Nỗ lực tăng trường, lớp
Ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng GD-ĐT quận Gò Vấp, cho biết năm học 2021-2022, địa phương không có trường học mới đưa vào sử dụng ở cả 3 bậc mầm non, tiểu học và THCS, chỉ bổ sung thêm 12 phòng học tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (phường 16) để tăng thêm chỗ học cho học sinh. Như vậy, trong năm học tới, Gò Vấp vẫn còn 2 phường chưa có trường tiểu học công lập là phường 9 và phường 12.
“Chúng tôi đang xin ý kiến UBND TPHCM về giảm quy mô xây dựng trường để sớm có trường tiểu học giải quyết nhu cầu về chỗ học cho người dân”, ông Thủy bày tỏ.
Thời điểm hiện tại, toàn quận có 74% học sinh lớp 1 và 90% học sinh lớp 6 được học 2 buổi/ngày. Năm học tới, địa phương phấn đấu duy trì tỷ lệ học sinh lớp 1 và lớp 6 được học 2 buổi/ngày, đồng thời có 68% học sinh các khối 2, 3, 4, 5 được học 2 buổi/ngày.
Lãnh đạo phòng GD-ĐT thông tin, các trường học trên địa bàn đều tận dụng tối đa cơ sở vật chất, tổ chức dạy học ngày thứ bảy, tăng cường liên kết với nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa, trung tâm thể dục thể thao để giảm áp lực về phòng ốc, dạy các môn năng khiếu, giáo dục thể chất và hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Theo kế hoạch tuyển sinh đầu cấp, tất cả học sinh thuộc diện tạm trú và nhập hộ khẩu trước ngày 1-4-2021 sẽ được phân tuyến vào các trường học trên địa bàn.
Tương tự, tại huyện Bình Chánh, tỷ lệ tăng dân số cơ học hàng năm khá cao (hơn 13,6%) dẫn đến tổng số học sinh tăng thêm ở các bậc học trên 4.000 em.
Ông Nguyễn Trí Dũng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh, cho biết, hiện nay 2 xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B vẫn “nóng” về giải quyết chỗ học cho người dân. Tính đến giữa tháng 3-2021, toàn huyện còn 7 trường tiểu học chưa tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh lớp 1 do không đủ phòng ốc, sĩ số học sinh/lớp, số lớp/trường còn cao so với quy định.
Năm học 2021-2022, huyện Bình Chánh dự kiến đưa vào sử dụng thêm 1 trường tiểu học nhưng chưa giải quyết được tình trạng thiếu trường lớp cục bộ tại địa phương.
Tại quận 12, năm học 2020-2021, quận ưu tiên giải quyết chỗ học cho 11.800 học sinh lớp 1, tuy nhiên tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày mới đạt hơn 38%. Dự kiến năm học tới, quận không có trường tiểu học mới đưa vào sử dụng, trong khi đó phải tiếp tục ưu tiên phòng học cho học sinh lớp 2 thực hiện cuốn chiếu CT GDPT 2018.
Một cán bộ phòng GD-ĐT quận này dự báo, tỷ lệ học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày trong năm học tới sẽ thấp hơn năm học 2020-2021. Riêng đối với lớp 6, năm học 2021-2022, toàn quận có 6.600 học sinh lớp 5 lên lớp 6 nhưng chỉ có thêm một trường THCS mới đưa vào sử dụng, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày chưa đến 18%.
Trước mắt, quận sẽ ưu tiên phòng học cho lớp 6, phấn đấu có 25% học sinh được học 2 buổi/ngày, số còn lại sẽ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và hơn 5 buổi/tuần (dạy học thứ bảy) để đảm bảo yêu cầu của chương trình mới.
Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2021-2022 do UBND TPHCM ban hành cuối tháng 3-2020 ghi rõ, năm học 2021-2022, thành phố đảm bảo 100% học sinh lớp 1, lớp 2 và khuyến khích học sinh lớp 6 được học 2 buổi/ngày để thực hiện CT GDPT 2018, đồng thời xây dựng kế hoạch những năm tiếp theo cho các lớp còn lại cũng được học 2 buổi/ngày. Cũng trong năm học này, thành phố tiếp tục đảm bảo đủ chỗ học cho con em người dân TP, đặc biệt là con em gia đình chính sách, gia đình nghèo, công nhân, thực hiện tốt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục bậc trung học. |
Đẩy mạnh tuyển sinh trực tuyến
Năm học 2021-2022, bên cạnh hình thức tuyển sinh trực tiếp, nhiều quận, huyện và TP Thủ Đức đẩy mạnh tuyển sinh trực tuyến, phụ huynh đăng ký chỗ học thông qua phần mềm tuyển sinh của phòng GD-ĐT.
Dựa trên đăng ký của người dân, phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận, huyện phân tuyến học sinh theo địa bàn. Kết quả tuyển sinh sẽ được thông báo công khai trên website của phòng GD-ĐT, trường học hoặc gửi tin nhắn điện thoại cho phụ huynh.
Đơn cử, tại TP Thủ Đức, ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng phòng GD-ĐT TP Thủ Đức, thông tin, hiện nay 34 phường trên địa bàn đã hoàn tất rà soát, điều tra số liệu học sinh đầu cấp năm học 2021 - 2022. Đối với tuyển sinh lớp 1 và lớp 6, địa phương sẽ thực hiện tuyển sinh trực tuyến. Những trường hợp gặp khó khăn khi làm thủ tục trực tuyến, phụ huynh sẽ được hỗ trợ nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân.
Tương tự, tại quận 8, năm học 2020-2021, quận đã triển khai phần mềm trực tuyến tuyển sinh đầu cấp đối với lớp 6. Năm học tới, phần mềm tiếp tục cải tiến, dự kiến thực hiện đối với tuyển sinh lớp 1.
“Để tạo thuận lợi cho phụ huynh trong việc thực hiện các thủ tục tuyển sinh đầu cấp, quận sẽ tiến hành song song 2 hình thức đăng ký trực tiếp và trực tuyến”, ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD-ĐT quận 8, cho biết.
Tại quận Tân Bình, năm học 2021-2022 là năm thứ ba thực hiện tuyển sinh trực tuyến. Phụ huynh có thể theo dõi thông tin tuyển sinh trên website của các trường học, thuận tiện cho việc đăng ký và theo dõi kết quả tuyển sinh. Tuy nhiên, hiện nay theo lãnh đạo một số trường học, vẫn còn tình trạng phụ huynh chưa quen với hình thức tuyển sinh trực tuyến. Do đó, hàng năm khi triển khai kế hoạch tuyển sinh đầu cấp, các quận, huyện đều chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh, từng bước “công nghệ thông tin hóa” quy trình đăng ký.
* Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT quận 12: |