương nhớ ở ai đã vượt qua nhiều ứng cử viên nặng ký, ghi dấu ấn mạnh mẽ với dòng phim truyền hình thuần Việt.
Được chuyển thể từ tiểu thuyết Bến không chồng, bộ phim của đạo diễn Lưu Trọng Ninh có nhiều khác biệt so với bản gốc trong cách xây dựng tính cách và số phận nhân vật. Phim lên sóng cũng nhận được những lời khen của khán giả. Nhà biên kịch Thanh Nhã, Trưởng ban giám khảo Phim truyền hình dài tập chia sẻ, đây tuy không phải là một hạng mục quan trọng nhất trong khuôn khổ giải Cánh diều, nhưng nó luôn được chú ý bởi tính phổ biến của tác phẩm trong đời sống xã hội, luôn có giá trị phản ánh một số xu hướng quan tâm của công chúng và sự định hướng thẩm mỹ của xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.
Bên cạnh các phim được làm từ kịch bản trong nước, các phim Việt hóa cũng xuất hiện với sức hút không hề nhỏ. Trong 5 phim có 2 phim Việt hóa là Sống chung với mẹ chồng và Người phán xử. Ở thời điểm 2 phim này lên sóng, sức hút và sự quan tâm của khán giả là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, đáng nuối tiếc khi cả 2 bộ phim khép lại với những cái kết thiếu nhân văn. Điều này cho thấy, dù kịch bản đầy ắp những tình tiết gay cấn nhưng điều khán giả Việt mong muốn là được thấy sự tha thứ hay lối thoát nhân văn cho nhân vật. Ở khía cạnh này, quá trình Việt hóa của 2 bộ phim không thực sự hoàn hảo. Có lẽ chính vì thế, Thương nhớ ở ai với bối cảnh được xây dựng công phu và trên hết là câu chuyện đầy chân thực về số phận của những phụ nữ nông thôn đã giành chiến thắng áp đảo với giải Phim truyền hình xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc (NSƯT Lưu Trọng Ninh - Bùi Thọ Thịnh), Quay phim xuất sắc (NSƯT Hoàng Tích Thiện) và Nam diễn viên phụ xuất sắc (Jimmy Khánh - vai Đột). Cùng với Thương nhớ ở ai, một phim truyền hình thuần Việt khác là Lặng yên dưới vực sâu do VFC sản xuất cũng giành được Cánh diều bạc.
Cũng trong hạng mục phim truyền hình, bộ phim “bom tấn” Người phán xử dù gây được nhiều ảnh hưởng, nhưng do phim mua kịch bản nước ngoài, theo quy chế của giải Cánh diều 2017, không được xét giải Cánh diều vàng cho phim. Tuy nhiên, với dàn diễn viên tốt, phim cũng giành được 2 giải Nam/Nữ diễn viên phụ xuất sắc, dành cho NSƯT Trung Anh (Lương Bổng) và Thanh Hương (Phan Hương).
Cánh diều 2017 đã khép lại với một mùa giải bình yên, song theo nhìn nhận của một số người tâm huyết với nghề, cần phải có sự rạch ròi hơn nữa trong các tiêu chí xét giải để thu hút sự tham gia của nhiều bộ phim hơn trong cuộc chơi mang tính nghề nghiệp này.
Nhà biên kịch Hồng Ngát phát biểu: “Các phim năm nay khẳng định phim Việt hoàn toàn có thể chống đỡ trước làn sóng phim nước ngoài. Có nhiều phim giàu tính giải trí nhưng vẫn thành công về mặt nghệ thuật. Điều đó chứng tỏ các nhà sản xuất vừa phải đón đầu thị trường, vừa đảm bảo yếu tố nghệ thuật”.