Tác động đến cộng đồng doanh nghiệp Mỹ
Trong một bài viết, tờ Nhân dân Nhật báo ngày 8-4 khẳng định Bắc Kinh “kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, trong đó có giới công nghiệp và thương mại Mỹ, đưa ra các biện pháp tức thì và hiệu quả cũng như hối thúc Chính phủ Mỹ sửa chữa những sai lầm” trong cuộc đối đầu thương mại với Trung Quốc. Theo báo trên, các doanh nghiệp và ngành nghề Trung Quốc sẽ chung tay ủng hộ bất cứ hành động nào của chính phủ nhằm đối phó đợt áp thuế bổ sung này của Washington.
Cùng ngày, cư dân mạng tại Trung Quốc đã phát động chiến dịch tẩy chay các sản phẩm của Mỹ. Theo báo Nikkei Asian Review, từ iPhone của Apple, General Motor cho đến các hệ thống bán lẻ trực tuyến của Starbucks, Walmart đều nằm trong “tầm ngắm” tẩy chay. Hiện tại, dù chưa có dấu hiệu nào cho thấy doanh thu thực tế của các doanh nghiệp Mỹ bị ảnh hưởng, nhưng có sự quan ngại về tác động tiềm tàng tương tự từ hành động tẩy chay của người tiêu dùng Trung Quốc đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc trong vụ Bắc Kinh phản đối Seoul triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa với Mỹ. Khi đó, doanh số của Hyundai Motors của Hàn Quốc tại Trung Quốc giảm gần một nửa và tập đoàn Lotte phải tạm thời đóng cửa cho đến hiện nay.
Những động thái trên diễn ra sau khi ngày 6-4 vừa qua, Trung Quốc cảnh báo đã chuẩn bị đầy đủ các biện pháp thương mại mới nhằm đáp trả mạnh mẽ nếu Tổng thống Donald Trump tiến hành việc áp thuế bổ sung trị giá 100 tỷ USD, đồng thời đâm đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), qua đó kích hoạt khoảng thời gian 60 ngày để 2 nước giải quyết vấn đề này.
Trung Quốc được thiên vị?
Trước đó, ngày 7-4, trên trang mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phàn nàn về những hoạt động thương mại “không công bằng” mà Trung Quốc đang thực hiện với Mỹ, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh gỡ bỏ các rào cản thương mại. Theo ông Trump, Mỹ đang mất 500 tỷ USD/ năm nhưng không giải thích rõ về thông tin trên, trong khi theo số liệu của Mỹ, thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc trong năm 2017 là 375 tỷ USD. Ông Trump cũng đã chỉ trích WTO, cho rằng cơ quan thương mại quốc tế này “không công bằng” với Mỹ trong khi trao cho Trung Quốc “những đặc quyền và lợi thế to lớn”. Ông Trump cũng không đưa ra bằng chứng hoặc ví dụ cho khẳng định này.
Trong khi đó, đã có những khiếu nại về nông nghiệp Mỹ trên trường quốc tế. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc hồi cuối tháng 3 vừa rồi cho biết các khoản trợ cấp từ Washington đã giúp đậu nành Mỹ có lợi thế cạnh tranh không công bằng khi bán sang Trung Quốc. Hãng tin CNBC dẫn nhận định từ các chuyên gia kinh tế cho hay nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định trợ cấp nhiều hơn nữa cho nông dân Mỹ, điều đó có thể sẽ khiến các nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp khác như Brazil, Liên minh châu Âu (EU) trả đũa bằng cách trợ cấp cho nông dân nước họ và đưa ra những khoản thuế mới đối với nông sản Mỹ. Sẽ có các bên thứ 3 vào cuộc tranh chấp thương mại và các nước đó sẽ khiếu nại WTO.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, trước tiên họ cần phải “xem xét tác động của các biện pháp thuế mới như thế nào và phản ứng của thị trường ra sao” rồi mới quyết định cách bảo vệ nông dân Mỹ khỏi xung đột thương mại”.
Trong một bài viết, tờ Nhân dân Nhật báo ngày 8-4 khẳng định Bắc Kinh “kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, trong đó có giới công nghiệp và thương mại Mỹ, đưa ra các biện pháp tức thì và hiệu quả cũng như hối thúc Chính phủ Mỹ sửa chữa những sai lầm” trong cuộc đối đầu thương mại với Trung Quốc. Theo báo trên, các doanh nghiệp và ngành nghề Trung Quốc sẽ chung tay ủng hộ bất cứ hành động nào của chính phủ nhằm đối phó đợt áp thuế bổ sung này của Washington.
Cùng ngày, cư dân mạng tại Trung Quốc đã phát động chiến dịch tẩy chay các sản phẩm của Mỹ. Theo báo Nikkei Asian Review, từ iPhone của Apple, General Motor cho đến các hệ thống bán lẻ trực tuyến của Starbucks, Walmart đều nằm trong “tầm ngắm” tẩy chay. Hiện tại, dù chưa có dấu hiệu nào cho thấy doanh thu thực tế của các doanh nghiệp Mỹ bị ảnh hưởng, nhưng có sự quan ngại về tác động tiềm tàng tương tự từ hành động tẩy chay của người tiêu dùng Trung Quốc đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc trong vụ Bắc Kinh phản đối Seoul triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa với Mỹ. Khi đó, doanh số của Hyundai Motors của Hàn Quốc tại Trung Quốc giảm gần một nửa và tập đoàn Lotte phải tạm thời đóng cửa cho đến hiện nay.
Những động thái trên diễn ra sau khi ngày 6-4 vừa qua, Trung Quốc cảnh báo đã chuẩn bị đầy đủ các biện pháp thương mại mới nhằm đáp trả mạnh mẽ nếu Tổng thống Donald Trump tiến hành việc áp thuế bổ sung trị giá 100 tỷ USD, đồng thời đâm đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), qua đó kích hoạt khoảng thời gian 60 ngày để 2 nước giải quyết vấn đề này.
Trung Quốc được thiên vị?
Trước đó, ngày 7-4, trên trang mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phàn nàn về những hoạt động thương mại “không công bằng” mà Trung Quốc đang thực hiện với Mỹ, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh gỡ bỏ các rào cản thương mại. Theo ông Trump, Mỹ đang mất 500 tỷ USD/ năm nhưng không giải thích rõ về thông tin trên, trong khi theo số liệu của Mỹ, thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc trong năm 2017 là 375 tỷ USD. Ông Trump cũng đã chỉ trích WTO, cho rằng cơ quan thương mại quốc tế này “không công bằng” với Mỹ trong khi trao cho Trung Quốc “những đặc quyền và lợi thế to lớn”. Ông Trump cũng không đưa ra bằng chứng hoặc ví dụ cho khẳng định này.
Trong khi đó, đã có những khiếu nại về nông nghiệp Mỹ trên trường quốc tế. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc hồi cuối tháng 3 vừa rồi cho biết các khoản trợ cấp từ Washington đã giúp đậu nành Mỹ có lợi thế cạnh tranh không công bằng khi bán sang Trung Quốc. Hãng tin CNBC dẫn nhận định từ các chuyên gia kinh tế cho hay nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định trợ cấp nhiều hơn nữa cho nông dân Mỹ, điều đó có thể sẽ khiến các nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp khác như Brazil, Liên minh châu Âu (EU) trả đũa bằng cách trợ cấp cho nông dân nước họ và đưa ra những khoản thuế mới đối với nông sản Mỹ. Sẽ có các bên thứ 3 vào cuộc tranh chấp thương mại và các nước đó sẽ khiếu nại WTO.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, trước tiên họ cần phải “xem xét tác động của các biện pháp thuế mới như thế nào và phản ứng của thị trường ra sao” rồi mới quyết định cách bảo vệ nông dân Mỹ khỏi xung đột thương mại”.