Chú ý khu vực nguy cơ cao
“Lá phổi xanh” của thành phố - rừng ngập mặn Cần Giờ - khu dự trữ sinh quyển có tổng diện tích 75.740ha; trong đó, vùng lõi chiếm 4.721ha, vùng đệm có diện tích 41.139ha và vùng chuyển tiếp 29.880ha. Do là vùng rừng ngập mặn nên cũng hạn chế phần nào các vụ cháy xảy ra. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà các lực lượng bảo vệ lơ là trong việc phòng cháy. Họ vẫn liên tục tuần tra để sớm phát hiện sự cố và xử lý.
Khu vực rừng phòng hộ ở phường Long Bình (quận 9) và các đồng cỏ khô, rừng phân tán tại các quận huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi… là những nơi rất đáng quan tâm. Chỉ tính riêng huyện Bình Chánh có hơn 1.000ha đất lâm nghiệp, chủ yếu tập trung tại 2 xã Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân. Diện tích rừng trồng sản xuất chiếm gần 800ha; rừng phòng hộ hơn 250ha và đất rừng đặc dụng gần 30ha. Khu vực trồng keo lá tràm phân bố ở xã Lê Minh Xuân có nguy cơ cháy rất cao trong mùa khô. Theo thống kê, toàn thành phố còn 19 phường xã có đồng cỏ khô. Đây là khu vực đang quy hoạch hay đã quy hoạch thực hiện dự án nhưng chủ đầu tư chưa xây dựng.
Trong thời tiết diễn biến cực đoan, chỉ cần một mồi lửa, cỏ khô sẽ bốc cháy dữ dội. Còn nhớ các vụ cháy cỏ khô ở khu nhà tạm đường Phạm Hùng (nối dài) thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh hay trên đường Lã Xuân Oai, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9. Các vụ này tuy gây thiệt hại không lớn, nhưng đã khiến hàng ngàn hộ dân ở khu vực đó phải sơ tán người và tài sản về khu vực an toàn. Gió lớn, tàn lửa bay xa làm người dân quanh đó thấp thỏm lo sợ.
Nỗi lo cỏ cháy
Ông Nguyễn Danh Thành, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC huyện Nhà Bè, cho biết: “Chữa cháy đồng cỏ khô cũng cấp tập và hiểm nguy không khác chữa cháy ở các khu dân cư hay trung tâm thương mại. Bởi lẽ, khói nhiều và tàn lửa bay rất xa. Nhiều lần, ban chỉ huy chúng tôi phải chỉ đạo anh em cơ động liên tục về phía trên gió để tránh thương tích và phương tiện cũng cơ động theo để tránh thiệt hại. Tuy cháy cỏ khô không thiệt hại nghiêm trọng nhưng việc chữa cháy thường kéo dài. Chúng tôi phải dập tắt hoàn toàn để tránh việc bùng cháy trở lại”.
Theo Chi cục Kiểm lâm TPHCM, các năm qua, trên địa bàn TPHCM không xảy ra cháy rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 16% diện tích tự nhiên; trong đó, rừng phòng hộ môi trường lại nằm trong vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao. Do vậy, việc chủ động phòng chống cháy rừng, cỏ khô ở rừng phân tán cũng cần được tăng cường.
Nguyên nhân cháy rừng, cỏ khô ngoài yếu tố tự nhiên còn do ý thức của con người. Qua điều tra, nhiều vụ cháy xảy ra ngoài nguyên nhân do vứt tàn thuốc lá, lơ là khi sử dụng nguồn lửa, còn nguyên nhân đáng quan tâm hơn là do chủ đất đốt cỏ để khai quang. Thiếu tá La Thanh Lắm, Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC huyện Nhà Bè, nhấn mạnh: “Vấn đề khai quang đất, đòi hỏi chủ đầu tư và chính quyền địa phương phải có giải pháp cắt cỏ, diệt cỏ. Không vì sợ tốn kinh phí mà chọn phương án đốt cỏ như vậy. Người dân hay doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc chủ động phòng ngừa cháy lan khi đốt cỏ. Đừng để chuyện đã rồi, hậu quả sẽ khó lường!”
“Lá phổi xanh” của thành phố - rừng ngập mặn Cần Giờ - khu dự trữ sinh quyển có tổng diện tích 75.740ha; trong đó, vùng lõi chiếm 4.721ha, vùng đệm có diện tích 41.139ha và vùng chuyển tiếp 29.880ha. Do là vùng rừng ngập mặn nên cũng hạn chế phần nào các vụ cháy xảy ra. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà các lực lượng bảo vệ lơ là trong việc phòng cháy. Họ vẫn liên tục tuần tra để sớm phát hiện sự cố và xử lý.
Khu vực rừng phòng hộ ở phường Long Bình (quận 9) và các đồng cỏ khô, rừng phân tán tại các quận huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi… là những nơi rất đáng quan tâm. Chỉ tính riêng huyện Bình Chánh có hơn 1.000ha đất lâm nghiệp, chủ yếu tập trung tại 2 xã Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân. Diện tích rừng trồng sản xuất chiếm gần 800ha; rừng phòng hộ hơn 250ha và đất rừng đặc dụng gần 30ha. Khu vực trồng keo lá tràm phân bố ở xã Lê Minh Xuân có nguy cơ cháy rất cao trong mùa khô. Theo thống kê, toàn thành phố còn 19 phường xã có đồng cỏ khô. Đây là khu vực đang quy hoạch hay đã quy hoạch thực hiện dự án nhưng chủ đầu tư chưa xây dựng.
Trong thời tiết diễn biến cực đoan, chỉ cần một mồi lửa, cỏ khô sẽ bốc cháy dữ dội. Còn nhớ các vụ cháy cỏ khô ở khu nhà tạm đường Phạm Hùng (nối dài) thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh hay trên đường Lã Xuân Oai, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9. Các vụ này tuy gây thiệt hại không lớn, nhưng đã khiến hàng ngàn hộ dân ở khu vực đó phải sơ tán người và tài sản về khu vực an toàn. Gió lớn, tàn lửa bay xa làm người dân quanh đó thấp thỏm lo sợ.
Nỗi lo cỏ cháy
Ông Nguyễn Danh Thành, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC huyện Nhà Bè, cho biết: “Chữa cháy đồng cỏ khô cũng cấp tập và hiểm nguy không khác chữa cháy ở các khu dân cư hay trung tâm thương mại. Bởi lẽ, khói nhiều và tàn lửa bay rất xa. Nhiều lần, ban chỉ huy chúng tôi phải chỉ đạo anh em cơ động liên tục về phía trên gió để tránh thương tích và phương tiện cũng cơ động theo để tránh thiệt hại. Tuy cháy cỏ khô không thiệt hại nghiêm trọng nhưng việc chữa cháy thường kéo dài. Chúng tôi phải dập tắt hoàn toàn để tránh việc bùng cháy trở lại”.
Theo Chi cục Kiểm lâm TPHCM, các năm qua, trên địa bàn TPHCM không xảy ra cháy rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 16% diện tích tự nhiên; trong đó, rừng phòng hộ môi trường lại nằm trong vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao. Do vậy, việc chủ động phòng chống cháy rừng, cỏ khô ở rừng phân tán cũng cần được tăng cường.
Nguyên nhân cháy rừng, cỏ khô ngoài yếu tố tự nhiên còn do ý thức của con người. Qua điều tra, nhiều vụ cháy xảy ra ngoài nguyên nhân do vứt tàn thuốc lá, lơ là khi sử dụng nguồn lửa, còn nguyên nhân đáng quan tâm hơn là do chủ đất đốt cỏ để khai quang. Thiếu tá La Thanh Lắm, Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC huyện Nhà Bè, nhấn mạnh: “Vấn đề khai quang đất, đòi hỏi chủ đầu tư và chính quyền địa phương phải có giải pháp cắt cỏ, diệt cỏ. Không vì sợ tốn kinh phí mà chọn phương án đốt cỏ như vậy. Người dân hay doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc chủ động phòng ngừa cháy lan khi đốt cỏ. Đừng để chuyện đã rồi, hậu quả sẽ khó lường!”